Cấu Tạo Bộ Lọc Khí Nén Công Nghiệp Và Nguyên Lý Hoạt động

Bộ lọc khí nén công nghiệp là thiết bị không thể thiếu và rất quan trọng trong mọi hệ thống khí nén với nhiệm vụ chính là tọc, tách tạp chất và độ ẩm ra khỏi khí nén, nhờ vậy mà khí nén an toàn hơn, đảm bảo hơn, giúp các thiết bị máy móc không bị han gỉ sau một thời gian dài sử dụng.

cau-tao-bo-loc-khi-nen-cong-nghiep
Bộ lọc tách nước máy nén khí công nghiệp được sử dụng trong các hệ thống khí nén

Bộ lọc khí nén công nghiệp là gì? Có nhiệm vụ ra sao?

Bộ lọc khí nén công nghiệp, bộ lọc tách nước máy nén khí công nghiệp là tên gọi thường được dùng cho các bộ lọc lớn, được kết nối trực tiếp trên các đường ống chính của hệ thống khí nén máy nén khí trục vít, với nhiệm vụ chính là lọc tách tạp chất ra khỏi khí nén, cung cấp nguồn khí nén sạch và khô, bảo vệ các thiết bị khỏi han gỉ.

Cấu tạo bộ lọc khí nén công nghiệp đầy đủ thường bao gồm 3 cốc lọc khí nén: Lọc thô, lọc tinh và siêu tinh với kích thước lọc từ 3 micromet đến 0.01 micromet, một số thương hiệu cao cấp có thêm cốc lọc carbon hoạt tính, chuyên dụng trong y tế thực phẩm.

  • Cốc lọc thô: Thường có kích thước lọc từ 3 – 5 micromet.
  • Cốc lọc tinh: Kích thước lọc 1 micromet.
  • Cốc lọc khí nén siêu tinh: Kích thước lọc 0.01 micromet.

Cấu tạo bộ lọc khí nén công nghiệp và nguyên lý sử dụng

Để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất, bạn cần nắm được nguyên lý hoạt động và cấu tạo bộ lọc khí nén công nghiệp. Dưới đây là một số thông tin ngắn gọn về cấu tạo và nguyên lý hoạt động cùng hình vẽ minh hoạ để bạn có thể dễ dàng hình dung.

cau-tao-bo-loc-khi-nen-cong-nghiep-3
Cấu tạo bộ lọc khí nén công nghiệp và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo bộ lọc khí nén công nghiệp

Cấu tạo bộ lọc khí nén công nghiệp bao gồm bộ phận chính:

  • Đường van đầu ra và đầu vào: Kết nối với đường ống
  • Khoang chứa: Phía trên gắn lõi lọc và phía dưới dùng dể chứa nước đọng rơi xuống
  • Lõi lọc khí nén: Bao gồm các vách ngăn và bộ phận lọc phân tử, thường được làm từ giấy lọc hoặc kim loại, chất liệu có thiết kế dạng lưới.
  • Van xả đáy: Dùng dể xả nước bên trong khoang chứa. Nhiều bộ lọc khí nén người ta thường bỏ bớt bộ phận này để lắp thêm cốc xả tự động nhằm tiết kiệm thời gian khi sử dụng.

Nguyên lý hoạt động của bộ lọc khí nén

Từ cấu tạo bộ lọc tách nước máy nén khí công nghiệp ở trên, bạn có thể dễ dàng hình dung ra nguyên lý hoạt động của thiết bị này, cụ thể:

Khí nén sẽ đi vào thông qua đường van đầu vào, vào bên trong khoang chứa. Tại đây, khí nén di chuyển theo đường xoắn ốc xung quanh và vào bên trong lõi lọc khí nén, các tạp chất cùng hơi nước sẽ bị đọng lại và chảy xuống khoang chứa bên dưới trong khi khí nén sạch sxe thoát ra qua đường van đầu ra.

Khi nước trong khoang chứa đầy cần xả nước để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả lọc sạch của bộ lọc khí nén.

Một số lưu ý khi sử dụng bộ lọc khí công nghiệp

Khi sử dụng bộ lọc khí công nghiệp, bạn cần chú ý một số điều sau để đảm bảo hiệu quả hoạt động luôn ổn định:

cau-tao-bo-loc-khi-nen-cong-nghiep-6

  • Cần phải xả nước dưới khoang chứa một cách kịp thời. Cũng có thể lắp thêm cốc xả tự động để tối ưu hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
  • Nên lắp cốc lọc thô trước máy sấy khí để lọc bớt hơi nước và tạp chất trước khi khí nén vào máy sấy để nâng cao độ bền cho máy sấy khí nén, các cấp lọc còn lại lắp đặt sau máy sấy khí.
  • Lắp chính xác đường kính chân ren của bộ lọc khí.
  • Lõi lọc khí nén cần được thay thế định kỳ: Sau khoảng 1 giờ làm việc hoặc khi áp kế chuyển sang màu đỏ.
  • Nên trang bị thêm áp kế để tiện theo dõi áp lực và tuổi thọ của lõi lọc khí nén.

Trên đây là nhũng thông tin về nguyên lý, cấu tạo bộ lọc khí nen cùng một số lưu ý khi sử dụng. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn!

Mọi câu hỏi và thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 097.369.8910 – 0934.423.166 để được tư vấn!

Từ khóa » Bộ Lọc Khí Nén Công Nghiệp