Cấu Tạo Bộ Ly Hợp ôtô | OTO-HUI - Mạng Xã Hội Chuyên Ngành Ô Tô
Có thể bạn quan tâm
- Home What's new Latest activity Authors
- Cà phê OH
- Diễn đàn
- Diễn đàn
- Hoạt động chuyên môn
- Kỹ thuật sửa chữa các loại xe
- Thảo luận sửa chữa ô tô
khoadongluc
Nothing Is Impossible
Nhân viên Li hợp là gì? li hợp là bộ phận nối trục khuỷu của động cơ (cốt máy) với hệ thống truyền lực nhằm truyền moment một cách êm dịu và cắt truyền động đến hệ thống truyền lực được nhanh, dứt khoát trong những trường hợp cần thiết. Thông thường, li hợp và bánh đà của động cơ được cấu tạo thành một khối có dạng giống hình khối trụ hoặc khối nón. Chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo li hợp nhé Xi lanh cắt ly hợp Xilanh cắt ly hợp làm dịch chuyển pittông bằng áp suất thuỷ lực từ xilanh chính và điều khiển càng cắt ly hợp qua cần đẩy. 1. Xi lanh cắt ly hợp tự điều chỉnh Lò xo côn trong xilanh cắt li hợp luôn luôn ép cần đẩy vào càng cắt bằng lực lò xo để giữ hành trình tự do của bàn đạp ly hợp không thay đổi. THAM KHẢO: Xi lanh cắt có thể điều chỉnh Khi vị trí của đầu lò xo đĩa đã thay đổi do đĩa ly hợp mòn, cần phải điều chỉnh hành trình tự do này bằng cần đẩy Vòng bi cắt ly hợp Vòng bị cắt ly hợp hấp thụ sự chênh lệch tốc độ quay giữa càng cắt li hợp (không quay) và lò xo đĩa (quay) để truyền chuyển động của càng cắt vào lò xo đĩa. Vòng bi cắt li hợp tự định tâm Trong hộp số của các xe FF, trục khuỷu và trục sơ cấp dịch chuyển một chút, do đó tạo ra tiếng ồn do ma sát giữa lò xo đĩa và vòng bi cắt li hợp. Để tránh tiếng ồn, cơ cấu này tự động điều chỉnh đường tâm của lò xo đĩa và vòng bi cắt li hợp. Nắp ly hợp Mục đích chủ yếu của nắp ly hợp là để nối và ngắt công suất của động cơ. Nó phải được cân bằng tốt trong khi quay và phải toả nhiệt một cách hiệu quả vào lúc nối ly hợp. Nắp ly hợp có lò xo để đẩy đĩa ép li hợp vào đĩa ly hợp, các lò xo này có thể là lò xo xoắn hoặc lò xo đĩa. Ngày nay lò xo đĩa được sử dụng ở hầu hết các ly hợp. 1.Ly hợp kiểu lò xo đĩa Lò xo đĩa được làm bằng thép lò xo. Nó được tán bằng đinh tán hoặc bắt chặt bằng bulông vào nắp ly hợp. Có vòng trụ xoay ở mỗi phía của lò xo đĩa làm việc như một trụ xoay trong khi lò xo đĩa đang quay. Dùng các lò xo chịu kéo để nối các lò xo đĩa với đĩa ép li hợp. Các kiểu xe gần đây đã áp dụng nắp ly hợp kiểu DST (lật ngược lò xo đĩa). ở loại nắp ly hợp này, người ta lật ngược các đầu của nắp ly hợp để trực tiếp giữ lò xo đĩa ở vị trí thích hợp. Các dải băng được lắp theo chiều tiếp tuyến để truyền mônen quay. 2. Các đặc tính của lò xo đĩa Đồ thị ở bên trái trình bày sự dịch chuyển của đĩa ép li hợp dọc theo trục hoành và đĩa ép li hợp dọc theo trục tung. Đường nét liền chỉ các đặc tính của lò xo đĩa, và đường nét đứt chỉ các đặc tính của lò xo trụ. (1) Điều kiện bình thường (khi đĩa khi hợp hoàn toàn mới) Khi đặt vào đĩa ép li hợp một lực ép (P0) như nhau đối với cả hai loại: loại lò xo trụ và loại lò xo đĩa, khi ấn hết cỡ bàn đạp ly hợp, mỗi sức ép trở thành P2 và P’2. Điều này có nghĩa là đối với loại lò xo đĩa, lực cần phải ấn vào bàn đạp ly hợp nhỏ hơn đối với lò xo trụ với mức chênh lệch được thể hiện bằng “a”. (2) Khi độ mòn ở bề mặt tiếp xúc của đĩa ly hợp vượt quá giới hạn cho phép Sức ép đặt lên đĩa ép li hợp của loại lò xo trụ giảm đến P’1. Mặt khác, sức ép đặt lên đĩa ép li hợp của loại lò xo đĩa là P1, cũng bằng P0. Điều đó có nghĩa là, khả năng truyền công suất của ly hợp kiểu lò xo đĩa không bị giảm cho tới giới hạn mòn của đĩa. Ngược lại, sức ép đặt lên đĩa ép li hợp của loại lò xo trụ giảm xuống P’1. Do đó, khả năng truyền công suất giảm xuống, làm cho ly hợp bị trượt Đĩa ly hợp Đĩa ly hợp tiếp xúc một cách đồng đều với về mặt ma sát của đĩa ép li hợp và bánh đà để truyền công suất được êm. Nó cũng giúp làm dịu sự va đập khi vào ly hợp. 1. Cao su chịu xoắn Cao su chịu xoắn được đưa vào moayơ ly hợp để làm dịu va đập quay khi vào ly hợp bằng cách dịch chuyển một chút theo vòng tròn. 2. Tấm đệm Tấm đệm được tán bằng đinh tán kẹp giữa các mặt ma sát của ly hợp. Khi ăn khớp ly hợp đột ngột, phần cong này khử va đập và làm dịu việc chuyển số và truyền công suất. GỢI Ý KHI SỬA CHỮA: Nếu cao su chịu xoắn bị mòn và tấm đệm bị vỡ sẽ gây ra mức va đập và tiếng ồn lớn khi vào ly hợp. Chủ đề tương tự ducbaqh Em xin cầu cứu mazda cx-3 bị lỗi rít tiếng gió khi nhấn ga tăng tốc nguyenvanhungg e muốn tìm mua một bộ flie của cửu long và chiến thắng 2 cầu trungtamVATC Động cơ ô tô: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động chi tiết thanhkimhuyn cơ cấu trục khuỷu thanh truyền giao tâm ưu và khuyết điểm là gì ạ em cảm ơn em tìm trên Qquachtinh
Thành viên O-H
cách nào để điều chỉnh ly hợp?:101: Cckdespresso
Thành viên O-H
Cho em hỏi là vòng bi dẫn hướng li hợp là nằm ở đâu trong bộ li hợp,công dụng chính cua nó là gì ? TTRANGIANGOTO
Thành viên O-H
Cho tui hỏi ly hợp điện từ ở đâu dậy:7: Hhonda
Thành viên O-H
Phân loại và cấu tao của ly hơp 1. phân loại của ly hợp. - Ly hợp có nhiệm vụ nối êm và tách nhanh truyền động từ trục khuỷu của động cơ đến trục sơ cấp của hộp số. - Khi ly hợp nối trục khuỷu động cơ với trục hộp số êm sẽ đảm bảo cho các bánh răng truyền động không bị va đập vào nhau, các bộ phận đang ở trạng thái đứng yên sẽ chuyển động từ từ, làm cho các bánh xe chủ động chuyển động nhẹ nhàng. Ly hợp có tách nhanh, thì gài số mới được nhanh và dễ dàng, không sinh ra hiện tượng va đập giữa các bánh răng của hộp số. Ngoài ra, ly hợp còn có tác dụng bảo vệ khi xe làm việc quá tải hoặc các bộ phận truyền lực khác hư hỏng một cách đột ngột. - Ly hợp phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản là : Làm việc chắc chắn an toàn nghĩa là phải truyền được mômen xoắn lớn nhất mà không bị trượt, nối và tách nhẹ nhàng. Tách ly hợp phải hoàn toàn nghĩa là phải tách hoàn toàn phần chủ động và phần bị động của ly hợp, mặt khác cấu tạo của ly hợp phải đơn giản dễ bảo dưỡng và điều chỉnh. Phân loại ly hợp. - Dựa vào phương pháp truyền mômen xoắn từ phần chủ động đến phần bị động, ly hợp được chia làm hai loại chính: Ly hợp ma sát và ly hợp thuỷ lực. + Ly hợp ma sát: Việc truyền mômen xoắn từ phần chủ động đến phần bị động nhờ vào ma sát tiếp xúc giữa các bề mặt làm việc của phần chủ động và phần bị động của ly hợp. Để tăng cường lực ma sát tiếp xúc này người ta dùng cơ cấu ép lò xo tay đòn hoặc hỗn hợp. + Ly hợp thuỷ lực: Truyền mômen xoắn từ phần chủ động đến phần bị động, được thực hiện nhờ năng lượng của dòng chất lỏng do bơm đặt trên trục khuỷu cung cấp. Cấu tạo của ly hợp. - Ly hợp gồm các thành phần chính sau: + Ổ dẫn hướng. + Bánh đà. + Đĩa ly hợp. + Bạc đạn tách ly hợp + Tấm ép. + Vỏ ly hợp. + Chạc bộ ly hợp. + Cơ cấu cơ khí nhả ly hợp. + Công tắc ly hợp. 1. Ổ dẫn hướng. - Gắn vào phía cuối trục khuỷu. - Gắn vào phía cuối trục chủ động. - Thường dùng bạc dẫn đồng đỏ là chính, bạc đạn dài, bạc đạn bi. - Ngăn chặn sự mất cân bằng của trục chủ động và ly hợp khi ngắt. 2. Bánh đà. - Gắn với ly hợp. - Đĩa ép gắn bu lông với bề mặt bánh đà. - Bề mặt bánh đà được chế tạo chính xác và làm thật nhẵn tại nơi sẽ gắn với đĩa ly hợp. - Bánh đà được gia công chuẩn để giảm mài mòn và chịu nhiệt. 3. Đĩa ly hợp. - Tạo sự ăn khớp giữa moay ơ then hoa và đĩa tròn bởi sự ma sát. - Vát then hoa ở trục chủ động. - Đĩa trượt tự do tới hoặc lui trên trục. - Đĩa ly hợp được chế tạo từ chất liệu bền và chịu nhiệt, có nhiều rãnh được tạo ra để làm mát, những đầu tán được dùng để liên kết lớp ma sát với cả 2 mặt kim loại của đĩa. Hình 1. Cấu tạo đĩa ly hợp 4. Bạc đạn tách ly hợp. - Dùng 1 bạc đạn tròn và bộ lót để giảm ma sát giữa cần nhả đĩa ép và chạc bộ ly hợp. - Có một vài dòng xe dùng bạc đạn vật liệu grafit, là một dãy vòng grafit được ép bằng và phẳng trên cần nhả ly hợp. Hình 2. Vòng bi T của ly hợp 5. Đĩa ép. - Là một thiết bị chịu tải. - Đóng hoặc ngắt đĩa ly hợp và bánh đà. - Đĩa ly hợp được gắn giữa bánh đà và tấm ép. - Có 2 lại chính: + Đĩa ép lò xo cuộn. + Đĩa ép lò xo màng. 5.1. Đĩa ép lò xo cuộn. Hình 3. Ly hợp với kiểu lò xo cuộn - Thành phần: + Lò xo cuộn nhỏ: Kẹp ly hợp giữa tấm ép và bánh đà. + Bề mặt rộng để liên kết với đĩa ly hợp. + Cần nhả ly hợp: Cho phép ổ khớp nối ly hợp di chuyển ra bề mặt. + Bản lề bên trong tấm ép. - Hoạt động của bộ liên kết ly tâm: + Bộ tấm ép liên kết ly tâm dùng những cần đẩy nặng hoặc lăn để tăng cường lực kẹp trên đĩa ly hợp. + Việc tăng cường sự bổ sung này giữ cho ly hợp không bị trượt và làm giảm lực tác động lên bàn đạp. 5.2. Đĩa ép lò xo màng. - Dùng lò xo màng đơn giản thay vì dùng nhiều lò xo cuộn. - Lò xo màng là 1 lò xo làm bằng thép tròn rộng. - Nhấn vào trọng tâm khuỷu nối xoắn từ mép ngoài ra xa động cơ để nhả ly hợp. Hình 4. Ly hợp lò xo màng 6. Vỏ ly hợp. - Được bắt vào đằng sau của động cơ. - Bao quanh bộ ly hợp bên trong. - Được làm bằng nhôm, magiê hoặc gang. - Hộp số được bắt vào phía sau vỏ ly hợp. 7. Hệ thống điều khiển ly hợp. - Xét bộ ly hợp màng với bộ dẫn động nhả khớp bằng thủy lực. Hình 5. Khớp nhả ly hợp và cơ cấu nhả thuỷ lực - Bộ nhả khớp ly hợp bằng thủy lực: + Dùng hệ thống thủy lực đơn giản để chuyển hoạt động của bàn đạp ly hợp đến chạc bộ ly hợp. - Thành phần: · Xy lanh chính của ly hợp. · Đường ống thủy lực. · Xy lanh con. 7.1. Xy lanh chính của ly hợp. - Xylanh chính của ly hợp bao gồm một bình chứa, piston, cuppen, các van …và áp suất thuỷ lực được sinh ra bởi sự trượt piston. Thanh đẩy ly hợp luôn luôn kéo bàn đạp ly hợp về phía trước nhò lò xo hồi bàn đạp. - Cung cấp áp lực cho hệ thống. - Đẩy cơ cấu bản lề của bàn đạp ly hợp và piston xy lanh. - Phần lớn những hệ thống này đều dùng dầu phanh. Hình.6. Xylanh ly hợp 7.2. Xy lanh con của ly hợp. - Nó là cơ cấu dùng lực thuỷ lực từ cơ cấu điều khiển để tác động lên cần ly hợp 8. Bộ cơ cấu cơ khí nhả ly hợp. - Dùng những cần và bản lề để truyền chuyển động từ bàn đạp ly hợp đến chạc bộ ly hợp. - Một đòn khuỷu đảo chiều chuyển động của bàn đạp ly hợp. - Một thanh nhả khớp sẽ truyền chuyển động đến chạc bộ ly hợp và cho phép điều chỉnh. Hình 8. Cơ cấu dẫn động ly hợp 9. Bộ cáp ly hợp. - Dùng những sợi cáp bằng thép bên trong vỏ dẻo để truyền lực từ bàn đạp đến chạc bộ ly hợp. - Nơi kết thúc thường có một ống có ren để điều chỉnh ly hợp. 10. Bộ điều chỉnh ly hợp tự động. - Gỡ bỏ sự vận hành từ cáp ly hợp như một thành phần thừa. - Bàn đạp ly hợp có thêm 1 cái chốt và thiết bị nêm góc. - Lò xo bên trong nêm góc lợi dụng áp lực nhẹ trên cáp ly hợp để được kéo căng ra Hình 9. Bộ điều chỉnh tự động ly hợp 11. Công tắc ly hợp. - Không cho động cơ khởi động từ tay quay trừ khi bàn đạp ly hợp bị nén xuống. - Điều khiển thiết bị an toàn để bảo đảm cho cơ cấu khi bộ truyền động khởi động. - Thường được định vị trên bàn đạp ly hợp. - Có thể điều khiển cường độ dòng từ công tắc đánh lửa đến bộ khởi động van điện từ hoặc có thể được đặt điều khiển trong ECU. Llekien2o3
Thành viên O-H
bác nào có đồ án về Ly Hợp Oto thì cho em xin với. e đang chuẩn bị làm đồ án mà chưa biết làm thế nào cảsany215
Thành viên O-H
TRANGIANGOTO đã viết: Cho tui hỏi ly hợp điện từ ở đâu dậy:7: Nhấn để mở rộng...Ở MÁY PHÁT LÓC ĐIỀU HÒA B NHÉ, NHÁN NÚT AC THÌ ĐÓNG ĐIỆN NÓ HÚT VÀO QUAY ĐỒNG TỐC CÙNG BULI
trunghieu113520
Thành viên O-H
Không biết các bác có xem hình được không. Chứ em thèm xem cái hình lắm luôn!!! Đọc chữ không cũng ngán!!!duongdx_na
Thành viên O-H
trunghieu113520 đã viết: Không biết các bác có xem hình được không. Chứ em thèm xem cái hình lắm luôn!!! Đọc chữ không cũng ngán!!! Nhấn để mở rộng...Gì chứ ly hợp thì tài liệu có ở khắp nơi mà bác, không xem được ở đây thì xem chỗ khác cũng đc mà
Gia_Cat_Luong
Moderator
đã chỉnh sửa. Tình trạng Không mở trả lời sau này. Chia sẻ: Facebook Twitter Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Liên kếtĐã ghim
Cà phê OH
#cafe-ohHội anh em sửa chữa ô tô
#hoi-mau-nhiem-nhotChủ đề bác đang quan tâm
- D Biết bí quyết này khỏi phải đi xin tài liệu ô tô
- Mới nhất: DustinArcaf
- 43 phút trước
- H Tài liệu sửa chữa động cơ HINO J05E-TB workshop manual
- Mới nhất: hung950
- Hôm nay lúc 22:15
- 8 8Kbet Casino Leading reputable bookmaker in betting
- Mới nhất: 8k8ngo
- Hôm nay lúc 21:08
- H trên diễn đàn có ai giải thích được thật dễ hiểu nguyên lí tay trang điều khiển máy ủi komat
- Mới nhất: hung950
- Hôm nay lúc 20:56
- H Chia sẽ anh em cách sử dụng máy oscilloscope pico. Kiểm tra áp suất buồng đốt trên xe hyundai I10
- Mới nhất: hung950
- Hôm nay lúc 20:48
Từ khóa » Cấu Tạo Bộ Ly Hợp Là Gì
-
Cấu Tạo Và Minh Họa Chi Tiết Ly Hợp Xe ô Tô | DPRO Việt Nam
-
Bộ Ly Hợp ô Tô - Nguyên Lý Hoạt động Và Những điều Cần Biết
-
Ly Hợp Là Gì ? Cấu Tạo Bộ Ly Hợp, Các Loại Loại Ly Hợp
-
Ly Hợp Là Gì? Cấu Tạo, CÁCH BẢO DƯỠNG Ly Hợp Xe Nâng
-
Ly Hợp ô Tô Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại Và Nguyên Lý Hoạt động Chi Tiết
-
Bộ Ly Hợp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bộ Ly Hợp Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Như Thế Nào?
-
Bộ Ly Hợp Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý ... - Trung Tâm Dạy Lái Ô Tô HCM
-
Khái Niệm Và Nguyên Lý Hoạt động Của Ly Hợp Là Gì? - Tuấn Anh Auto
-
Bộ Ly Hợp Côn - Cấu Tạo & Nguyên Lý Hoạt động - Phụ Tùng Mitsubishi
-
Bộ Ly Hợp Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Của Ly Hợp ... - Tiệm Rửa Xe Uy Tín
-
Ly Hợp Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Ly Hợp ô Tô
-
Li Hợp Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động, Cấu Tạo | UNIDUC
-
Cấu Tạo Của Bộ Ly Hợp Trong ô Tô Không Phải Ai Cũng Biết