Cấu Tạo Cấp 1 Của Rễ Cây Lớp Hành

Cấu tạo cấp một của rễ cây gặp ở cả lớp Ngọc Lan và lớp Hành. Cấu tạo vỏ cấp một của rễ cây gồm:

1. Vỏ cấp một

Vỏ cấp một do tầng sinh vỏ của mô phân sinh đầu ngọn rễ sinh ra. Vỏ cấp một gồm các tế bào có vách mỏng bằng cellulose, thường chia làm hai vùng:

  • Mô mềm vỏ ngoài bao gồm nhiều tế bào vách bằng Cellulose, sắp xếp lộn xộn, tạo ra các khoảng gian bào.
  • Mô mềm vỏ trong là các tế bào có vách mỏng, xếp thành các vòng tròn đồng tâm và dãy xuyên tâm. Trong tế bào mô mềm thường có chất dự trữ và rải rác còn có thể có các tế bào tiết, ống tiết hoặc túi tiết.

2. Ngoại bì

Ở nhiều cây, ngay dưới lông hút hoặc dưới lớp velamen, vỏ cấp một được chuyển hóa thành một mô là ngoại bì. Ngoại bì có chức năng như là một mô che chở nên vách tế bào có thể hóa bần hoặc hóa gỗ ít nhiều để bảo vệ.

Ngoại bì đôi khi cũng tạo thành đai Caspari như nội bì. Có thể có phiến suberin và phiến này đôi lúc phát triển rất dày. Ngoại bì có khi chỉ có một lớp tế bào hoặc nhiều lớp tế bào. Về cấu tạo, ngoại bì cũng có thể là đồng nhất. Hoặc bên cạnh những tế bào có đai Caspari còn có một số tế bào vách bằng cellulose những tế bào này đảm nhiệm sự trao đổi.

3. Nội bì

Nội bì là lớp tế bào trong cùng của phần vỏ cấp một. Nội bì có nguồn gốc phát sinh từ tầng sinh vỏ, bao gồm một hàng tế bào khá đều đặn.

Trên mặt cắt ngang, trên các vách tế bào xuyên tâm và vách tiếp tuyến phía trong tạo thành đai gọi là cấp một hóa bần có dạng điểm, gọi là điểm Caspari.

Ở lớp Hành, vách tế bào nội bì dày lên đáng kể, phần hóa bần tạo thành khung chữ U. Phần hóa bần trên hàng tế bào nội bì được gọi là đai Caspari. Xen kẽ giữa các tế bào có vách hóa bần có các tế bào vách mỏng bằng cellulose. Các tế bào này đảm nhiệm sự trao đổi của trụ giữa và vỏ.

Chức năng của nội bì là làm giảm bớt sự xâm nhập của nước vào trụ giữa.

Ở các cây khác nhau, nội bì phát triển ở mức độ khác nhau. Nội bì phát triển mạnh ở rễ, còn ở thân nội bì phát triển yếu hơn, hoặc gần như không phát triển. Trong tế bào nội bì thường chứa tinh bột nên có tác giả còn gọi là đai tinh bột.

Vỏ cấp một của các cây thuộc ngành Thông và các cây lớp Ngọc lan chỉ tồn tại trong môt thời gian ngắn cho tới khi có cấu tạo cấp hai. Khi hình thành cấu tạo cấp hai, vành tế bào nội bì bị phá vỡ. Đối với các cây lớp Hành, vỏ cấp một sẽ tồn tại suốt trong đời sống của rễ. Đến một thời gian nào đó, trong vỏ lại xuất hiện mô cứng để tăng cường nhiệm vụ nâng đỡ.

Cấu tạo cấp một của rễ cây./.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Từ khóa » Sơ đồ Cấu Tạo Cấp 1 Của Rễ Cây