Cấu Tạo Bể Phốt 3 Ngăn Tự Hoại Và Nguyên Lý Hoạt động
Có thể bạn quan tâm
Nội Dung
- 1 Cấu tạo của bể phốt 3 ngăn tự hoại
- 2 Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn tự hoại
- 3 Cách xây dựng các hầm bể phốt 3 ngăn tự hoại phổ biến nhất
- 3.1 Bể phốt xây bằng gạch
- 3.2 Bể phốt làm từ bê tông, cốt thép đúc sẵn khối
- 3.3 Các ống dẫn nước ra, vào giữa các ngăn của bể
- 4 Cần lưu ý gì khi thiết kế và xây dựng bể phốt tự hoại 3 ngăn
- 5 Một số hình ảnh bể phốt ngoài thực tế
Ngày nay, bể phốt đã trở thành một thành phần quan trọng không thể thiếu trong kiến trúc của các công trình. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ nguyên lý, cấu tạo bể phốt 3 ngăn tự hoại. Vậy hãy cùng Công ty cổ phần môi trường Đông Đô tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Cấu tạo của bể phốt 3 ngăn tự hoại
Trong thiết kế nhà hay các công trình, thường bể phốt 3 ngăn thường được đặt ngay dưới nền móng nhà. Có cấu tạo bể phốt gồm 3 ngăn, được phân chia làm 2 cách:
– 1 chứa + 1 lắng + 1 lọc
– 1 chứa + 2 lắng
Mỗi ngăn có 1 chức năng riêng để phù hợp với việc xử lý chất thải tự hoại:
– Ngăn chứa: Ở ngăn này sẽ chứa các chất thải được xả ra để phân hủy thành bùn. Với những chất khó phân hủy sẽ đọng lại ở ngăn chứa. Trong 3 ngăn thì ngăn chứa có diện tích được thiết kế lớn nhất.
– Ngăn lọc: Với ngăn lọc có tác dụng lọc các chất thải đã được xử lý ở ngăn chứa nhưng ở còn đang lơ lửng. Thể tích ngăn lọc bằng ¼ thể tích tổng thể của bể phốt.
– Ngăn lắng: Ngăn lắng sẽ chứa các chất ko thể phân hủy được. Thể tích ngăn lắng cũng bằng ¼ thể tích tổng thể của bể phốt.
Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn tự hoại
Về nguyên lý hoạt động của bể phốt: Chất thải sau khi được xả nước sẽ trôi vào ngăn chứa. Sau đó các chất thải này sẽ bị phân hủy thành bùn cặn bởi vi khuẩn kỵ khí cũng như các loại nấm men có trong bể phốt. Với các chất không tan thì sẽ chuyển dần sang bể lắng. Khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, thời gian lưu nước, vi khuẩn có trong bể sẽ chuyển thành chất khí như CH4; Co2; H2S; NH3. Tóm lại, bể phốt có tác dụng phân hủy chất thải thành: dạng khí hoặc dạng bùn cặn. Với các chất thải được chuyển hóa thành bùn cặn sẽ được chuyển ra ngoài khi thực hiện hút bể phốt.
Cách xây dựng các hầm bể phốt 3 ngăn tự hoại phổ biến nhất
Từ cấu tạo bể phốt, chắc hẳn các bạn cũng có thể hình dung ra cách xây dựng bể phốt 3 năng tự hoại như thế nào. Để cụ thể hơn, hãy cùng Đông Đô tìm hiểu qua nội dung dưới đây:
Bể phốt xây bằng gạch
Với các bể phốt xây bằng gạch thì phải xây bằng tường đôi có độ dày từ 220mm trở lên. Để xây được tường có độ dày như vậy, bạn hãy xếp gạch một hàng dọc lại tiếp tục một hàng ngang. Yêu cầu phải xây bằng gạch đặc có mác 75 và vữa xi măng; cát vàng với mác là 75; mạch vữa phải no, miết kỹ, dày đều.
Sau khi xây xong, toàn bộ bể phốt phải được trét vữa xi măng cát vàng mác 75 có độ dày 20mm, được chia làm 2 lớp đó là: lớp đầu có độ dày 10mm có khía bay; lớp ngoài có độ dày 10mm; trát vữa phải miết thật kỹ; phía ngoài cùng đánh màu xi măng nguyên chất để chống thấm. Tại các góc bể yêu cầu phải được trét nguýt góc. Đặt các tấm lưới thép có kích thước 10x10mm chống thấm và chống nút vào trong lớp vữa khi trát mặt trong tường của bể; một phần lưới đặt nằm trên đáy bể từ 200mm trở lên.
Nếu bể phốt có mực nước ngầm cao, bạn hãy chèn thêm ít nhất một lớp đất sét lên xung quanh bể. Đáy của bể phốt phải được làm bằng bê tông liền khối, chiều cao tối thiểu là 100mm để chống thấm.
Bể phốt làm từ bê tông, cốt thép đúc sẵn khối
Nếu bạn làm bể phốt bê tông cho công trình thì yêu cầu bê tông cốt thép với mác bê tông tiêu chuẩn là 200; bể phải được chống thấm và bọc bên ngoài bằng gioăng cao su ở các vị trí lắp và đường nối các ống qua các ngăn bể. Trong quá trình thiết kế, bạn cũng nên lưu ý đặt các đường ống dẫn nước vào ra sao cho chúng so le với nhau để quãng đường nước chảy trong bể là dài nhất; tránh tình trạng chảy tắt.
Các ống dẫn nước ra, vào giữa các ngăn của bể
Trong thi công bể phốt, thiết kế các ống dẫn nước ra vào giữa các ngăn bể đóng vai trò quan trọng. Ống dẫn chất thải ra vào bể nên chọn các loại ống hình chữ T có đường kính tối thiểu 100mm. Nên đặt các ống so le nhau sao cho quãng đường nước chảy trong bể dài nhất. Với các đoạn ống dẫn nước thải trước khi vào bể chứa nên đặt nằm ngang; độ dốc ~ 2%; chiều dài không quá 12m. Các đoạn ống mà thông các ngăn của bể tự hoại với nhau; nên chọn loại ống chữ L ngược, có đường kính tối thiểu khoảng 100mm. Lưu ý nên đặt ống và lỗ thông trong bể phải cách đáy bể không dưới 500mm; phải cách mặt nước không dưới 300mm.
Cần lưu ý gì khi thiết kế và xây dựng bể phốt tự hoại 3 ngăn
Khi thiết kế và xây dựng bể phốt tự hoại 3 ngăn cần lưu ý:
– Tuyệt đối không được để hổng một chi tiết hoặc kẽ hở nào vì sẽ làm mất an toàn cho toàn bộ kết cấu của bể.
– Trong xây dựng bể nên chọn loại xi măng chuyên dụng để xây dựng bể tự hoại.
– Luôn giữ được khoảng cách từ đáy của hầm cho tới bề mặt của mực nước đảm bảo cao hơn 1,2m
– Khi đổ đáy của bể phốt, đội dày tối thiểu là 15cm; phải sử dụng loại bê tông có mac 200.
– Đổ thành bể bằng bê tông hoặc xây gạch tùy thuộc vào kinh tế
Một số hình ảnh bể phốt ngoài thực tế
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến cấu tạo bể phốt cũng như nguyên lý hoạt động, cách xây dựng bể phốt 3 ngăn là Đông Đô muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng bài chia sẻ của chúng tôi đã đem đến cho bạn thông tin hưu ích.
Từ khóa » Thép đáy Bể Phốt
-
Bản Vẽ Chi Tiết Cấu Tạo Bể Phốt Tự Hoại 3 Ngăn Cho Nhà Dân
-
Sơ đồ Bản Vẽ Cấu Tạo Bể Tự Hoại 3 Ngăn Chi Tiết Dễ áp Dụng Nhất
-
Cấu Tạo Bể Phốt 3 Ngăn - Sơ đồ Bản Vẽ Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Bể Tự Hoại 3 Ngăn – Cấu Tạo, Cách Xây Dựng, Bản Vẽ Cad Chi Tiết
-
Cấu Tạo Bể Phốt 3 Ngăn – Nguyên Lý Hoạt động Và Sơ đồ Bản Vẽ
-
Hướng Dẫn Cách Xây Bể Phốt 2, 3 Ngăn Đúng Tiêu Chuẩn
-
Bể Tự Hoại 3 Ngăn – Cấu Tạo, Nguyên Lý Và Cách Xây Dựng
-
Bản Vẽ Bể Phốt 3 Ngăn đơn Giản Mới Nhất 2021 - Bình An
-
Thép Bể Phốt - Powered By Discuz! - Xaydung360
-
CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA BỂ PHỐT - Kỹ Sư M&E
-
Bản Vẽ Bể Tự Hoại 3 Ngăn Chi Tiết Dễ áp Dụng Nhất
-
Cấu Tạo Bể Phốt 3 Ngăn Và Cách đặt ống Bể Phốt đúng Tiêu Chuẩn
-
Bể Phốt Là Gì? Cấu Tạo Của Bể Phốt 3 Ngăn Và 2 Ngăn