Cấu Tạo, Chức Năng Và Bệnh Lý Tủy Sống | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Tủy sống là cơ quan quan trọng thuộc hệ thần kinh trung ương (gồm não, tủy sống). Nó nối liền giữa não bộ với các bộ phận khác trong cơ thể. Đảm nhiệm chức năng phản xạ, dẫn truyền và dinh dưỡng. Do một số nguyên nhân khiến tủy sống bị tổn thương gây ra bệnh lý tủy sống, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến liệt vận động, mất cảm giác, thay đổi phản xạ, rối loạn chức năng tự động, thậm chí nặng có thể tử vong.
Menu xem nhanh:
- 1. Hiểu về cấu tạo của tủy sống
- 2. Chức năng của tủy sống
- 2.1 Chức năng dẫn truyền của tủy sống
- 2.2 Chức năng phản xạ của tủy sống
- 2.3 Chức năng dinh dưỡng của tủy sống
- 3. Bệnh lý tủy sống thường hay gặp
- 4. Chẩn đoán bệnh lý tủy sống bằng cách nào?
1. Hiểu về cấu tạo của tủy sống
Tủy sống là một phần của hệ thần kinh trung ương nằm trong ống sống. Đây là cơ quan nối liền não bộ và các bộ phận khác trong cơ thể. Tủy sống chạy dọc bên trong xương sống (nằm gọn bên trong cột sống, được xương cột sống bảo vệ) và tỏa ra các dây thần kinh chi phối khắp cơ thể.
Tủy sống gồm 31 đốt tủy hay 31 đôi dây thần kinh tủy (8 đốt cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt cùng, 1 đốt cụt). Tủy sống được bao phủ bởi 3 lớp màng:
– Màng ngoài còn gọi là màng cứng: rất chắc, giúp bảo vệ tủy sống khỏi các va đập tới xương.
– Màng giữa còn gọi là màng nhện: mỏng và có tính đàn hồi, chứa nhiều mạch máu.
– Màng trong còn gọi là màng nuôi hay màng não – tủy: mềm và dính chặt vào tủy sống, giúp nuôi dưỡng mô tủy sống.
Cấu trúc cắt ngang của tủy sống gồm 3 thành phần chính là:
– Màng tủy sống: gồm 3 lớp màng bao bọc phía ngoài (nêu trên).
– Phần chất: chất xám và chất trắng
– Ở giữa có một lỗ nhỏ được gọi là ống tủy sống.
2. Chức năng của tủy sống
Tủy sống là bộ phận quan trọng chi phối nhiều phản xạ, tham gia dẫn truyền các xung động thần kinh từ trên não xuống và từ dưới lên trên não.
3 chức năng chính của tủy sống:
2.1 Chức năng dẫn truyền của tủy sống
Tủy sống đảm nhận chức năng dẫn truyền trong đó bao gồm:
– Dẫn truyền vận động
– Dẫn truyền cảm giác: gồm cả dẫn truyền cảm giác nóng lạnh và cảm giác đau
– Dẫn truyền xúc giác
Chức năng phản xạ của tủy sống chủ yếu do chất trắng đảm nhận. Bộ phận của cơ thể cảm nhận bên ngoài (chủ yếu là cảm giác ở trên da và niêm mạc), sau đó thông tin thần kinh sẽ theo rễ sau lên tủy sống rồi đi lên vỏ não (đối bên).
Chức năng dẫn truyền cảm giác nóng, lạnh, đau nhức của tủy sống được thể hiện cụ thể: khi bạn sờ vào vật nóng, lạnh hay bị đau bộ phận cảm nhận bên ngoài của cơ thể sẽ truyền thông tin qua tủy sống lên não bộ, sau đó não bộ sẽ phản hồi lại thông tin giúp bạn có phản xạ co hoặc rụt tay hoặc chân lại hoặc hành động chống lại tác động bên ngoài.
2.2 Chức năng phản xạ của tủy sống
Chức năng phản xạ của tủy sống gồm nhiều dạng:
– Phản xạ trương lực cơ: giúp cơ thể luôn ở trạng thái trương lực.
– Phản xạ thực vật
– Phản xạ gân: xuất hiện khi kích thích lên gân. Chủ yếu do đoạn tủy thắt lưng 2 – 4 đảm nhiệm.
– Phản xạ da: xuất hiện khi kích thích lên da. Chủ yếu do đoạn tủy ngực 11 và 12 đảm nhiệm.
– Phản xạ da lòng bàn chân
Trong đó điển hình nhất là phản xạ dạ, phản xạ gân và phản xạ trương lực cơ
Chức năng phản xạ của tủy sống chủ yếu do chất xám đảm nhận. Có 3 loại noron đảm nhận chức năng phản xạ của tủy sống.
– Noron thần kinh cảm giác
– Noron liên lạc
– Noron vận động
2.3 Chức năng dinh dưỡng của tủy sống
Gồm các noron dinh dưỡng trong tủy sống giữ vai trò chi phối và chịu sự điều khiển của một đoạn tủy. Điển hình như các phản xạ bàng quang, phản xạ hậu môn, phản xạ tiết mồ hôi, phản xạ vận mạch,…
3. Bệnh lý tủy sống thường hay gặp
Các bệnh lý tủy sống gây ra nhiều dạng tổn thương khác nhau, tùy thuộc vào phần bị tổn thương là đường dẫn truyền thần kinh trong tủy hay rễ thần kinh ngoài tủy sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Các dạng tổn thương: tổn thương gần lỗ chẩm, tủy cổ, tủy ngực, chèn ép, mạch máu, viêm, nhiễm trùng, nón tủy, đuôi ngựa, …
Tùy thuộc vào từng vị trí tổn thương, dạng tổn thương mà sẽ có các tên gọi theo từng dạng bệnh lý tủy sống khác nhau.
4. Chẩn đoán bệnh lý tủy sống bằng cách nào?
Hiện nay chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh (cận lâm sàng) chính xác nhất để chẩn đoán các bệnh lý tủy sống. Hình ảnh trên phim chụp cộng hưởng từ cột sống và tủy sống giúp phát hiện các tổn thương ở cột sống và tủy sống dù là tổn thương mô mềm hay tổn thương xương (nếu có) mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác không thể hoặc khó phát hiện được chính xác.
Áp xe, khối máu tụ, khối u, bất thường ở đĩa đệm, tiêu xương, phì đại xương, lún xẹp, gãy, chệch đĩa đệm, rỗng tủy,… đều có thể phát hiện ra khi chụp MRI cột sống (gồm tủy sống).
Dựa trên thăm khám lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh sẽ chẩn đoán sơ bộ và loại trừ các vấn đề, bệnh lý có biểu hiện tương tự. Sau đó chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI phù hợp. Đây là cách phát hiện bệnh lý tủy sống (nếu có) chính xác nhất và an toàn nhất, để sớm có biện pháp can thiệp và điều trị hiệu quả.
Bệnh lý tủy sống có thể gây tàn tật nhưng nếu được phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn hay can thiệp kịp thời nhiều người bệnh có thể phục hồi sức khỏe, hạn chế tối đa các di chứng do bệnh lý tủy sống gây ra.
Từ khóa » Chức Năng Chất Xám Trong Tủy Sống
-
Tủy Sống | Vinmec
-
Tủy Sống: Cấu Tạo Và Chức Năng - YouMed
-
Tủy Sống – Wikipedia Tiếng Việt
-
Câu 1: Chất Xám Của Tủy Sống Có Chức Năng Là A. Dẫn Truyền Xung ...
-
Chức Năng Chất Xám Của Tủy Sống Là Gì? - Học Tốt
-
Chất Xám Là Gì? Cấu Trúc Và Chức Năng Của Chất Xám
-
Nêu Chức Năng Của Tủy Sống - Nguyễn Hồng Tiến - Hoc247
-
Chức Năng Của Tủy Sống - Hoc24
-
Chức Năng Chất Xám Của Tủy Sống Là Gì
-
Nêu Chức Năng Chất Xám Và Chất Trắng (điều Khiển Phản Xạ Có ...
-
Tổng Quan Về Bệnh Lý Tủy Sống - Rối Loạn Thần Kinh - Cẩm Nang MSD
-
Các Yếu Tố, Vị Trí Và Chức Năng Của Chất Xám (có Hình ảnh)
-
Chức Năng Chất Trắng Và Chất Xám Của đại Não? - Hoc24
-
Mô Tả Cấu Tạo Và Chức Năng Trụ Não, Não Trung Gian, đại Não, Tủy Sống