Cấu Tạo Chức Năng Của Xương Sọ Và Một Số Vấn đề Thường Gặp

Xương sọ là cấu tạo xương rất quan trọng trong cơ thể người. Xương sọ có tác dụng nâng đỡ đầu và bảo vệ não bộ. Vậy cấu tạo xương sọ như thế nào, chức năng cũng như cách bảo vệ xương sọ ra sao? Bạn hãy tham khảo trong bài viết dưới đây.

Xương sọ người là gì?

Xương sọ người đó là cấu trúc xương để nâng đỡ toàn bộ khuôn mặt, phần đầu và bảo vệ não bộ. Xương sọ của người được chia thành hộp sọ và xương mặt tạo nên khuôn mặt.

xương sọ

Một số thông tin cần biết về xương sọ người như sau:

  • Xương hộp sọ có tổng cộng 22 xương bên trong.
  • Hộp sọ có chứa xương, sụn và dây chằng.
  • Hộp sọ của con người là một cấu trúc chắc chắn.
  • Xương hộp sọ nam lớn và nặng hơn xương hộp sọ của nữ.
  • Chỉ có một xương chuyển động duy nhất trong xương sọ đó là xương hàm.

Hộp sọ của người là một cấu trúc ổn định để bảo vệ não bộ. Khoảng cách giữa hai mắt là một khoảng cách cố định để người có thể quan sát được. Bên cạnh đó, hai tai cũng có vị trí cố định để nhận được tín hiệu âm thanh truyền từ não bộ.

Giải phẫu cấu tạo hộp sọ người

Cấu trúc cấu tạo của hộp sọ người bao gồm những phần như sau:

Xương sọ người

  • Xương sọ người được cấu tạo từ 8 xương chính. Các xương này có mối liên kết với nhau bằng đường khớp sọ. Các xương chính ở hộp sọ bao gồm:
  • Xương sàng: Là một xương nhỏ, hình chữ nhật và có vị trí ở khoang mắt, sau mũi.
  • Xương trán: Xương phẳng ở trán. Từ trán cho đến cơ ức đòn chũm và là khớp nối với xương đỉnh cho phép cử động.
  • Xương chẩm: Đây là xương phía sau đầu, liên kết với ống chẩm và lỗ lớn ở đáy sọ. Xương nằm ở phía dưới của hộp sọ, gần cột sống.
  • Xương đỉnh: Xương này nằm ở hai bên đầu, phía sau trán của bạn.
  • Xương bướm: Xương này có vị trí nằm bên dưới xương trán, kéo dài theo chiều rộng hộp sọ và tạp thành đáy sọ.
  • Xương thái dương: Cặp xương này nằm dưới mỗi xương đỉnh. Xương này bao gồm xương gò má, cơ thính giác, mỏm trâm và xương chũm.
Xơ cứng bì là gì? Dấu hiệu nguyên nhân và cách điều trị

Lỗ sinh học và các khoang

Hộp sọ người cao nhiều xoang, các xoang này có không khí và được gọi là xoang cạnh mũi. Bên cạnh đó cũng có nhiều lỗ sinh học.

Xoang có các biểu mô hô hấp. Các biểu mô có chức năng làm giảm kích cỡ của hộp sọ, hỗ trợ cộng hưởng giọng nói và làm ẩm không khí khi đi vào mũi.

Các lỗ sinh học đó là những khe hở nhỏ bên trong hộp sọ. Lỗ sinh học lớn nhất nằm ở đáy sọ. Lỗ này bao gồm các tủy sống, dây thần kinh mạch máu đi qua.

Chức năng của xương sọ

Xương sọ là một cấu trúc rất quan trọng trong cơ thể. Xương sọ có nhiệm vụ quan trọng bảo vệ não bộ. Hộp sọ các các chức năng chính như sau:

  • Bảo vệ bộ não và những bộ phận có liên quan bên trong não bộ.
  • Tạo nên cấu trúc cho toàn bộ khuôn mặt và nâng đỡ mặt.
  • Tạo nên khoảng cách hai mắt, hai tai.

Những vấn đề hay gặp ở xương sọ

Trong một số trường hợp, do chấn thương hoặc bẩm sinh mà người bệnh gặp phải những tổn thương ở xương sọ. Một số vấn đề thường gặp như sau:

Nếu bị mất đường cong sinh lý cột sống cổ thì có lấy lại được không?

Gãy xương

Gãy xương là hiện tượng tổn thương, nứt vỡ xương hộp sọ. Một số loại gãy xương phổ biến mà bạn có thể gặp như:

  • Gãy xương lõm: Hiện tượng nứt hộp sọ khiến phần hộp sọ bị lõm xuống.
  • Gãy xương tuyến tính: Tình trạng gãy xương với các vết nứt dài nhưng không làm xương di chuyển.
  • Gãy nền sọ: Hiện tượng gãy xương ở đáy hộp sọ và đây là tình trạng nghiêm trọng cần được chữa trị sớm nhất.
  • Gãy đường khớp: Xương bị gãy dọc theo các đường nối khớp bên trong hộp sọ. Tình trạng gãy xương này thường xảy rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tình trạng gãy xương sọ thường xảy ra khi có va đập mạnh, lực tác động lên xương sọ.

hộp sọ

Dính khớp sọ

Dính khớp sọ là tình trạng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Dính khớp sẽ khiến hộp sọ có hình dạng bất thường, các cấu tạo trên khuôn mặt bị lệch. Các dấu hiệu của tình trạng dính khớp thường gặp như hộp sọ bị biến dạng, kém phát triển não bộ, cảm giác bất thường ở não bộ.

Tình trạng dính khớp sọ có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:

  • Đầu bị biến dạng vĩnh viễn.
  • Trí não kém phát triển.
  • Nhận thức, trí tuệ bị suy giảm.
  • Không còn cảm nhận được mùi vị.
  • Thờ ơ và không hứng thú với các công việc, hoạt động xung quanh.
  • Một số trường hợp có thể gặp phải tình trạng tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Đau nhức cánh tay nguyên nhân do đâu? Phương pháp giảm đau nhức cánh tay

Một số vấn đề khác ở hộp sọ

Một số vấn đề xương sọ khác mà người bệnh có thể gặp như:

  • U xương: Khi các mô xương phát triển quá mức bình thường thì sẽ dẫn đến tình trạng u xương. Khối u phát triển quá lớn có thể ảnh hưởng nhiều đến thần kinh, thị lực và thính giác.
  • Loạn sản xương đòn sọ: Đây là tình trạng gây ra những bất thường răng xương, xương sọ.
  • Paget xương: Đây là hiện tượng xương mới hình thành quá nhanh, nhanh hơn cả các hoạt động của tế bào hủy xương. Điều này sẽ khiến xương rất yếu kém, dễ gãy.
  • Loạn sản xơ xương: Các mô sẹo sẽ hình thành trong xương gây ra tình trạng loạn sản xơ xương.

Cách bảo vệ xương sọ

Bảo vệ xương sọ khỏi những chấn thương, va đập là điều cần thiết mà bất kỳ ai cũng nên thực hiện:

  • Đội mũ bảo hiểm thường xuyên khi tham gia giao thông hoặc chơi các môn thể thao nguy hiểm.
  • Thắt dây an toàn khi lái xe ô tô.
  • Khi di chuyển khó khăn hoặc đường dễ trơn trượt, té ngã, bạn nên sử dụng gậy, đồ dùng để hạn chế té ngã.
  • Bổ sung nhiều canxi, vitamin D từ các loại thức ăn để tăng cường sức khỏe xương khớp.

canxi

Trên đây là những thông tin về chức năng cũng như cấu tạo của xương sọ mà bạn nên biết. Tìm hiểu những thông tin này giúp bạn biết cách chăm sóc xương sọ khỏe mạnh và hạn chế phòng ngừa bệnh tật. Khi gặp các chấn thương ở xương sọ, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám ngay lập tức

Đánh giá bài viết

Từ khóa » Cấu Tạo Xương Sọ Người