Cấu Tạo Bình Tích áp? Công Dụng Và Nguyên Lý Bình Tích áp
Bình tích áp, bình điều áp hay bình tăng áp là thiết bị thường được dùng với mục đích tích trữ năng lượng, điều hòa hệ thống áp lực. Hiện nay bình tích áp được sử dụng rất phổ biến trong đời sống. Nhất là trong việc cấp nước lên cao tại các khu công nghiệp hay khu chung cư. Tại những khu vực đó việc cấp nước là vô cùng quan trọng, đòi hỏi nguồn cung cấp nước lưu thông phải luôn luôn ổn định. Cấu tạo bình tích áp như thế nào? Công dụng và nguyên lý bình tích áp.
Cấu tạo bình tích áp?
Nếu nói đơn giản thì bình tích áp khí nén chỉ bao gồm 2 bộ phận đó là vỏ bình và ruột bình hay còn gọi là lõi bình.
Vỏ bình được các hãng sản xuất chú trọng trong việc chọn vật liệu. Thông thường, người ta thường chọn thép, thép mạ, inox để sản xuất. Tại vì nó sẽ giúp cho thiết bị cứng cáp, chống ăn mòn tốt, hạn chế oxi hóa cũng như an toàn khi có va đập.
Ruột bình (lõi bình) có 2 phần tách biệt: Một là ruột được bọc bằng lớp cao su dày dặn. Nó được bao phủ và bảo vệ bởi một lớp khí ni tơ có áp suất nhất định. Hai là phần kết nối với khí nén vào ra.
Nếu miêu tả một cách chi tiết hơn thì cấu tạo bình tích áp dùng cho khí nén sẽ có cấu tạo phức tạp hơn với nhiều thiết bị như:
+ Mặt bích: Dùng để kết nối lõi bình với kết nối ở bên ngoài. Bên cạnh đó, các mặt bích còn góp phần tạo được độ kín cho bình, ngăn chặn đến mức tối đa các biến dạng ảnh hưởng tới bình.
+ Đồng hồ đo áp suất : Đây là thiết bị được lắp đặt để đo và hiển thị thông số áp suất cho người vận hành dễ dàng quan sát cũng như đảm bảo áp suất ở bên trong bình không vượt áp suất ở ngoài bình.
+ Rơ le áp suất: Nhiệm vụ của rơ le rất đơn giản đó là khi bình rỗng thì tự động bật máy bơm hay máy nén để cung cấp khí vào bên trong ruột. Khi bình đầy, thể tích lớn thì tiến hành ngắt.
+ Ruột bình tích áp: Khách hàng lưu ý, trên lý thuyết một số nhà sản xuất thông báo ruột bình có thể chịu được nhiệt độ 100 độ C. Tuy nhiên, thực tế thì ruột bình chỉ có thể chịu khoảng 70 độ C.
+ Năm đầu ngã nối: Có đến 5 đầu ngã nối được trang bị gắn cho bình tích áp đó là: Nối với ống dẫn khí vào, nối với ống dẫn khí ra, nối với rơ le, nối với đồng đồng hồ đo và một đầu nối với bình. Lựa chọn nối 5 ngã hay nối 3 ngã sẽ phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng.
+ Ngoài ra còn có một số loại van khí khác như: van an toàn, van xả đáy.
Xem thêm: Bình tích áp Aquasystem và những thông tin quan trọng
Công dụng của bình tích áp?
– Điều hòa năng lượng thông qua áp suất và lưu lượng của chất lỏng. Bổ sung lưu lượng chất lỏng làm việc trong trường hợp máy bơm hoạt động thấp hơn tiêu chuẩn.
– Là nguồn cung cấp và đảm bảo cho sự hoạt động trong hệ thống máy bơm nước của hệ thống thủy lực.
– Ổn định áp suất hệ thủy lực, giúp tăng tuổi thọ và bảo vệ máy bơm tránh khỏi những vấn đề kĩ thuật, sự cố có thể xảy ra, giảm thiểu việc xuất hiện sự va đập thủy lực khi ngắt tải.
– Tích trữ năng lượng thủy lực và tạo sự cân bằng giữa trọng tải của hệ và lực sinh ra.
– Trong trường hợp máy bơm làm việc kém, thấp hơn so với tiêu chuẩn thì bình tích áp sẽ bổ sung rò rỉ và lưu lượng của chất lỏng chảy qua.
– Giảm lượng bọt tạo bởi máy bơm, giúp ngăn ngừa va chạm thủy lực, giảm rung xóc và tăng tuổi thọ của máy bơm.
Trên thị trường có một số loại bình tích áp phổ biến cũng như được sử dụng nhiều nhất đó là bình tích áp varem và bình tích áp Aquasystem. Cả hai điều được sản xuất tại Ý và nhập khẩu trực tiếp về Việt Nam.
Xem thêm: bình chứa khí nén
Nguyên lý bình tích áp?
– Bình tích áp có 2 bộ phận chính là ruột bình và vỏ bình, được ngăn cách nhau bởi lớp khí ni-tơ được bơm đầy. Khi máy bơm chưa chạy ruột bình tích áp hoàn toàn rỗng, phần trên chỉ toàn không khí ở trong bình.
– Khi bơm chạy thì nước bắt đầu ùa vào ruột bình và ruột bình to dần lên làm thu hẹp khoảng cách giữa ruột bình và vỏ bình. Do đó, lượng khí này bị nén lại tạo ra lực nén lên ruột bình. Bạn hình dung như cầm tay bóp mạnh chai nước để nước phun ra mạnh hơn, nhanh hơn.
– Khi đạt đến áp suất thiết kế, rơ-le áp lực sẽ làm ngắt máy bơm để bơm dừng cấp nước. Khi người dùng sử dụng nước làm rút bớt nước trong bình, đến một lượng nhất định gây hao hụt áp lực, rơ-le tự ngắt lại hoạt động để máy bơm chạy và bơm nước vào. Chu kỳ bơm – nén – xả sảy ra liên tục như vậy để cấp áp lực cho nước trong đường ống.
Không phải ai cũng biết rõ về công dụng của bình tích áp để lựa chọn cho mình những chiếc bình tích áp chất lượng nhất, việc lựa chọn dựa trên những thương hiệu nổi tiếng có thể khiến các bạn mua phải hàng giả hoặc hàng nhái. Hãy là người tiêu dùng thông minh để lựa chọn một địa chỉ uy tín cung cấp máy xây dựng.Việt Á chính là một đại chỉ bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi có nhu cầu. Tại đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý khách hàng về cách phân biệt hàng giả hàng nhái, tư vấn kỹ thuật cùng cung cấp những mặt hàng chính hãng, đảm bảo chất lượng tốt nhất được kiểm duyệt kỹ càng trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á
- Địa chỉ: Số 4 ngõ 279, Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: 0988 947 064
- Email: maynenkhivieta@gmail.com
- Fanpage: facebook.com/thietbicongnghiepvieta/
- Website: thietbivieta.com
Tìm kiếm nhiều: bảo dưỡng máy nén khí trục vít | sửa máy nén khí tại Hà Nội |mua máy nén khí
Từ khóa » Tích áp
-
Bình Tích áp Là Gì? Công Dụng Bình Tích áp
-
Bình Tích áp Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động? - Long Phát
-
Bình Tích áp Là Gì? Cấu Tạo Nguyên Lý ...
-
Bình Tích áp Trong Hệ Thống Bơm, Lưu ý Quan Trọng Phải Nắm Rõ
-
Bình Tích áp Là Gì? Cấu Tạo Nguyên Lý Hoạt động Của Bình Tích áp
-
Bình Tích áp Khí Nén - Thái Khương Pumps
-
Cài đặt Và điều Chỉnh Bình Tích áp Như Thế Nào?
-
Bình Tích áp Dùng để Làm Gì?
-
Bình Tích áp Tăng áp Lực Nước Chính Hãng, Giá Rẻ Nhất
-
Lựa Chọn Bình Tích áp Dùng Cho Máy Bơm Nước - Varem
-
Bình Tích áp Varem 50 Lít
-
Bình Tích áp Vicky 50L ( 10bar) - Máy Bơm Công Nghiệp
-
Bình Tích áp Là Gì? Cấu Tạo Và Sơ đồ Lắp đặt Bình Tích áp Khí Nén