Cấu Tạo Chung Của Các Loại Võng Xếp Hiện Nay

5 (100%) 2 votes

Những chiếc võng đã có mặt từ thời xưa, và trong xã hội hiện đại như giờ võng xếp vẫn được ưa chuộng sử dụng trong các gia đình, và cách chọn võng xếp cũng được rất nhiều người quan tâm.

Theo thời gian cấu tạo của các loại võng xếp ngày càng được cải tiến hơn, nếu bạn đang muốn mua một chiếc võng xếp có thể tham khảo qua bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin về võng để chọn mua võng tốt nhất.

Để xác định được bộ võng tốt hay không chúng ta cần phải nắm được các chi tiết cấu tạo trên mỗi một bộ võng xếp, thì khi đó chúng ta chỉ cần nhìn vào là có thể so sánh được các bộ võng xếp để xác định loại võng nào tốt và nên mua.

Thân khung võng xếp

Bộ phận nay thường được làm từ chất liệu thép hoặc Inox với nhiều loại. Về thân khung võng xếp thì chỉ cần nhìn bề ngoài là cũng có thể biết được chất liệu, còn phần quan trọng nhất là độ dày và kích thước ống, hay hộp của thân khung.

Độ dày sẽ liên quan đến mức độ chịu uốn, nếu mỏng quá thì thân khung dần dần sẽ bị cong khi sử dụng và có thể gãy ở nấc điều chỉnh. Khung có kích thước sử dụng càng lớn thì phải tỷ lệ thuận với độ dày của khung. Vì vậy khi mua võng nên chú ý về thông số độ dày, trọng lượng và kích thước của thân khung võng để chọn võng có chất lượng tốt.

Nấc điều chỉnh chịu lực

Hầu hết các thiết kế võng xếp hiện nay đều có bộ phận này, chỉ một số ít loại là không có, nếu có thì gấp không được gọn, loại gấp gọn phổ biến nhất đó là võng xếp Ban Mai, Duy Lợi… Nấc điều chỉnh này có tác dụng điều chỉnh chiều dài cho khung võng khi sử dụng và là nơi chịu lực chính của võng.

Võng xếp

Thanh chống

Đóng vai trò chịu lực, nhưng điểm chịu lực chính vẫn nằm tại vị trí các lỗ khoan để xỏ con ốc, con tán, vì thanh chống này cần phải xoay để có thể gấp xếp nên phải khoan lỗ xỏ vít để xoay được. Thường thì tại khu vực này sẽ được tăng cường thêm thép bên trong để làm gia tăng độ cứng.

Vòng bi

Được liên kết với đầu chụp và có móc để mắc phần lưới võng vào, có tác dụng để phần lưới võng có thể đung đưa. Vòng bi có thể tạo ra tiếng kêu sau một thời gian sử dụng do dầu nhớt bị khô hay do bi bên trong quá lớn.

Đầu chụp

Có tác dụng liên kết hai bên của thân võng với nhau. Được thiết kết để điều chỉnh được độ rộng cho võng và là điểm giữ cố định cho vòng bi. Tùy theo loại võng hay hãng sản xuất mà đầu chụp này có thể khác nhau, một số loại võng lại không có đầu chụp này mà được uốn cong cả thân khung nên sẽ rất chắc chắn. Có loại không có đầu chụp liên kết với vòng bi mà có nắp nhựa chụp đầu, thì cần chú ý độ dày và mối hàn liên kết của miếng thép được ráp vào thân võng.

Chân đế

Thường được làm bằng cao su, có tác dụng tăng ma sát và tránh gây hư hại cho những nơi tiếp xúc với võng như nền nhà. Tùy theo hãng hay loại võng mà đế cao su này có kiểu khác nhau. Đế cao su này được cố định vào khung thân võng thông qua vít giữ riêng hoặc chung với phần ốc vít ở khớp gấp xếp.

Khớp gấp xếp

Trên mỗi bộ võng xếp đều có bộ phận này chúng có tác dụng làm trục quay gấp xếp, đồng thời là điểm chịu lực. Thông thường chỗ này có hai miếng la thép dạng hình tam giác kết hợp với con tán, hay vít tạo thành trục quay để võng được gấp xếp.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp các bạn nắm được cấu tạo của võng xếp, và cách chọn mua võng xép chuẩn nhất.

Xem thêm:

  • Mách bạn cách mua võng xếp phù hợp
  • Võng xếp Duy Lợi, cách nhận biết hàng chính hãng

Từ khóa » Giới Thiệu Về Võng Xếp