Cấu Tạo Chung Của Súng B41 Gồm Bảo Nhiều Bộ Phận - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
2. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận:
a. Nòng súng:
* Tác dụng: Giống như nòng súng AK.
* Cấu tạo:
- Bệ đầu ngắm, khâu lắp chân súng.
- Lỗ truyền khí thuốc, bộ phận điều chỉnh khí thuốc.
- Buồng đạn.
- Trong lòng của nòng súng có 4 rãnh xoắn, cỡ nòng súng là 7,62mm.
b. Bộ phận ngắm:
* Tác dụng: Dùng để ngắm bắn mục tiêu ở các ự li khác nhau.
* Cấu tạo:
- Đầu ngắm, ren đầu ngắm, bệ di động có mộng mang cá, ốc vít.
- Thước ngắm: thân thước ngắm, khe ngắm cữ thước ngắm, thước ngắm ngang.
c. Hộp khóa nòng:
* Tác dụng: Giống AK
* Cấu tạo:
- Rãnh trượt định hướng cho BKN chuyển động.
- Lỗ lắp chốt liên kết bộ phận cò và báng súng.
- Cửa thoát vỏ đạn phía dưới.
- Bệ lắp hộp băng đạn.
d. Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp KN:
* Tác dụng:
- Bộ phận tiếp đạn để kéo băng đạn đưa đạn vào thẳng đường tiến của sống đẩy đạn của khóa nòng.
- Nắp hộp khóa nòng để liên kết bộ phận tiếp đạn và che bụi bảo vệ các bộ phận bên trong.
* Cấu tạo:
- Bộ phận tiếp đạn:
+ Bàn đỡ băng đạn.
+ Bàn móng, móng kéo băng đạn.
+ Cần gạt
- Nắp hộp KN: Có mấu giữ (them hãm) và chốt liên kết.
e. Bệ khóa nòng và thoi đẩy:
* Tác dụng: Giống như súng AK
* Cấu tạo:
- Thoi đẩy
- Bệ KN: Cửa thoát vỏ đạn, khuyết chứa tay kéo BKN, khuyết chứa đầu cần đẩy của BP đẩy về, trụ gạt.
f. Khóa nòng:
* Tác dụng: Giống AK
* Cấu tạo:
- Thân khóa.
- Hai phiến khóa ( 2 cái để đóng KN).
- Kim hỏa, móc đạn.
g. Tay kéo BKN:
* Tác dụng: Để kéo BKN về sau khi lắp đạn.
* Cấu tạo:
- Gờ nhám.
- Các gờ và rãnh.
h. Bộ phận cò và báng súng:
* Tác dụng:
- Để giữ BKN và KN ở phía sau.
- Bóp cò làm BKN, KN lao lên làm đạn nổ.
- Khóa an toàn cho súng.
- Cầm và tì vào vai khi bắn.
* Cấu tạo:
- Bộ phận cò gồm: Vòng cò, Tay cò, Lẫy cò và khóa an toàn.
- Báng súng và tay cầm bằng gỗ. Trong báng súng có ổ chứa BP đẩy về và hộp phụ tùng.
i. Bộ phận đẩy về:
* Tác dụng: để đẩy BKN luôn tiến về phía trước.
* Cấu tạo:
- Lò xo.
- Cốt lò xo.
- Cần đẩy.
k. Ốp lót tay:
* Tác dụng: để khi bắn và sau khi bắn xách súng đỡ bị nóng.
* Cấu tạo: Gồm 2 phiến gỗ ốp với nhau..
l. Chân súng:
* Tác dụng: để giá súng khi bắn.
* Cấu tạo:
- Khâu lắp chân súng.
- Chân súng ( 2 chân).
- Bàn chân súng, móng bàn chân.
- Lò xo, díp giữ.
m. Băng đạn và hộp băng:
* Tác dụng: Để chứa và chuyền đạn vào bộ phận tiếp đạn.
* Cấu tạo:
Băng đạn: Gồm các mắt băng để lắp các viên đạn, liên kết các mắt băng bằng dây thép xoắn.
- Hộp băng: tròn có nắp.
SÚNG DIỆT TĂNG B41 CỠ 40 mm
Súng diệt tăng RPG-7 do Liên Xô sản xuất, dựa theo kiểu này Trung Quốc cải tiến và sản xuất năm 1969 gọi là hoả tiễn diệt tăng cỡ 40 mm kiểu K69. Việt Nam ta gọi chung là súng diệt tăng B41cỡ 40 mm.
I. Tính năng kỹ chiên thuật của súng diệt tăng B41 cỡ 40 mm:
1. Trang bị: Súng B41 là loại vũ khí có uy lực mạnh của phân đội bộ binh do 1 người (hoặc 1 tổ) sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu bằng sắt thép như xe tăng, xe bọc thép, Pháo tự hành, ca nô, tàu chiến, máy bay đậu tại chỗ…Ngoài ra còn để tiêu diệt sinh lực địch ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố.
2. Tầm bắn thẳng: trong vòng 330m
3. Tầm bắn ghi trên thước ngắm và kính ngắm quang học: 200 - 500m.
4. Tốc độ đầu cuả quả đạn: 120m/s. Tốc độ lớn nhất của đạn 300m/s.
5. Tốc độ bắn chiến đấu: 4 – 6 phát/phút.
6. Khả năng xuyên của đạn:
Thép: 280mm.
Bê tông: 900mm.
Cát: 800mm.
Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự li bắn và tốc độ cuả đạn mà chỉ phụ thuộc vào góc chạm của đạn vào mục tiêu.
7. Trọng lượng: Toàn bộ: 8,5 kg.
Súng có lắp kính ngắm quang học: 6,3 kg.
Quả đạn có lắp thuốc phóng: 2,2 kg.
II. Nguyên lý chuyển động, cấu tạo, tác dụng các bộ phận chính cuả súng, đạn:
A. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận chính cuả súng B41.
Nguyên lý chuyển động. Súng cấu tạo theo nguyên lý không giật, khoá an toàn theo kiểu chẹn đuôi cò.
1. Cấu tạo chung:
Gồm 5 bộ phận chính.
2. Cấu tạo tác dụng các bộ phận:
a. Nòng súng:
- Tác dụng: Để định hướng bay cho quả đạn.
- Cấu tạo: Gồm 2 đoạn ống nối với nhau.
Đường kính cỡ nòng là 40mm.
Miệng nòng có khuyết lắp đạn.
Giữa nòng phình to ra làm buồng đốt.
Đuôi nòng loe rộng.
Bệ lắp kính ngắm quang học.
Ốp che nòng bằng gỗ.
b. Bộ phận ngắm cơ khí:
- Tác dụng: Để ngắm bắn mục tiêu khi không có kính ngắm quang học.
- Cấu tạo: Đầu ngắm: đầu ngắm chính và đầu ngắm phụ.
Thước ngắm: có thân thước ngắm, cữ thước nắgm và khe ngắm.
Đầu ngắm và khe ngắm được thiết kế về phía trên bên trái của nòng súng. Vì vậy người bắn phải vác súng trên vai phải để bắn.
c. Bộ phận kim hỏa:
- Tác dụng: để đập vào hạt lửa khi bị búa đập.
- Cấu tạo: Kim hỏa và lò xo kim hỏa.
d. Bộ phận cò và tay cầm:
- Tác dụng: Khóa an toàn cho súng; Giữ búa ở thế giương búa, giải phóng búa khi bóp cò để đập vào kim hỏa.
- Cấu tạo:
Hộp cò để chứa các bộ phận của cò.
Tay cò để bóp cò.
Búa để đập vào kim hỏa.
Khóa an toàn.
Tay cầm để cầm khi bắn.
e. Kính ngắm quang học:
- Tác dụng: là bộ phận ngắm chính của súng B41 để ngắm bắn vào các cự li khác nhau, ngoài ra còn để đo cự li của mục tiêu.
- Cấu tạo: Thân kính để liên kết các bộ phận của kính.
Núm đ/c hướng, núm điều chỉnh tầm.
Bộ phận chiếu sáng: Ắc quy , bóng đèn.
Trục tay hãm, tay hãm, chân kính.
Hệ thống kính quang học: kính bảo vệ, kính thu ảnh, lăng kính quay ảnh, kính vạch khấc, kính nhìn.
B. Cấu tạo tác dụng các bộ phận của đạn B41.
Nguyên lý chuyển động của đạn.
Đạn cấu tạo theo nguyên lý đạn lõm và cham nổ. Khi nổ phễu đạn tập trung nhiệt độ và áp suất khí thuốc tạo thành dòng xuyên thủng và đốt cháy và mục tiêu.
1. Cấu tạo chung.
Bộ phận thuốc phóng và đuôi đạn, bộ phận thuốc đẩy, đầu đạn, đầu nổ.
2. Tác dụng, cấu tạo các bộ phận của đạn.
a. Thuốc phóng và đuôi đạn.
- Tác dụng: Để ổn định hướng bay cho quả đạn. Ống thuốc phóng khi cháy sinh ra khí thuốc để đẩy quả đạn bay ra khỏi nòng súng.
- Cấu tạo:
Ống thuốc phóng đầu có ren để vặn vào ống thuốc đẩy.
Thuốc phóng để khi cháy sinh ra khí thuốc.
Bốn cánh đuôi để ổn định hướng bay cho đạn.
b. Bộ phân thuốc đẩy:
- Tác dụng: Để tăng thêm tốc độ bay cho quả đạn.
- Cấu tạo: Bộ phận phụt khí phản lực có 6 lỗ phụt khí.
Mấu lắp đạn.
Ống thuốc đẩy chứa thuốc đen.
Bộ phận phát lửa cua ống thuốc đẩy.
c. Bộ phận đầu đạn
- Tác dụng: Để tiêu diệt và phá huỷ mục tiêu.
- Cấu tạo: Thân đầu đạn, phễu đạn, chóp đạn, thuốc nổ, bộ phận sinh điện.
d. Bộ phận đầu nổ.
- Tác dụng: Để làm nổ quả đạn.
- Cấu tạo:
Bộ phận sinh điện lắp ở đầu quả đạn, bên trong có chứa chất sinh điện.
Đầu nổ: trong có kíp điện, kíp mồi nổ, kíp nổ và bộ phận tự hủy để làm nổ quả đạn khi đạn bay ra ngoài thời gian 4 – 6 giây mà không tới được mục tiêu.
SÚNG DIỆT TĂNG B40 CỠ 40 mm
Súng diệt tăng RPG-2 do Liên Xô sản xuất, một số nước dựa theo kiểu này sản xuất Việt Nam ta gọi chung là súng diệt tăng B40 cỡ 40 mm.
I. Tính năng kỹ chiến thuật súng diệt tăng B40
1. Trang bị: Súng B40 là loại vũ khí có uy lực mạnh của aBB do một người sử dụng. Dùng hỏa lực để tiêu diệt các mục tiêu bằng sắt thép ( xe tăng, Thiết giáp, pháo tự hành, ca nô tàu xuồng, máy bay đậu tại chỗ). Ngoài ra còn tiêu diệt sinh lực địch ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố.
2. Tầm bắn hiệu quả: 100m.
3. Tầm bắn thắng: Trong vòng 100m.
4. Tầm bắn ghi trên thước ngắm: 50m, 100m, 150m.
5. Tốc độ đầu của quả đạn: 83m/s.
6. Tốc độ bắn chiến đấu: 4-6 p/p.
7. Khả năng xuyên của đạn:
+ Thép: 200mm.
+ Bê Tông: 600mm.
8. Trọng lượng: 4,89 kg.
Súng : 2,75 kg; Đạn có lắp thuốc phóng: 1,84 kg.
II. Nguyên lý chuyển động, cấu tạo tác dụng các bộ phận súng, đạn.
A. Cấu tạo các bộ phận chính của súng:
Nguyên lý chuyển động của súng: Súng cấu tạo theo nguyên lý không giật, khoá an toàn theo kiểu chẹn đuôi cò.
1. Cấu tạo chung:
Súng B40 gồm 4 bộ phận chính.
2. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận của súng và đạn:
a. Nòng súng:
- Tác dụng: định hướng bay cho quả đạn.
- Cấu tạo: là một ống thép tròn thẳng, d = 40mm.
Miệng nòng có khuyết lắp đạn.
Ổ kim hỏa.
Vành sắt tăng độ bền.
Hai khuy đeo dây và ốp che nòng bằng gỗ.
b. Bộ phận ngắm:
- Tác dụng: Để ngắm bắn ở các cự li khác nhau.
- Cấu tạo: Đầu ngắm gập mở được.
Thước ngắm: Ba khe ngắm 50m, 100m, 150m.
Bộ phận ngắm của súng B40 được thiết kế lắp ở phía trên bên trái của nòng súng nên người bắn chỉ được vác súng trên vai phải để bắn.
c. Bộ phận kim hỏa:
- Tác dụng: để đập vào hạt lửa khi bị búa đập.
- Cấu tạo: Kim hỏa và lò xo kim hỏa.
d. Bộ phận cò và tay cầm:
- Tác dụng: Khóa an toàn cho súng; Giữ búa ở thế giương búa, giải phóng búa khi bóp cò để đập vào kim hỏa.
- Cấu tạo:
Hộp cò để chứa các bộ phận của cò.
Tay cò để bóp cò.
Búa để đập vào kim hỏa.
Khóa an toàn.
Tay cầm để cầm khi bắn.
A. Cấu tạo các bộ phận chính của đạn:
Nguyên lý chuyển động của đạn: Đạn cấu tạo theo nguyên lý đạn lõm và cham nổ. Khi nổ phễu đạn tập trung nhiệt độ và áp suất khí thuốc tạo thành dòng xuyên thủng và đốt cháy và mục tiêu
1. Cấu tạo chung:
Gồm có 4 phận chính.
2. Cấu tạo tác dụng các bộ phận của đạn.
a. Đầu đạn:
- Tác dụng: để tiêu diệt mục tiêu.
- Cấu tạo: Chóp đạn.
Vỏ đạn.
Phễu đạn.
Thuốc nổ.
b. Đuôi đạn:
- Tác dụng: Để giữ ổn định hướng cho quả đạn khi bay.
- Cấu tạo: Ống đuôi hình lăng trụ.
Mấu lắp đạn (díp giữ đạn).
Cánh đuôi: gồm 6 cánh xòe theo chiều chếch của ống đuôi.
Hạt lửa.
c. Ngòi nổ:
- Tác dụng: để làm nổ quả đạn khi chạm mục tiêu.
- Cấu tạo: Kíp nổ, bộ phận kim hỏa, BP an toàn.
d. Thuốc phóng:
- Tác dụng: để sinh ra áp lực khi cháy để đẩy đạn đi.
- Cấu tạo: ống thuốc phóng và thuốc đen.
C. Sơ lược chuyển động:
Khi bóp cò búa đập vào kim hỏa , thuốc phóng bị đốt cháy tạo thành áp lực đẩy quả đạn đi. Trong quá trình đạn bay, các bộ phận bảo đảm an toàn cho đạn được mở ra. Khi đạn chạm mục tiêu, ngòi nổ gây nổ đạn, xuyên thủng đốt cháy, phá hủy mục tiêu
THUỐC NỔ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GÂY NỔ
I. KHÁI NIỆM, TÁC DỤNG, YÊU CẦU KHI SỬ DỤNG THUỐC NỔ1. Khái niệm thuốc nổ:
Thuốc nổ là một chất hoặc hỗn hợp hóa học, khi bị tác dụng nhiệt…thì có phản ứng nổ, sinh nhiệt cao, lượng khí lớn tạo thành áp lực mạnh phá hủy các vật thể xung quanh.
2. Tác dụng của thuốc nổ:
Thuốc nổ có sức phá hủy lớn, có thể tiêu diệt sinh lực, phá hủy phương tiện chiến tranh công sự, vật cản của địch, tăng tốc độ phá đất đá, làm công sự, khai thác gỗ….
3. Yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ:
- Phải căn cứ vào nhiệm vụ, cách đánh, tình hình địch, địa hình, thời tiết và thuốc nổ hiện có để quyết định cách đánh cho phù hợp.
- Chuẩn bị chu đáo, bảo đảm nổ
- Đánh đúng: đúng mục tiêu, đúng khối lượng, đúng lúc, đúng điểm đặt.
- Dũng cảm, bình tĩnh, hiệp đồng chặt chẽ với xung lực, hỏa lực.
- Bảo đảm an toàn.
II. THUỐC NỔ (Gồm 4 loại)
Thuốc nổ được phân ra thành 4 loại sau:
- Thuốc gây nổ: Fuminat thủy ngân, Azotua chì, Tetrazen, Styphnat chì….
- Thuốc nổ mạnh: Pentrit, Hexogen, Nitro Glyxerin….
- Thuốc nổ vừa: Tôlit, Tetryl, C4, Astrolit...
- Thuốc nổ yếu: Nitrat Amôn, Amolit….
1.Thuốc gây nổ: Fuminát Thuỷ ngân Hg(NOC)2
- Công thức tổng quát: C2 N2 O2 Hg
- Nguyên liệu chế tạo: Thuỷ ngân, axit nitríc, Rượu Etylíc
a) Đặc điểm:
Fuminát thuỷ ngân là chất bột màu trắng, hoặc xám (khi pha phụ da) là chất độc ít tan trong nước, nhưng tan trong điều kiện sôi. Tỷ trọng 4,4 (kg/dm3) (Nếu ta bị đứt tay gặp chất độc này rất nguy hiểm)
b) Tính năng:
- Rất nhạy nổ do va đập cọ xát (độ nhạy do va đập cọ sát búa rơi 1kg/0,2m. Độ nhạy do cọ sát 0,43 kg).
- Dễ bắt lửa khi cháy là nổ ngay.
- Điểm phát lửa ở nhiệt độ từ 160- 170 0C cháy là nổ ngay.
- Ít hút ẩm độ ẩm 10% chỉ cháy không nổ. Nếu độ ẩm 30% châm lửa không cháy.
- Tác dụng với nhôm tạo thành chất không nổ.
- Tác dụng với đồng và nước tạo thành chất nhạy nổ hơn.
- Tác dụng vớ axit và bazơ. Khi tác dụng với Axitsunfuríc đậm đặc sẽ nổ ngay
Ở nhiệt độ thường thuốc không bị hư hỏng khi nhiệt độ đến 900 thuốc sẽ bị phân tích.
- Tốc độ nổ 5040m/s
c) Công dụng: Dùng làm thuốc gây nổ, nhồi trong kíp, hạt nổ của bom. đạn.
2. Thuốc nổ mạnh(Pentrit)
- CTHH: C(C H2 O NO2)4
- CTTQ: C5 H8 N4 O12
- Tên HH: Tetra nitro pentaeritri
- Nguyên liệu: Pentaeritrit, Axít Sunfuric, Axít Nitric
a) Đặc điểm:
- Tinh thể màu trắng, ở dạng rắn, khi pha chất phụ gia có màu hồng (là chất đã pha thêm làm giảm nhạy nổ).
- Không hút ẩm, không hoà tan trong nước, dễ hoà tan với Axêtôn. -Tỷ trọng: 1,77kg/dm3 .
b) Tính năng:
- Rất nhạy nổ khi va đập và cọ sát 0,3 kg.
- Tác dụng với Axít và bazơ bị phân tích làm mất tính nổ, không tác dụng với kim loại.Tự cháy ở nhiệt độ 200-2150 C. Nếu đốt cháy một lượng nhỏ trong phòng kín thì thuốc cháy rất nhanh. Ngọn lửa yếu, không có khói, ngon lửa màu sáng trắng. Nếu đốt 1kg trở lên hoặc trong bình kín thì từ cháy sẽ chuyển sang nỗ.
- Tốc độ nổ 8400m/s.
c) Công dụng:
- Dùng làm liều thuốc thứ 2 trong kíp
- Trộn với thuốc nổ TNT làm dây nổ
- Nhồi trong mìn đạn pháo, thuỷ lôi
3. Thuốc nổ TNT (Tôlit).
- Công thức hoá học C6 H2(NO2)3 CH3
- CTTQ : C7H5N3O6
- Tên HH: Trinitro Toluen
- Nguyên liệu chế tạo: Toluen, axitnitric, axit sunfuric
TNT là loại TN quan trọng và được sử dụng rộng rãi nhất. Hiên nay cả trong lĩnh vực quân sự và trong lĩnh vực dân sự đều sử dụng nhiều.
a) Đặc điểm:
- Tinh thể màu vàng nhạt khi tiếp xúc với ánh nắng sẽ ngả sang màu vàng đậm hoặc màu nâu
- Là chất độc có vị đắng, khi cháy có ngọn lửa màu đỏ, khói đen mùi nhựa thông.
- Ít hút ẩm không hoà tan trong nước, tan trong axit.
- Tỷ trọng 1,66 (kg/dm3).
b) Tính năng:
- An toàn khi va đập cọ sát, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ.
- Nóng chảy ở nhiệt độ 80,8 0C. bốc cháy ở 300 0C, nổ 350 0C.
- Đựng trong hòm kín khi cháy chuyển sang nổ.
- Không tác dụng với kim loại, tác dụng với bazơ tạo thành chất nhạy nổ.
- TNT đúc kém nhạy nổ hơn TNT ép khi nổ phải dùng thuốc nổ mồi.
- TNT trấu và TNT ép gây nổ bằng kíp số 8 trở lên.
- Tốc độ nổ 6800-6900m/s.
c) Công dụng:
- Làm bộc phá.
- Dùng để nhồi vào các loại đạn pháo, cối, bom, mìn, thuỷ lôi.
- Trộn với thuốc nổ mạnh làm dây nổ dây nổ.
4. Thuốc nổ C4
- Thành phần gồm: 80% thuốc nổ mạnh Hê xô ghen và 20% chất dính màu trắng đục.
a) Đặc điểm:
- Nhận dạng: Màu trắng đục, dẻo, mùi hắc, vị nhạt.
b) Tính năng:
- Cảm ứng nổ: Độ nhạy nổ do va đập thấp hơn thuốc nổ TNT, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ. Gây nổ từ kíp số 6 trở lên. Có thể nhào nặn theo mọi hình dạng cho phù hợp với vật thể định phá.
- Cảm ứng tiếp xúc: Để lẫn với kim loại không phản ứng hóa học.
- Cảm ứng nhiệt: Đốt khó cháy, 1900C cháy, 2010C nổ, bắt lửa nhanh, cháy không có khói. Khi cháy tập trung trên 50 kg có thể nổ
- Tốc độ nổ: 7380m/s
c) Công dụng:
- Dùng để cấu trúc các loại lượng nổ theo hình dạng khác nhau phù hợp với chỗ đặc điểm chỗ đặt khi phá vật thể.
- Dùng làm lượng nổ lõm.
5. Thuốc nổ yếu Ni trát a môn
- Nitrátamôn là tên goi chung loại thuốc nổ có thành phần chính là Nitrátamôn trộn với phụ gia hoặc chất cháy khác.
Nitrátamôn có dạng tinh thể màu trắng, hạt màu vàng, khói không độc. An toàn khi va đập, cọ xát. Khi châm lửa đốt thì cháy, rút lửa ra thì tắt, ở nhiệt độ 1690C chảy và bị phân tích. Dễ hút ẩm khi bị ẩm vón hòn, tác dụng mạnh với axít. Khó gây nổ, khi gây nổ phải có thuốc nổ mồi.
Thuốc nổ Nitrát amôn thường gói thành từng thỏi dài, khối lượng mỗi thỏi 100 - 200g, dùng trong phá đất đào đường hầm,…
III. HỎA CỤ GÂY NỔ
1. Kíp:
a) Tính năng: Rất nhạy nổ đối với va đập cọ sát, tất cả các hiện tượng ( vật nặng đè lên, chọc vào mắt ngỗng) đều gây nổ.
b) Cấu tạo:
Kíp thường
- Vỏ bằng nhôm, đồng hoặc giấy (nếu vỏ bằng đồng thì thuốc gây nổ là Fumi nat thuỷ ngân, nếu vỏ bằng nhôm thuốc gây nổ sẽ là Arotuachì), có tác dụng giữ cho thuốc khỏi rơi vãi, bảo đảm an toàn tăng sức gây nổ.
- Bát kim loại làm bằng đồng hoặc nhôm nếu thuốc gây nổ là Arotuachì làm bằng nhôm, có tác dụng để bảo vệ thuốc khỏi rơi vãi, ngăn cách thuốc gây nổ với vỏ, bảo đảm an toàn cho việc tra lắp. Chính giữa bát kim loại có một lỗ thủng gọi là mắt ngỗng để truyền lửa vào đốt cháy thuốc nổ.
Dưới bát kim loại có một tấm lưới kim loại
TN trong kíp chứa 2 liều gọi là liều 1 và liều 2
Liều 1: là thuốc gây nổ thường làm bằng Fuminat Thuỷ ngân hoặc Arotuachì.
Liều 2: Là thuốc nổ mạnh thường làm bằng Hexojen.
Kíp điện
Kíp nổ điện là một loại thiết bị kích nổ bằng dòng điện một chiều và còn được gọi dưới tên khác là kíp mìn. Kíp nổ điện đầu tiên là kíp nổ điện sợi Platin (bạch kim) do nhà khoa học người Nga có tên là Hiling thử nghiệm thành công năm 1892 và được sử dụng cựu kỳ rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự hiện nay.
Từ phần bát kim loại trở xuống cơ bản giống như kíp thường chỉ khác phần trên gồm có: dây điện, sợi dây tóc bóng điện, lớp nhựa, thuốc cháy.
Nếu dùng bằng kíp điện thì khi có một dòng điện từ 6-12v...
c) Công dụng: Dùng để kích TN và dây nổ được chia làm 10 loại đánh số từ 1-10 nhưng kíp số 8 thông dụng nhất.
2. Nụ xoè:
a) Tính năng: Phát lửa rất nhạy, dễ hút ẩm. Khi bị ẩm khó phát lửa hoặc không phát lửa.
b) Cấu tạo:
- Vỏ, làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại (Nếu bằng nhựa hình dạng giống hom giỏ dây cháy chậm khi đẩy sâu vào thì càng chặt).
- Xung quanh của dây kim loại xoắn là thuốc cháy được chứa trong ống kim loại để thuốc khỏi rơi vãi ra ngoài và tăng ma sát.
- Dây giật hoặc cần giật được nối liền với giây kim loại xoắn
c) Công dụng : Dùng để phát lửa đốt cháy dây cháy chậm.
3. Dây cháy chậm:
Dây cháy chậm là một loại thiết bị truyền dẫn lửa, dùng để kích nổ kíp nổ hoặc đốt cháy thuốc nổ sau một thời gian nhất định. Khi dây cháy chậm cháy hết, lửa được truyền vào thuốc nổ hoặc trong kíp, khiến kíp kích nổ mìn hoặc bọc phá... Dây cháy chậm do một người Anh tên là W.Bickford phát minh năm 1831. Trong thập niên 70 của thế kỷ 19, dây cháy chậm được sử dụng rộng rãi trong tác nghiệp gây nổ. Ở giai đoạn này nó không có nhiều thay đổi. Dây cháy chậm đầu tiên được làm bằng da, vải hoặc bằng giấy, bên trong có chưa thuốc nổ.
a) Tính năng:
- Dễ hút ẩm khi bị ẩm thì cháy ngắt quãng hoặc không cháy. Tốc độ cháy trong không khí 1÷1,2 cm/s cháy dưới nước tốc độ nhanh hơn.
- Loại dùng trên cạn ngâm nước sau 6h đốt không cháy.
- Loại dùng dưới nước ngâm nước 30 giờ đốt vẫn cháy
b) Cấu tạo:
- Vỏ ngoài cùng thường làm bằng sợi ni lông đen hoặc sợi chỉ trắng hoặc lớp nhựa.
- Lớp chống ẩm
- Lớp chỉ trắng chạy dọc bao quanh thuốc
- Thuốc cháy là loại thuốc đen nằm ở chính giữa có sợi dây tim mỗi cuộn 50m. Đường kính 5,5mm-:-6mm.
c) Công dụng: Truyền lửa gây nổ kíp.
4. Dây nổ
a) Công dụng: Dùng gây nổ một hay nhiều lượng nổ cùng một lúc đặt cách xa nhau. Mở lỗ đặt thuốc nổ khi đào công sự, phá đất. Đan thành lưới phá bãi mìn. Cắt cây nhỏ khi mở đường.
b) Tính năng: Va đạp cọ xát an toàn, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ; tốc độ nổ 6500m/s. đốt cháy tập trung trên 1 kg có thể nổ
c) Cấu tạo:
- Vỏ bằng nhựa hoặc bằng vải cuốn có quét lớp nhựa phòng ẩm bên ngoài có màu đỏ.
- Lõi dây có màu trắng hoặc hồng nhạt.
ỨNG DỤNG THUỐC NỔ TRONG CHIẾN ĐẤUTrong chiến đấu, ngoài việc sử dụng thuốc nổ nhồi trong các loại bom, đạn, mìn, lựu đạn,… còn sử dụng thuốc nổ gói thành các loại lượng nổ khối, lượng nổ dài, thủ pháo,… dùng uy lực của thuốc nổ khi nổ để sát thương sinh lực, phá hủy các phương tiện chiến tranh của đối phương.
- Lượng nổ khối: là loại lượng nổ có tác dụng phá hoại lớn, uy lực tập trung. Thường dùng để tiêu diệt sinh lực địch tập trung, phá hoại các mục tiêu kiến trúc như: hầm ngầm, kho tàng ụ súng, lô cốt, cầu cống, đường sá… và các phương tiện chiến tranh (xe tăng, bọc thép, máy bay, pháo cối, ô tô, tàu xuồng…). Khi gói buộc lượng nổ khối tốt nhất là gói khối lập phương hoặc khối hộp chữ nhật nhưng cạnh lớn nhất không quá 3 lần cạnh nhỏ nhất.
- Lượng nổ dài: Là loại lượng nổ có tác dụng phá hoại lớn, khi uy lực thuốc nổ phát triển nhanh theo chiều dài nhưng ít ở hai đầu lượng nổ. Thường dùng để phá các loại vật cản trở (hàng rào thép gai, tường, bãi mìn…) của địch để mở đường cho bộ đội ta xung phong tiêu diệt địch trong trận dịa của chúng. Khi cần thiết có thể dùng để đánh phá các loại mục tiêu khác.
- Thủ pháo: Là lượng nổ khối có khối lượng nhỏ (khối lượng 400-1000g). Trang bị phổ biến cho từng người, có thể đặt, đút, thả, ném, tung, lăng diệt địch tập trung trong và ngoài công sự, trong nhà, trong hầm ngầm và phá hủy một số phương tiên chiến tranh của địch. ỨNG DỤNG THUỐC NỔ TRONG SẢN XUẤT
Trong lĩnh vực kinh tế thuốc nổ kết hợp với sức người và xe máy để dạt năng xuất cao, rút ngắn thời gian, giá thành hạ. Nhưng dùng thuốc nổ phải đúng lúc và đúng kỹ thuật nếu không sẽ tốn kém, mất thời cơ hư hại công trình, tài sản của nhà nước, gây guy hiểm và tai nạn lao động.
- Phá đất: Lượng nổ phá đất có nhiều loại. Căn cứ vào hiện tượng nổ và kết quả nổ phân thành các loại lượng nổ:
+ Lượng nổ bắn tung: Là lượng nổ sau khi nổ làm tung đất ở phía trên, tạo thành hố phễu. Thường vận dụng để phá đường làm đường lên xuống bến, cho nổ định hướng hất đất trong đắp đường, đắp đập… giảm khối lượng đào đắp.
+ Lượng nổ phá om: Dùng lượng nổ chôn sâu dưới đất, sau khi nổ không tung đất thành hố phễu. Đất ở vùng nổ bị vỡ, mặt đất lún hoặc nứt nẻ, lồi cao hơn bình thường. Thường ứng dụng trong làm đường đào hố công trình, khai thác mỏ,… phá nổ om tơi để người hoặc xe máy xúc gạt đi.
+ Lượng nổ nén ép: Lượng nổ khối lượng nhỏ chôn sâu trong đất. Sau khi nổ đất bị nén ép thành lỗ hổng. Thường áp dụng đào lỗ mở bầu, đào các công trình, ép đất cho nền đường, ép đất làm cọc tăng cường móng nhà.
- Phá đá:
+ Phá ốp: thường tốn thuốc nổ, chỉ vận dung khi thời gian ngắn hoặc không có dụng cụ khoan đục lỗ nhồi thuốc nổ.
• Trường hợp đá tảng (đá mồ côi) có thể tích 5m3 trở xuống:
Nên phá ốp đặt lượng nổ bên ngoài, dùng 2kg thuốc nổ cho mỗi khối đá. Nếu phá dưới nước sâu lượng nổ giảm. Phá vỡ đá, lượng nổ ốp ở trên có đất đắp lèn chặt, lượng nổ có thể giảm 4 lần.
Trường hợp hất đá lượng nổ phải tăng 2-3 lần thuốc phá vỡ đá.
• Vỉa đá: Phá trên cạn tận dụng hang hốc hay khe nứt để tăng uy lực của thuốc nổ.
Ở dưới nước ứng dụng khai thác, thu dọn lòng sông, cầu cảng nơi ít có điều kiện khoan đục càng phải tận dụng phá ốp.
Khi phá dưới nước phải gói lượng nổ sao cho phòng ẩm tốt và thường gây nổ bằng kíp điện, mọi người phải lên bờ hoặc lên thuyền để tránh sóng xung kích truyền lan trong nước khi lượng nổ nổ. Nếu gây nổ bằng kíp thường phải tính toán chiều dài dây cháy chậm đủ bảo dảm cho người khi gây nổ xong bơi vào bờ hoặc lên thuyền an toàn lượng nổ mới nổ.
+ Phá tung, phá om: Dùng búa hoặc máy khoan thành lỗ cắt ngang hoặc cắt chéo các thớ đá. Nhồi thuốc nổ và đặt ngòi nổ, lèn đất chắc chắn cho đầy lỗ, sau đó tiến hành gây nổ.
- Phá các vật thể khác:
+ Phá gỗ tròn, gỗ vuông, chữ nhật, và phá cây.
+ Phá thép tấm, thép ống, thép tròn dây cáp.
+ Phá các vật kiến trúc,…
Chia sẻ với bạn bè của bạn:Page 2
CÁC BƯỚC LIÊN KẾT GÂY NỔ THƯỜNGCông tác chuẩn bị:
Đà kê, dao, kéo, kìm, dây cháy chậm, nụ xoè, kíp xà phòng, dây buộc, nẹp tre, VKTB theo biên chế…
1. Cắt dây cháy chậm :
2. Lắp giây cháy chậm vào kíp.
3. Cố định dây cháy chậm với kíp.
4. Lắp dây cháy chậm vào nụ xoè.
5. Lắp bộ phận gây nổ vào thuốc nổ.
6. Động tác giật dây nụ xoè :
VŨ KHÍ HẠT NHÂNI. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm
Vũ khí hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt lớn, gây sát thương phá hoại dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng được giải phóng ra khi có phản ứng hạt nhân.
- Vũ khí hạt nhân gồm: đạn dược hạt nhân, phương tiện đưa chúng tới mục tiêu và phương tiện điều khiển.
+ Đạn dược hạt nhân gồm: bom mìn, đầu đạn, tên lửa, thủy lôi, đạn pháo...
+ Phương tiện đưa chúng tới mục tiêu: máy bay, tên lửa, pháo, tàu ngầm...
+ Phương tiện điều khiển: bằng laser, hồng ngoại...
- Vũ khí hạt nhân sát thương sinh lực, phá hoại vũ khí trang bị khí tài, các công trình kiến trúc cũng như các mục tiêu quân sự, kinh tế, chính trị, sức hủy diệt của vũ khí hạt nhân lớn gấp nhiều lần so với các loại vũ khí khác.
2. Phân loại
Hiện nay người ta phân loại vũ khí hạt nhân theo 3 cách sau: theo đương lượng nổ, theo nguyên lý cấu tạo và theo mục đích sử dụng.
a. Theo đương lượng nổ
Loại | Cực nhỏ | Nhỏ | Vừa | Lớn | Cực lớn |
q = kt | < 1 | 1 ≤ q < 10 | 10 ≤ q < 100 | 100 ≤ q < 1000 | q ≥ 1000 |
- Loại lớn đến loại cực lớn, có cấu tạo dựa trên cơ sở phản ứng nhiệt hạch và kết hợp giữa phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch.
b. Theo nguyên lý cấu tạo
Gồm 2 loại: Vũ khí hạt nhân nổ và vũ khí hạt nhân không nổ
- Vũ khí hạt nhân nổ gồm 3 loại: Vũ khí nguyên tử, vũ khí khinh khí và vũ khí nơtơron.
- Vũ khí hạt nhân không nổ: Chất phóng xạ chiến đấu
c. Theo mục đích sử dụng
- Vũ khí hạt nhân chiến thuật
Có đương lượng nổ từ loại cực nhỏ đến loại vừa có thể tập kích vào các mục tiêu có tính chiến thuật, chiến dịch như: SCH, TĐHL, đội hình chủ yếu của bộ binh, trận địa phòng ngự then chốt, sân bay, đầu mối giao thông quan trọng, kho tàng..
- Vũ khí hạt nhân chiến lược
Có đương lượng nổ từ loại lớn đến cực lớn, có thể tập kích vào các mục tiêu có tính chiến lược như: Trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự, các phương tiện sử dụng và chống vũ khí hạt nhân chiến lược.
3. Các phương thức nổ của vũ khí hạt nhân
a. Nổ trong vũ trụ: (Ký hiệu là: VT)
- Độ cao nổ cách mặt đất trên 65 km trở lên
- Cảnh tượng nổ: Mắt thường khó quan sát thấy, nhưng với điều kiện khí tượng tốt, đương lượng nổ cỡ Mt nổ ở độ cao khoảng 65 - 100 km thì thấy cầu lửa.
- Đặc điểm tác hại: Dùng để tiêu diệt các phương tiện trên cao như: Vệ tinh trinh sát, các con tầu vũ trụ, tên lửa mang vũ khí hạt nhân chiến lược..
b. Nổ trên cao: (Ký hiệu là: C)
- Độ cao nổ từ 16 km đến 65 km
- Cảnh tượng nổ: Thấy chớp sáng và cầu lửa bốc cao dần.
- Đặc điểm tác hại: Dùng để tiêu diệt các phương tiện đang bay trong vũ trụ, như tàu vũ trụ, vệ tinh rinh sát quân sự, tên lửa vượt đại châu. Ngoài ra còn làm ảnh hưởng các máy móc vô tuyến điện.
c. Nổ trên không
- Độ cao nổ < 16 km trở xuống cho tới khi cầu lửa không chạm mặt đất, mặt nước.
- Cảnh tượng nổ: Thoại đầu trông thấy chớp sáng chói lọi, chiếu sáng mặt đất, tiếp theo là tiếng nổ xé và rền vang. Sau đó cầu lửa bốc lên cao cuốn theo bụi đất đá hình thành cột có dạng hình nấm, gọi là nấm mây nguyên tử.
- Đặc điểm tác hại: Dùng để sát thương sinh lực ở ngoài công sự và phá hoại các mục tiêu, công trình kém bền vững trên mặt đất, phạm vi sát thương phá hoại rộng. Ngoài ra khi nổ gần mặt đất còn có thể sát thương sinh lực ẩn nấp trong công sự kém bền vững..
d. Nổ mặt đất, mặt nước
- Là nổ ngay trên mặt đất hoặc mặt nước.
- Cảnh tượng nổ: Như nổ trên không nhưng sau đó tạo thành bán cầu lửa. Tiếng nổ trầm hơn trên không, nấm mây nguyên tử có dạng liền , thân và tán nấm to hơn, màu thẫm. Còn nổ mặt nước tạo thành cột nước bốc lên cao sau đó đổ xuống taọ thành sóng nước rất mạnh lan truyền mọi phía.
- Đặc điểm tác hại: Ngoài sát thương phá hoại như nổ trên không, còn tiêu diệt sinh lực ẩn nấp trong công sự vững chắc, phá hoại phương tiện và công trình kiên cố trên mặt đất, phạm vi hẹp hơn nổ trên không.
e. Nổ dưới đất (dưới nước)
- Nổ dưới đất
+ Độ sâu nổ từ vài mét đến hàng trăm mét.
+ Cảnh tượng nổ: Tuỳ theo độ sâu nổ mà có thể thấy hoặc không thấy chớp sáng và cầu lửa. Tạo nên iếng nổ rất trầm và mặt đất rung chuyển tương đương với động đất mạnh. Cột đất đá bốc lên có dạng hình nón cụt đặt ngược, tạo ra hố bom sâu gấp 2 - 2,5 lần nổ trên mặt đất.
Ví dụ: Ngày 12/3/1968 Mỹ cho nổ 5 quả mìn, mỗi quả có đương lượng nổ 1 kt, bố trí theo chiều dài mỗi quả cách nhau 50 m. Cho nổ đồng thời, kết quả tạo ra hố bom sâu 25 - 30 m, rộng 90 m, dài 270 m.
+ Đặc điểm tác hại: Dùng để phá huỷ các công trình ngầm dưới đất, hay hầm phòng nguyên tử hoặc công trình rất kiên cố dưới đất (dưới nước). Ngoài ra cũng như nổ mặt đất là tạo hố bom sâu và nhiễm xạ nặng, cản trở nhiều đến cơ động của đối phương.
- Nổ dưới nước
+ Độ sâu nổ cũng tương tự như nổ dưới đất.
+ Cảnh tượng nổ: Tùy vào độ sâu nổ mà có thể nhìn thấy hay không thấy cầu lửa, cột nước bốc lên cao có hình hoa bắp cải sau đó đổ xuống, tạo thành sóng nước rất mạnh, cao đến hàng trăm mét tạo thành sóng gốc.
+ Đặc điểm tác hại: Dùng để phá hoại tàu thuyền trên mặt nước hay các công trình ngầm dưới nước như bến cảng, công trình thuỷ lợi..Ngoài ra còn làm nhiễm xạ mặt nước.
Tóm lại: Khi phương thức nổ thay đổi, do đặc điểm môi trường nổ thay đổi, các nhân tố hình thành thay đổi, do đó mục đích sử dụng cũng thay đổi. Như vậy, ta có thể dựa vào cảnh tượng nổ để phán đoán phương thức nổ địch đã sử dụng, đương lượng nổ của bom đạn, âm mưu thủ đoạn sử dụng của địch, từ đó có biện pháp phòng chống thích hợp.
II. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ SÁT THƯƠNG, PHÁ HOẠI CỦA VŨ KHÍ HẠT NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG.
1. Sóng xung kích.
a. Khái niệm
Sóng xung kích là một miền của môi trường nổ (khí, lỏng, rắn) bị nén rất mạnh và đột nhiên lan truyền đi khắp mọi phương với vận tốc lớn hơn vận tốc âm trong môi trường đó. Về bản chất sóng xung kích của vụ nổ hạt nhân cơ bản tượng tự như sóng xung kích của vụ nổ bom đạn thường, nhưng năng lượng lớn hơn gấp nhiều lần, qui mô và phạm vi rộng hơn.
b. Đặc điểm tác hại
- Sóng xung kích là nhân tố sát thương phá hoại chủ yếu và tức thời, thời gian tác dụng từ vài giây đến hàng chục giây chiếm 50% năng lượng vụ nổ sát thương sinh lực, phá hủy vũ khí trang bị khí tài, công trình kiến trúc bằng trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Sát thương trực tiếp đối với người là do sức ép rất mạnh của không khí lên cơ thể gây chấn thương làm chảy máu bên trong, làm gãy xương hoặc sai khớp (ví dụ vụ nổ ở Hirôsima người đứng cách tâm nổ 1200m đã bị hất đi xa hơn 10m). Đối với trang bị khí tài, công trình kiến trúc, sóng xung kích làm hư hỏng biến dạng.
- Sát thương gián tiếp do sóng xung kích làm sập đổ nhà cửa, cây cối, công trình, hầm hào công sự, vật liệu khác đè ép lên người hoặc quăng quật vào người gây chấn thương.
Ví dụ: ở Hirosima bán kính gây chấn thương nặng trực tiếp ở 1200m, ở 2600m có thể người bị chết do gián tiếp cây cối, nhà cửa công trình, công sự sập đổ, còn cách 3200m có người còn bị rách da hoặc do mảnh văng vào.
- Điều kiện địa hình ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng sát thương phá hoại của sóng xung kích đồi núi, rừng cây, thung lũng, hào, rãnh làm giảm tác hại của sóng xung kích.
Ví dụ: ở Nagasaki địa hình rừng núi, nhà gỗ cách điểm nổ 1600m đều bị phá hủy, cách 220m nhà 3 tầng bê tông chân gạch bị phá hủy, nhà bê tông cốt sắt không bị phá hủy.
c. Cách phòng chống
- Triệt để lợi dụng công sự, hầm hào, địa hình, địa vật ẩn nấp, phải ẩn nấp về phía không hướng vào tâm nổ.
- Nếu người đang vận động trên địa hình bằng phẳng, khi thấy chớp sáng, tín hiệu nổ của vũ khí hạt nhân phải lập tức nằm xuống đất, chân quay về hướng tâm nổ, hai tay đỡ ngực dùng ngón tay trỏ nút lỗ tai, đầu cúi xuống đất, mặt úp vào cánh tay, mắt nhắm mồm há thở đều.
- Khi bố trí đội hình chiến đấu, xác định vị trí làm công sự phải có ý thức triệt để lợi dụng địa hình, địa vật để giảm bớt tác hại trực tiếp cũng như gián tiếp của sóng xung kích.
Mặt khác phải làm tốt công tác tự cấp cứu, cứu sập và giúp nhau cấp cứu, cứu sập cho người khác.
2. Bức xạ quang
a. Khái niệm
Bức xạ quang là dòng năng lượng ánh sáng phát ra từ cầu lửa với nhiệt độ cực cao (hàng chục triệu độ) gồm tia hồng ngoại, tử ngoại, tia sáng nhìn thấy, truyền đi mọi phương với vận tốc ánh sáng gây tác hại trong thời gian rất ngắn, do tác dụng, bởi nhiệt độ cao (về bản chất bức xạ quang của vụ nổ hạt nhân cơ bản giống như bức xạ quang của vụ nổ bom đạn thường, hoặc bức xạ quang của mặt trời nhưng nhiệt độ của vụ nổ hạt nhân lớn hơn gấp nhiều lần, qui mô và phạm vi khác nhau).
b. Đặc điểm tác hại
- Bức xạ quang là nhân tố tác hại quan trọng và tức thời, thời gian tác dụng rất nhanh thừ một phần giây đến hàng chục giây, chiếm 35% năng lượng vụ nổ. Sát thương sinh lực làm cháy, làm nóng chảy, biến dạng vũ khí trang bị, công trình kiến trúc, bằng trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Sát thương trực tiếp đối với người bức xạ quang làm cháy người, cháy da, bỏng da, lóa mắt, mù mắt.
- Đối với vũ khí trang bị kĩ thuật, khí tài, các công trình kiến trúc, bức xạ quang làm cháy, nóng chảy, biến dạng.
- Sát thương gián tiếp của bức xạ quang làm cháy rừng, kho tàng, nhà cửa, gây thiệt hại cho người, VKTBKT, gia súc, công trình kiến trúc.
- Điều kiện địa hình thời tiết ảnh hưởng lớn đến tác dụng sát thương phá hoại của bức xạ quang (trời mây, mù, khói bụi, mưa, đồi núi hang động sẽ làm giảm tác hại của bức xạ quang). Rừng rậm các vật thể trên địa hình có thể chắn các tia sáng, chiếu thẳng của bức xạ quang, nhưng dễ gây nên các đám cháy.
VD: Ở Hirosima 1 thành phố đồng bằng mật độ công trình lớn nên các đám cháy dễ phát triển gây nên 1 diện tích cháy 1,4km2 gấp 4 lần Nagasaki có nhiều đồi núi mật độ nhà cửa thưa thớt.
c. Cách phòng chống: giống như sóng kích động nhưng cần chú ý một số điểm :
- Nếu ở địa hình bằng phẳng phải nhắm mắt che các bộ phận lộ hở của cơ thể.
- Hầm hố kho tàng phải có thiết bị phòng chống cháy.
- Tổ chức đội chữa cháy, bỏng kiêm nhiệm.
3. Bức xạ xuyên
a. Khái niệm
Bức xạ xuyên của vụ nổ hạt nhân gồm các tia gama và dòng nơ tron phát ra từ vùng nổ truyền đến mọi phương với sức đâm xuyên rất mạnh.
b. Đặc điểm tác hại:
Bức xạ xuyên là nhân tố sát thương phá hoại đặc trưng và tức thời chiếm 5% năng lượng vụ nổ. Bức xạ xuyên sát thương sinh lực bằng bệnh phóng xạ và làm hỏng một số trang bị khí tài như làm thay đổi tính chất dụng cụ điện tử, bán dẫn, làm mờ kính quang học, làm hỏng phim ảnh, khi có liều chiếu xạ lớn. Ngoài ra còn làm cho một số nguyên tố phóng xạ cảm ứng vào trong đất đá, lương thực, thực phẩm gây tác hại gián tiếp lâu dài biểu hiện của bệnh phóng xạ đối với người là mệt mỏi, kém ăn, rụng tóc, sốt cao, buồn nôn, nôn mửa, khi xuyên qua môi trường vật chất bức xạ xuyên bị tiêu hao dần năng lượng và cuối cùng bị triệt tiêu, các vật liệu có độ dày lớn sẽ làm giảm tác hại của bức xạ xuyên nhanh.
c. Cách phòng chống:
- Nhanh chúng lợi dụng địa hình, địa vật, binh khí kỹ thuật,... để ẩn nấp.
- Cấu trúc hầm phòng chống cho người, trang bị kỹ thuật phải có nắp dày.
- Trang bị và bảo quản thật tốt ống đo chiếu xạ cá nhân.
- Thường xuyên kiểm tra liều chiếu xạ cá nhân
4. Hiệu ứng điện từ
a. Khái niệm
Hiệu ứng điện từ do sự iôn hóa các phân tử, nguyên tử không khí dưới tác dụng các tia bức xạ của vụ nổ hạt nhân tạo thành một lượng lớn các phân tử mang điện tích trong khí quyển gồm electron và iôn. Hiệu ứng điện từ do vụ nổ của vũ khí hạt nhân gây ra xung quanh điện từ và tăng mật độ electrôn trong khí quyển.
b. Đặc điểm tác hại
Hiệu ứng điện từ là nhân tố phá hoại đặc trưng của vũ khí hạt nhân, xung điện từ tác dụng trong vài miligiây. Sau khi vũ khí hạt nhân nổ, tăng mật độ electron ảnh hưởng đến hoạt động của máy vô tuyến điện trong thời gian dài, phạm vi rộng tác dụng đến máy điện tử, bán dẫn đang làm việc như cháy bóng, hỏng các linh kiện điện tử, bán dẫn của máy vô tuyến điện.
VD: Tháng 8/1958 tại Đảo Zônxơn Thái Bình Dương Mỹ cho nổ Bom A ở độ cao 400m liên lạc tầng số vô tuyến 5-25mHZ bị nhiễu nặng và hoàn toàn cắt liên lạc 18h liền giữa Tôkiô và Califocnia, các máy bay đường dài trên vùng Thái Bình Dương tạm ngừng hoạt động.
c. Cách phòng chống
- Trong công sự SCH và trung tâm thông tin có đặt máy kể cả hầm phòng nguyên tử phải có thiết bị thu xung điện từ.
- Huấn luyện cho bộ đội chuyên môn sử dụng thành thạo máy ở các tần số khác nhau.
5. Chất phóng xạ
a. Khái niệm:
Sau khi vũ khí hạt nhân nổ tạo nên đám mây phóng xạ bay theo chiều gió và xung quanh khu vực tâm nổ đều bị nhiễm xạ do các hạt bụi mang theo chất phóng xạ. Các chất phóng xạ gây ra nhiễm xạ gồm các mảnh vỡ hạt nhân, các đồng vị phóng xạ, cảm ứng và các hạt nhân chưa kịp phản ứng của chất nổ hạt nhân.
b. Đặc điểm tác hại:
- Chất phóng xạ là nhân tố sát thương phá hoại đặc trưng của vũ khí hạt nhân chiếm 10% năng lượng vụ nổ, gây nhiễm xạ trên địa hình một diện tích rộng lớn từ vài chục km đến hàng trăm, hàng nghìn km, có tác dụng kéo dài vài ngày đến hàng chục năm, gây trở ngại đến hoạt động chiến đấu của đối phương.
- Chất phóng xạ sát thương sinh lực bằng các tia phóng xạ anpha, bêta, gama và các dòng tia nơtron gây nên bệnh phóng xạ cho người và động vật.
- Triệu chứng của bệnh phóng xạ: người bị suy nhược toàn thân, giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, huyết áp giảm, chảy máu lấm tấm dưới da, nhịp đập của tim khác thường, ăn uống kém.
- Chất phóng xạ gây tác hại cho người bằng 3 con đường chiếu xạ bên ngoài hoặc có thể nhiễm xạ bên trong, do hít thở, ăn uống, hay qua da, qua vết thương.
- Nhiễm xạ địa hình (mặt đất) thường phạm vi rộng bao gồm: Nhiễm xạ khu vực và nhiễm xạ của vệt mây phóng xạ rơi xuống (sự hình thành các khu nhiễm xạ chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện địa hình, thời tiết.
Đối với VKTBKT công trình LTTP nước uống, chất phóng xạ không phá hủy nhưng gây nên nhiễm xạ làm ảnh hưởng cho việc sử dụng các đối tượng đó đối với người.
c. Cách phòng chống:
- Phải ngăn cách không cho chất phóng xạ bám dính vào cơ thể.
- Xác định chính xác khu vực bị nhiễm xạ và đánh dấu.
- Trang bị và huấn luyện thành thạo cỏc loại khí tài phòng hoá , khí tài trinh sát phóng xạ.
- Che đậy các nguồn nước, lương thực, thực phẩm. VŨ KHÍ HOÁ HỌC
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VKHH là loại vũ khí hủy diệt lớn, dựa trên độc tính cao và tác động nhanh của chất độc quân sự để sát thương sinh lực, tiêu diệt động thực vật, gây nhiễm độc địa hình, VKTB, thực phẩm, nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường… của đối phương.2. Phân loại chất độc quân sự
Tùy theo quan điểm và mục đích sử dụng khác nhau mà người ta đưa ra các cách phân loại khác nhau đối với chất độc quân sự, thường phân loại theo 3 cách sau:
a. Phân loại theo đặc điểm tác hại đối với sinh vật: chất độc quân sự được chia thành 6 nhóm
- Chất độc thần kinh: Vx, sarin
- Chất độc loét da: Ypêrít, ypêrít Nitơ
- Chất độc ngạt thở: Phốt gien,
- Chất độc toàn thân: Axít cyanhdric
- Chất độc kích thích: CS
- Chất độc tâm thần: BZ
b. Phân loại theo thời gian tồn tại tác hại.
Căn cứ vào thời gian tồn tại gây tác hại của chất độc quân sự trong môi trường nhiễm, người ta chia chất độc quân sự thành 2 loại:
- Chất độc quân sự lâu tan: Có thể tồn tại trong thời gian lớn hơn 1 giờ, thường có nhiệt độ sôi lớn hơn 1400C. Các chất độc loại này thường được sử dụng ở trạng thái bột, giọt lỏng.
- Chất độc quân sự mau tan: Có thể tồn tại trong thời gian nhỏ hơn 1 giờ, thường có nhiệt độ sôi dưới 140oC. Các chất độc này thường được sử dụng ở trạng thái hơi hoặc giọt lỏng, khả năng bay hơi rất cao.
c. Phân loại theo độ độc: căn cứ vào độ độc (độc tính) người ta chia chất độc quân sự thành 2 loại:
- Chất độc gây chết người: Sẽ làm cho người bị nhiễm chết sau một thời gian nào đó.
- Chất độc gây mất sức chiến đấu: Thường làm cho người bị nhiễm mất khả năng hành động và tư duy sau một thời gian nhất định.
3. Con đường trúng độc
Tùy thuộc vào trạng thái chiến đấu mà chất độc quân sự xâm nhập vào cơ thể qua những con đường khác nhau.
a. Qua đường hô hấp
Do hít thở phải không khí bị nhiễm độc. Chất độc sẽ theo không khí qua mũi, họng, khí quản vào phổ. Từ đây chất độc xâm nhập qua các mao mạch vào máu đi khắp cơ thể gây nhiễm độc.
b. Qua đường tiêu hóa
Do ăn uống phải chất độc quân sự nhiễm vào nguồn nước, lương thực, thực phẩm.., xâm nhập qua niêm mạc dạ dày và ruột theo máu đi khắp cơ thể gây nhiễm độc.
c. Qua đường tiếp xúc
Do chất độc bám dính vào da hay niêm mạc mắt, mũi, miệng, vết thương vào máu đi khắp cơ thể gây nhiễm độc.
II. ĐẶC ĐIỂM CHIẾN ĐẤU CỦA VŨ KHÍ HOÁ HỌC
1. Tác hại sát thương chủ yếu bằng độc tính của chất độc
- Khi chất độc xâm nhập vào cơ thể con người gây ra các triệu chứng khác nhau làm tổn thương các bộ phận trong cơ thể dẫn đến tác hại toàn thân.
- Chất độc làm nhiễm vũ khí trang bị địa hình công sự trận địa gây cản trở, khó khăn cho hoạt động của đối phương.
- Vũ khí hóa học không phá hủy vũ khí trang bị và các công trình kiến trúc mà chỉ gây sát thương sinh lực, gây ô nhiễm môi trường sinh thái
2. Phạm vị sát thương rộng
Vũ khí hóa học có phạm vi sát thương rộng, khi địch tập kích sẽ tỏa tán trong không khí bay theo chiều gió làm sát thương sinh lực, làm nhiễm độc địa hình... trên cả phạm vi rộng lớn. Khi địch tập kích chất độc hóa học vào nguồn nước gây nhiễm độc hàng chục đến hàng trăm km theo dòng nước.
Ví dụ: Để sát thương 22- 25% sinh lực đóng quân dã ngoại trên S=1 ha phải bắn 54 quả đạn pháo cỡ 155mm. Nếu sử dụng đạn pháo 155 chứa chất độc GB cần 9 quả, sử dụng chất độc Vx chỉ cần 1 quả.
3. Thời gian gây tác hại lâu dài
- Tùy theo phương pháp, trạng thái sử dụng từng loại chất độc, điều kiện địa hình thời tiết và thời gian gây tác hại của chất độc đối với các đối tượng mà chất độc có thể tồn tại từ vài phút đến vài ngày, hàng tuần hoặc lâu hơn nữa.
Ví dụ: ở điều kiện nhiệt độ mặt đất 200C tốc độ gió 2m/s chất độc Yperit thể hơi tồn tại 8h trong không khí, thể lỏng 48h chất độc Vx dạng sol khí tồn tại 12 ngày dạng giọt lỏng tồn tại hàng tháng ở những địa hình ẩm thấp thung lũng.
4. Chịu ảnh hưởng của điều kiện địa hình thời tiết
a. Thời tiết: Gió đưa không khí nhiễm độc truyền đi xa, tạo ra phạm vi sát thương rộng, mưa rửa trôi chất độc, nhiệt độ cao làm chất độc bốc hơi nhanh giảm thời gian tồn tại tác hại của chất độc.
b. Địa hình: Địa hình trống trải bằng phẳng chất độc truyền đi xa, tạo ra phạm vi sát thương rộng nhưng nồng độ chất độc thấp, thời gian tồn tại tác hại ngắn. Ngược lại ở địa hình rừng núi do ảnh hưởng che chắn của độ cao và rừng cây chất độc không truyền đi xa được nên tạo ra phạm vi sát thương hẹp, nhưng nồng độ chất độc cao, thời gian tồn tại tác hại kéo dài.
III. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOẠI CHẤT ĐỘC VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
1. Chất độc Vx và Sarin
Ký hiệu trên bom đạn: GAS - Vx hoặc GB và 3 vòng sơn màu xanh lam
a. Tính chất
Là chất lỏng không màu, không mùi, ít bay hơi tồn tại ngoài môi trường từ vài giờ đối với GB hàng tuần đối với Vx
b. Tác hại
Xâm nhập vào cơ thể qua 3 con đường, gây kích thích tế bào thần kinh liên tục hoạt động rối loạn và cơ thể ngừng hoạt động. Tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau mà xuất hiện các triệu chứng: Con ngươi mắt thu nhỏ, sùi bọt mép, nôn mửa, khó thở, thở gấp, đi đứng không vững, co giật cơ bắp, co giật toàn thân..có thể chết nếu không được cấp cứu kịp thời.
c. Cách đề phòng
Nhanh chóng sử dụng mặt nạ, áo choàng, ủng, găng tay để ngăn cách cơ thể với môi trường bị nhiễm độc, uống viêm thuốc phòng chất độc thần kinh trước khi địch tập kích.
d. Cấp cứu
Nhanh chóng dùng ống thuốc tiêm tự động, tiêm vào bắp.
e. Tiêu độc
- Dùng bao tiêu độc cá nhân IPP8.
- Dùng nước xà phòng, bồ kết để tiêu độc ứng dụng.
2. Chất độc Yperít
- Ký hiệu trên bom, đạn: GAS - HD và 2 vòng sơn xanh lam.
a. Tính chất
Là chất lỏng nhớt, có màu vàng đến màu nâu tối, có mùi tỏi, tồn tại ở ngoài môi trường đến hàng tuần.
b. Tác hại
Xâm nhập vào cơ thể qua 3 con đường gây tác hại mạnh với da và niêm mạc.
Triệu chứng:
- Đối với da: Làm cho da ban đỏ, rộp phồng, lở loét điều trị hàng tháng mới khỏi.
- Đối với cơ quan hô hấp: Tổn thương thanh quản, khí quản, viêm phổi và phù phổi.
- Đối với cơ quan tiêu hóa: Gây viêm loét dạ dày, ruột, buồn nôn, nôn mửa...
c. Cách đề phòng
Nhanh chóng sử dụng mặt nạ, áo choàng, ủng, găng tay để ngăn cách cơ thể với môi trường bị nhiễm độc, có thể sử dụng khẩu trang hay khăn mặt, áo mưa để đề phòng ứng dụng.
d. Cấp cứu
Tiêm thuốc kháng sinh và uống thuốc trợ lực chống lại sự phá hủy của tế bào, chống nhiễm trùng. Che đậy nguồn nước, lương thực thực phẩm.
e. Tiêu độc
Với da và quân trang dùng bao tiêu độc cá nhân IPP8, có thể dùng nước xà phòng, bồ kết để tiêu độc ứng dụng. Với mắt rửa bằng dung dịch cloramin 0,25 đến 0,5%. Với cơ quan hô hấp phải xúc miệng, rửa mũi bằng dung dịch nabica 2%. Với cơ quan tiêu hóa gây nôn, sau đó cho uống than hoạt tính.
3. Chất độc phốt gien
Ký hiệu trên bom, đạn: GAS - CG và 1 vòng sơn màu xanh lam.
1. Tính chất
Là một chất lỏng, màu vàng nhạt, mùi hoa quả thối, nhiệt độ sôi 8,2oC, tồn tại ở ngoài môi trường vài chục phút.
b. Tác hại
Xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp tác hại mạnh với phổi gây phù phổi.
Triệu chứng: Cay mắt ngứa họng, tức ngực, khó thở. Sau đó triệu chứng trên mất đi, 1-2 giờ sau xuất hiện ngạt thở đột ngột, môi tím tái.
c. Cách đề phòng
Mang mặt nạ bảo vệ cho hô hấp, có thể sử dụng khẩu trang hoặc khăn mặt để đề phòng ứng dụng.
d. Cấp cứu
Đặt người bị nhiễm nơi yên tĩnh, thoáng gió, nới rộng quần áo. Nhanh chóng đưa người bị nhiễm độc về tuyến y tế gần nhất để điều trị, không làm hô hấp nhân tạo cho nạn nhân.
Chia sẻ với bạn bè của bạn:Page 3
1. Cấu tạo chung: Gồm 12 bộ phận2. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận:
a. Nòng súng:
* Tác dụng: Giống như nòng súng AK.
* Cấu tạo:
- Bệ đầu ngắm, khâu lắp chân súng.
- Lỗ truyền khí thuốc, bộ phận điều chỉnh khí thuốc.
- Buồng đạn.
- Trong lòng của nòng súng có 4 rãnh xoắn, cỡ nòng súng là 7,62mm.
b. Bộ phận ngắm:
* Tác dụng: Dùng để ngắm bắn mục tiêu ở các ự li khác nhau.
* Cấu tạo:
- Đầu ngắm, ren đầu ngắm, bệ di động có mộng mang cá, ốc vít.
- Thước ngắm: thân thước ngắm, khe ngắm cữ thước ngắm, thước ngắm ngang.
c. Hộp khóa nòng:
* Tác dụng: Giống AK
* Cấu tạo:
- Rãnh trượt định hướng cho BKN chuyển động.
- Lỗ lắp chốt liên kết bộ phận cò và báng súng.
- Cửa thoát vỏ đạn phía dưới.
- Bệ lắp hộp băng đạn.
d. Bộ phận tiếp đạn và nắp hộp KN:
* Tác dụng:
- Bộ phận tiếp đạn để kéo băng đạn đưa đạn vào thẳng đường tiến của sống đẩy đạn của khóa nòng.
- Nắp hộp khóa nòng để liên kết bộ phận tiếp đạn và che bụi bảo vệ các bộ phận bên trong.
* Cấu tạo:
- Bộ phận tiếp đạn:
+ Bàn đỡ băng đạn.
+ Bàn móng, móng kéo băng đạn.
+ Cần gạt
- Nắp hộp KN: Có mấu giữ (them hãm) và chốt liên kết.
e. Bệ khóa nòng và thoi đẩy:
* Tác dụng: Giống như súng AK
* Cấu tạo:
- Thoi đẩy
- Bệ KN: Cửa thoát vỏ đạn, khuyết chứa tay kéo BKN, khuyết chứa đầu cần đẩy của BP đẩy về, trụ gạt.
f. Khóa nòng:
* Tác dụng: Giống AK
* Cấu tạo:
- Thân khóa.
- Hai phiến khóa ( 2 cái để đóng KN).
- Kim hỏa, móc đạn.
g. Tay kéo BKN:
* Tác dụng: Để kéo BKN về sau khi lắp đạn.
* Cấu tạo:
- Gờ nhám.
- Các gờ và rãnh.
h. Bộ phận cò và báng súng:
* Tác dụng:
- Để giữ BKN và KN ở phía sau.
- Bóp cò làm BKN, KN lao lên làm đạn nổ.
- Khóa an toàn cho súng.
- Cầm và tì vào vai khi bắn.
* Cấu tạo:
- Bộ phận cò gồm: Vòng cò, Tay cò, Lẫy cò và khóa an toàn.
- Báng súng và tay cầm bằng gỗ. Trong báng súng có ổ chứa BP đẩy về và hộp phụ tùng.
i. Bộ phận đẩy về:
* Tác dụng: để đẩy BKN luôn tiến về phía trước.
* Cấu tạo:
- Lò xo.
- Cốt lò xo.
- Cần đẩy.
k. Ốp lót tay:
* Tác dụng: để khi bắn và sau khi bắn xách súng đỡ bị nóng.
* Cấu tạo: Gồm 2 phiến gỗ ốp với nhau..
l. Chân súng:
* Tác dụng: để giá súng khi bắn.
* Cấu tạo:
- Khâu lắp chân súng.
- Chân súng ( 2 chân).
- Bàn chân súng, móng bàn chân.
- Lò xo, díp giữ.
m. Băng đạn và hộp băng:
* Tác dụng: Để chứa và chuyền đạn vào bộ phận tiếp đạn.
* Cấu tạo:
Băng đạn: Gồm các mắt băng để lắp các viên đạn, liên kết các mắt băng bằng dây thép xoắn.
- Hộp băng: tròn có nắp.
SÚNG DIỆT TĂNG B41 CỠ 40 mm
Súng diệt tăng RPG-7 do Liên Xô sản xuất, dựa theo kiểu này Trung Quốc cải tiến và sản xuất năm 1969 gọi là hoả tiễn diệt tăng cỡ 40 mm kiểu K69. Việt Nam ta gọi chung là súng diệt tăng B41cỡ 40 mm.
I. Tính năng kỹ chiên thuật của súng diệt tăng B41 cỡ 40 mm:
1. Trang bị: Súng B41 là loại vũ khí có uy lực mạnh của phân đội bộ binh do 1 người (hoặc 1 tổ) sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu bằng sắt thép như xe tăng, xe bọc thép, Pháo tự hành, ca nô, tàu chiến, máy bay đậu tại chỗ…Ngoài ra còn để tiêu diệt sinh lực địch ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố.
2. Tầm bắn thẳng: trong vòng 330m
3. Tầm bắn ghi trên thước ngắm và kính ngắm quang học: 200 - 500m.
4. Tốc độ đầu cuả quả đạn: 120m/s. Tốc độ lớn nhất của đạn 300m/s.
5. Tốc độ bắn chiến đấu: 4 – 6 phát/phút.
6. Khả năng xuyên của đạn:
Thép: 280mm.
Bê tông: 900mm.
Cát: 800mm.
Sức xuyên của đạn không phụ thuộc vào cự li bắn và tốc độ cuả đạn mà chỉ phụ thuộc vào góc chạm của đạn vào mục tiêu.
7. Trọng lượng: Toàn bộ: 8,5 kg.
Súng có lắp kính ngắm quang học: 6,3 kg.
Quả đạn có lắp thuốc phóng: 2,2 kg.
II. Nguyên lý chuyển động, cấu tạo, tác dụng các bộ phận chính cuả súng, đạn:
A. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận chính cuả súng B41.
Nguyên lý chuyển động. Súng cấu tạo theo nguyên lý không giật, khoá an toàn theo kiểu chẹn đuôi cò.
1. Cấu tạo chung:
Gồm 5 bộ phận chính.
2. Cấu tạo tác dụng các bộ phận:
a. Nòng súng:
- Tác dụng: Để định hướng bay cho quả đạn.
- Cấu tạo: Gồm 2 đoạn ống nối với nhau.
Đường kính cỡ nòng là 40mm.
Miệng nòng có khuyết lắp đạn.
Giữa nòng phình to ra làm buồng đốt.
Đuôi nòng loe rộng.
Bệ lắp kính ngắm quang học.
Ốp che nòng bằng gỗ.
b. Bộ phận ngắm cơ khí:
- Tác dụng: Để ngắm bắn mục tiêu khi không có kính ngắm quang học.
- Cấu tạo: Đầu ngắm: đầu ngắm chính và đầu ngắm phụ.
Thước ngắm: có thân thước ngắm, cữ thước nắgm và khe ngắm.
Đầu ngắm và khe ngắm được thiết kế về phía trên bên trái của nòng súng. Vì vậy người bắn phải vác súng trên vai phải để bắn.
c. Bộ phận kim hỏa:
- Tác dụng: để đập vào hạt lửa khi bị búa đập.
- Cấu tạo: Kim hỏa và lò xo kim hỏa.
d. Bộ phận cò và tay cầm:
- Tác dụng: Khóa an toàn cho súng; Giữ búa ở thế giương búa, giải phóng búa khi bóp cò để đập vào kim hỏa.
- Cấu tạo:
Hộp cò để chứa các bộ phận của cò.
Tay cò để bóp cò.
Búa để đập vào kim hỏa.
Khóa an toàn.
Tay cầm để cầm khi bắn.
e. Kính ngắm quang học:
- Tác dụng: là bộ phận ngắm chính của súng B41 để ngắm bắn vào các cự li khác nhau, ngoài ra còn để đo cự li của mục tiêu.
- Cấu tạo: Thân kính để liên kết các bộ phận của kính.
Núm đ/c hướng, núm điều chỉnh tầm.
Bộ phận chiếu sáng: Ắc quy , bóng đèn.
Trục tay hãm, tay hãm, chân kính.
Hệ thống kính quang học: kính bảo vệ, kính thu ảnh, lăng kính quay ảnh, kính vạch khấc, kính nhìn.
B. Cấu tạo tác dụng các bộ phận của đạn B41.
Nguyên lý chuyển động của đạn.
Đạn cấu tạo theo nguyên lý đạn lõm và cham nổ. Khi nổ phễu đạn tập trung nhiệt độ và áp suất khí thuốc tạo thành dòng xuyên thủng và đốt cháy và mục tiêu.
1. Cấu tạo chung.
Bộ phận thuốc phóng và đuôi đạn, bộ phận thuốc đẩy, đầu đạn, đầu nổ.
2. Tác dụng, cấu tạo các bộ phận của đạn.
a. Thuốc phóng và đuôi đạn.
- Tác dụng: Để ổn định hướng bay cho quả đạn. Ống thuốc phóng khi cháy sinh ra khí thuốc để đẩy quả đạn bay ra khỏi nòng súng.
- Cấu tạo:
Ống thuốc phóng đầu có ren để vặn vào ống thuốc đẩy.
Thuốc phóng để khi cháy sinh ra khí thuốc.
Bốn cánh đuôi để ổn định hướng bay cho đạn.
b. Bộ phân thuốc đẩy:
- Tác dụng: Để tăng thêm tốc độ bay cho quả đạn.
- Cấu tạo: Bộ phận phụt khí phản lực có 6 lỗ phụt khí.
Mấu lắp đạn.
Ống thuốc đẩy chứa thuốc đen.
Bộ phận phát lửa cua ống thuốc đẩy.
c. Bộ phận đầu đạn
- Tác dụng: Để tiêu diệt và phá huỷ mục tiêu.
- Cấu tạo: Thân đầu đạn, phễu đạn, chóp đạn, thuốc nổ, bộ phận sinh điện.
d. Bộ phận đầu nổ.
- Tác dụng: Để làm nổ quả đạn.
- Cấu tạo:
Bộ phận sinh điện lắp ở đầu quả đạn, bên trong có chứa chất sinh điện.
Đầu nổ: trong có kíp điện, kíp mồi nổ, kíp nổ và bộ phận tự hủy để làm nổ quả đạn khi đạn bay ra ngoài thời gian 4 – 6 giây mà không tới được mục tiêu.
SÚNG DIỆT TĂNG B40 CỠ 40 mm
Súng diệt tăng RPG-2 do Liên Xô sản xuất, một số nước dựa theo kiểu này sản xuất Việt Nam ta gọi chung là súng diệt tăng B40 cỡ 40 mm.
I. Tính năng kỹ chiến thuật súng diệt tăng B40
1. Trang bị: Súng B40 là loại vũ khí có uy lực mạnh của aBB do một người sử dụng. Dùng hỏa lực để tiêu diệt các mục tiêu bằng sắt thép ( xe tăng, Thiết giáp, pháo tự hành, ca nô tàu xuồng, máy bay đậu tại chỗ). Ngoài ra còn tiêu diệt sinh lực địch ẩn nấp trong công sự hoặc các vật kiến trúc không kiên cố.
2. Tầm bắn hiệu quả: 100m.
3. Tầm bắn thắng: Trong vòng 100m.
4. Tầm bắn ghi trên thước ngắm: 50m, 100m, 150m.
5. Tốc độ đầu của quả đạn: 83m/s.
6. Tốc độ bắn chiến đấu: 4-6 p/p.
7. Khả năng xuyên của đạn:
+ Thép: 200mm.
+ Bê Tông: 600mm.
8. Trọng lượng: 4,89 kg.
Súng : 2,75 kg; Đạn có lắp thuốc phóng: 1,84 kg.
II. Nguyên lý chuyển động, cấu tạo tác dụng các bộ phận súng, đạn.
A. Cấu tạo các bộ phận chính của súng:
Nguyên lý chuyển động của súng: Súng cấu tạo theo nguyên lý không giật, khoá an toàn theo kiểu chẹn đuôi cò.
1. Cấu tạo chung:
Súng B40 gồm 4 bộ phận chính.
2. Cấu tạo, tác dụng các bộ phận của súng và đạn:
a. Nòng súng:
- Tác dụng: định hướng bay cho quả đạn.
- Cấu tạo: là một ống thép tròn thẳng, d = 40mm.
Miệng nòng có khuyết lắp đạn.
Ổ kim hỏa.
Vành sắt tăng độ bền.
Hai khuy đeo dây và ốp che nòng bằng gỗ.
b. Bộ phận ngắm:
- Tác dụng: Để ngắm bắn ở các cự li khác nhau.
- Cấu tạo: Đầu ngắm gập mở được.
Thước ngắm: Ba khe ngắm 50m, 100m, 150m.
Bộ phận ngắm của súng B40 được thiết kế lắp ở phía trên bên trái của nòng súng nên người bắn chỉ được vác súng trên vai phải để bắn.
c. Bộ phận kim hỏa:
- Tác dụng: để đập vào hạt lửa khi bị búa đập.
- Cấu tạo: Kim hỏa và lò xo kim hỏa.
d. Bộ phận cò và tay cầm:
- Tác dụng: Khóa an toàn cho súng; Giữ búa ở thế giương búa, giải phóng búa khi bóp cò để đập vào kim hỏa.
- Cấu tạo:
Hộp cò để chứa các bộ phận của cò.
Tay cò để bóp cò.
Búa để đập vào kim hỏa.
Khóa an toàn.
Tay cầm để cầm khi bắn.
A. Cấu tạo các bộ phận chính của đạn:
Nguyên lý chuyển động của đạn: Đạn cấu tạo theo nguyên lý đạn lõm và cham nổ. Khi nổ phễu đạn tập trung nhiệt độ và áp suất khí thuốc tạo thành dòng xuyên thủng và đốt cháy và mục tiêu
1. Cấu tạo chung:
Gồm có 4 phận chính.
2. Cấu tạo tác dụng các bộ phận của đạn.
a. Đầu đạn:
- Tác dụng: để tiêu diệt mục tiêu.
- Cấu tạo: Chóp đạn.
Vỏ đạn.
Phễu đạn.
Thuốc nổ.
b. Đuôi đạn:
- Tác dụng: Để giữ ổn định hướng cho quả đạn khi bay.
- Cấu tạo: Ống đuôi hình lăng trụ.
Mấu lắp đạn (díp giữ đạn).
Cánh đuôi: gồm 6 cánh xòe theo chiều chếch của ống đuôi.
Hạt lửa.
c. Ngòi nổ:
- Tác dụng: để làm nổ quả đạn khi chạm mục tiêu.
- Cấu tạo: Kíp nổ, bộ phận kim hỏa, BP an toàn.
d. Thuốc phóng:
- Tác dụng: để sinh ra áp lực khi cháy để đẩy đạn đi.
- Cấu tạo: ống thuốc phóng và thuốc đen.
C. Sơ lược chuyển động:
Khi bóp cò búa đập vào kim hỏa , thuốc phóng bị đốt cháy tạo thành áp lực đẩy quả đạn đi. Trong quá trình đạn bay, các bộ phận bảo đảm an toàn cho đạn được mở ra. Khi đạn chạm mục tiêu, ngòi nổ gây nổ đạn, xuyên thủng đốt cháy, phá hủy mục tiêu
THUỐC NỔ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GÂY NỔ
I. KHÁI NIỆM, TÁC DỤNG, YÊU CẦU KHI SỬ DỤNG THUỐC NỔ1. Khái niệm thuốc nổ:
Thuốc nổ là một chất hoặc hỗn hợp hóa học, khi bị tác dụng nhiệt…thì có phản ứng nổ, sinh nhiệt cao, lượng khí lớn tạo thành áp lực mạnh phá hủy các vật thể xung quanh.
2. Tác dụng của thuốc nổ:
Thuốc nổ có sức phá hủy lớn, có thể tiêu diệt sinh lực, phá hủy phương tiện chiến tranh công sự, vật cản của địch, tăng tốc độ phá đất đá, làm công sự, khai thác gỗ….
3. Yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ:
- Phải căn cứ vào nhiệm vụ, cách đánh, tình hình địch, địa hình, thời tiết và thuốc nổ hiện có để quyết định cách đánh cho phù hợp.
- Chuẩn bị chu đáo, bảo đảm nổ
- Đánh đúng: đúng mục tiêu, đúng khối lượng, đúng lúc, đúng điểm đặt.
- Dũng cảm, bình tĩnh, hiệp đồng chặt chẽ với xung lực, hỏa lực.
- Bảo đảm an toàn.
II. THUỐC NỔ (Gồm 4 loại)
Thuốc nổ được phân ra thành 4 loại sau:
- Thuốc gây nổ: Fuminat thủy ngân, Azotua chì, Tetrazen, Styphnat chì….
- Thuốc nổ mạnh: Pentrit, Hexogen, Nitro Glyxerin….
- Thuốc nổ vừa: Tôlit, Tetryl, C4, Astrolit...
- Thuốc nổ yếu: Nitrat Amôn, Amolit….
1.Thuốc gây nổ: Fuminát Thuỷ ngân Hg(NOC)2
- Công thức tổng quát: C2 N2 O2 Hg
- Nguyên liệu chế tạo: Thuỷ ngân, axit nitríc, Rượu Etylíc
a) Đặc điểm:
Fuminát thuỷ ngân là chất bột màu trắng, hoặc xám (khi pha phụ da) là chất độc ít tan trong nước, nhưng tan trong điều kiện sôi. Tỷ trọng 4,4 (kg/dm3) (Nếu ta bị đứt tay gặp chất độc này rất nguy hiểm)
b) Tính năng:
- Rất nhạy nổ do va đập cọ xát (độ nhạy do va đập cọ sát búa rơi 1kg/0,2m. Độ nhạy do cọ sát 0,43 kg).
- Dễ bắt lửa khi cháy là nổ ngay.
- Điểm phát lửa ở nhiệt độ từ 160- 170 0C cháy là nổ ngay.
- Ít hút ẩm độ ẩm 10% chỉ cháy không nổ. Nếu độ ẩm 30% châm lửa không cháy.
- Tác dụng với nhôm tạo thành chất không nổ.
- Tác dụng với đồng và nước tạo thành chất nhạy nổ hơn.
- Tác dụng vớ axit và bazơ. Khi tác dụng với Axitsunfuríc đậm đặc sẽ nổ ngay
Ở nhiệt độ thường thuốc không bị hư hỏng khi nhiệt độ đến 900 thuốc sẽ bị phân tích.
- Tốc độ nổ 5040m/s
c) Công dụng: Dùng làm thuốc gây nổ, nhồi trong kíp, hạt nổ của bom. đạn.
2. Thuốc nổ mạnh(Pentrit)
- CTHH: C(C H2 O NO2)4
- CTTQ: C5 H8 N4 O12
- Tên HH: Tetra nitro pentaeritri
- Nguyên liệu: Pentaeritrit, Axít Sunfuric, Axít Nitric
a) Đặc điểm:
- Tinh thể màu trắng, ở dạng rắn, khi pha chất phụ gia có màu hồng (là chất đã pha thêm làm giảm nhạy nổ).
- Không hút ẩm, không hoà tan trong nước, dễ hoà tan với Axêtôn. -Tỷ trọng: 1,77kg/dm3 .
b) Tính năng:
- Rất nhạy nổ khi va đập và cọ sát 0,3 kg.
- Tác dụng với Axít và bazơ bị phân tích làm mất tính nổ, không tác dụng với kim loại.Tự cháy ở nhiệt độ 200-2150 C. Nếu đốt cháy một lượng nhỏ trong phòng kín thì thuốc cháy rất nhanh. Ngọn lửa yếu, không có khói, ngon lửa màu sáng trắng. Nếu đốt 1kg trở lên hoặc trong bình kín thì từ cháy sẽ chuyển sang nỗ.
- Tốc độ nổ 8400m/s.
c) Công dụng:
- Dùng làm liều thuốc thứ 2 trong kíp
- Trộn với thuốc nổ TNT làm dây nổ
- Nhồi trong mìn đạn pháo, thuỷ lôi
3. Thuốc nổ TNT (Tôlit).
- Công thức hoá học C6 H2(NO2)3 CH3
- CTTQ : C7H5N3O6
- Tên HH: Trinitro Toluen
- Nguyên liệu chế tạo: Toluen, axitnitric, axit sunfuric
TNT là loại TN quan trọng và được sử dụng rộng rãi nhất. Hiên nay cả trong lĩnh vực quân sự và trong lĩnh vực dân sự đều sử dụng nhiều.
a) Đặc điểm:
- Tinh thể màu vàng nhạt khi tiếp xúc với ánh nắng sẽ ngả sang màu vàng đậm hoặc màu nâu
- Là chất độc có vị đắng, khi cháy có ngọn lửa màu đỏ, khói đen mùi nhựa thông.
- Ít hút ẩm không hoà tan trong nước, tan trong axit.
- Tỷ trọng 1,66 (kg/dm3).
b) Tính năng:
- An toàn khi va đập cọ sát, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ.
- Nóng chảy ở nhiệt độ 80,8 0C. bốc cháy ở 300 0C, nổ 350 0C.
- Đựng trong hòm kín khi cháy chuyển sang nổ.
- Không tác dụng với kim loại, tác dụng với bazơ tạo thành chất nhạy nổ.
- TNT đúc kém nhạy nổ hơn TNT ép khi nổ phải dùng thuốc nổ mồi.
- TNT trấu và TNT ép gây nổ bằng kíp số 8 trở lên.
- Tốc độ nổ 6800-6900m/s.
c) Công dụng:
- Làm bộc phá.
- Dùng để nhồi vào các loại đạn pháo, cối, bom, mìn, thuỷ lôi.
- Trộn với thuốc nổ mạnh làm dây nổ dây nổ.
4. Thuốc nổ C4
- Thành phần gồm: 80% thuốc nổ mạnh Hê xô ghen và 20% chất dính màu trắng đục.
a) Đặc điểm:
- Nhận dạng: Màu trắng đục, dẻo, mùi hắc, vị nhạt.
b) Tính năng:
- Cảm ứng nổ: Độ nhạy nổ do va đập thấp hơn thuốc nổ TNT, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ. Gây nổ từ kíp số 6 trở lên. Có thể nhào nặn theo mọi hình dạng cho phù hợp với vật thể định phá.
- Cảm ứng tiếp xúc: Để lẫn với kim loại không phản ứng hóa học.
- Cảm ứng nhiệt: Đốt khó cháy, 1900C cháy, 2010C nổ, bắt lửa nhanh, cháy không có khói. Khi cháy tập trung trên 50 kg có thể nổ
- Tốc độ nổ: 7380m/s
c) Công dụng:
- Dùng để cấu trúc các loại lượng nổ theo hình dạng khác nhau phù hợp với chỗ đặc điểm chỗ đặt khi phá vật thể.
- Dùng làm lượng nổ lõm.
5. Thuốc nổ yếu Ni trát a môn
- Nitrátamôn là tên goi chung loại thuốc nổ có thành phần chính là Nitrátamôn trộn với phụ gia hoặc chất cháy khác.
Nitrátamôn có dạng tinh thể màu trắng, hạt màu vàng, khói không độc. An toàn khi va đập, cọ xát. Khi châm lửa đốt thì cháy, rút lửa ra thì tắt, ở nhiệt độ 1690C chảy và bị phân tích. Dễ hút ẩm khi bị ẩm vón hòn, tác dụng mạnh với axít. Khó gây nổ, khi gây nổ phải có thuốc nổ mồi.
Thuốc nổ Nitrát amôn thường gói thành từng thỏi dài, khối lượng mỗi thỏi 100 - 200g, dùng trong phá đất đào đường hầm,…
III. HỎA CỤ GÂY NỔ
1. Kíp:
a) Tính năng: Rất nhạy nổ đối với va đập cọ sát, tất cả các hiện tượng ( vật nặng đè lên, chọc vào mắt ngỗng) đều gây nổ.
b) Cấu tạo:
Kíp thường
- Vỏ bằng nhôm, đồng hoặc giấy (nếu vỏ bằng đồng thì thuốc gây nổ là Fumi nat thuỷ ngân, nếu vỏ bằng nhôm thuốc gây nổ sẽ là Arotuachì), có tác dụng giữ cho thuốc khỏi rơi vãi, bảo đảm an toàn tăng sức gây nổ.
- Bát kim loại làm bằng đồng hoặc nhôm nếu thuốc gây nổ là Arotuachì làm bằng nhôm, có tác dụng để bảo vệ thuốc khỏi rơi vãi, ngăn cách thuốc gây nổ với vỏ, bảo đảm an toàn cho việc tra lắp. Chính giữa bát kim loại có một lỗ thủng gọi là mắt ngỗng để truyền lửa vào đốt cháy thuốc nổ.
Dưới bát kim loại có một tấm lưới kim loại
TN trong kíp chứa 2 liều gọi là liều 1 và liều 2
Liều 1: là thuốc gây nổ thường làm bằng Fuminat Thuỷ ngân hoặc Arotuachì.
Liều 2: Là thuốc nổ mạnh thường làm bằng Hexojen.
Kíp điện
Kíp nổ điện là một loại thiết bị kích nổ bằng dòng điện một chiều và còn được gọi dưới tên khác là kíp mìn. Kíp nổ điện đầu tiên là kíp nổ điện sợi Platin (bạch kim) do nhà khoa học người Nga có tên là Hiling thử nghiệm thành công năm 1892 và được sử dụng cựu kỳ rộng rãi trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự hiện nay.
Từ phần bát kim loại trở xuống cơ bản giống như kíp thường chỉ khác phần trên gồm có: dây điện, sợi dây tóc bóng điện, lớp nhựa, thuốc cháy.
Nếu dùng bằng kíp điện thì khi có một dòng điện từ 6-12v...
c) Công dụng: Dùng để kích TN và dây nổ được chia làm 10 loại đánh số từ 1-10 nhưng kíp số 8 thông dụng nhất.
2. Nụ xoè:
a) Tính năng: Phát lửa rất nhạy, dễ hút ẩm. Khi bị ẩm khó phát lửa hoặc không phát lửa.
b) Cấu tạo:
- Vỏ, làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại (Nếu bằng nhựa hình dạng giống hom giỏ dây cháy chậm khi đẩy sâu vào thì càng chặt).
- Xung quanh của dây kim loại xoắn là thuốc cháy được chứa trong ống kim loại để thuốc khỏi rơi vãi ra ngoài và tăng ma sát.
- Dây giật hoặc cần giật được nối liền với giây kim loại xoắn
c) Công dụng : Dùng để phát lửa đốt cháy dây cháy chậm.
3. Dây cháy chậm:
Dây cháy chậm là một loại thiết bị truyền dẫn lửa, dùng để kích nổ kíp nổ hoặc đốt cháy thuốc nổ sau một thời gian nhất định. Khi dây cháy chậm cháy hết, lửa được truyền vào thuốc nổ hoặc trong kíp, khiến kíp kích nổ mìn hoặc bọc phá... Dây cháy chậm do một người Anh tên là W.Bickford phát minh năm 1831. Trong thập niên 70 của thế kỷ 19, dây cháy chậm được sử dụng rộng rãi trong tác nghiệp gây nổ. Ở giai đoạn này nó không có nhiều thay đổi. Dây cháy chậm đầu tiên được làm bằng da, vải hoặc bằng giấy, bên trong có chưa thuốc nổ.
a) Tính năng:
- Dễ hút ẩm khi bị ẩm thì cháy ngắt quãng hoặc không cháy. Tốc độ cháy trong không khí 1÷1,2 cm/s cháy dưới nước tốc độ nhanh hơn.
- Loại dùng trên cạn ngâm nước sau 6h đốt không cháy.
- Loại dùng dưới nước ngâm nước 30 giờ đốt vẫn cháy
b) Cấu tạo:
- Vỏ ngoài cùng thường làm bằng sợi ni lông đen hoặc sợi chỉ trắng hoặc lớp nhựa.
- Lớp chống ẩm
- Lớp chỉ trắng chạy dọc bao quanh thuốc
- Thuốc cháy là loại thuốc đen nằm ở chính giữa có sợi dây tim mỗi cuộn 50m. Đường kính 5,5mm-:-6mm.
c) Công dụng: Truyền lửa gây nổ kíp.
4. Dây nổ
a) Công dụng: Dùng gây nổ một hay nhiều lượng nổ cùng một lúc đặt cách xa nhau. Mở lỗ đặt thuốc nổ khi đào công sự, phá đất. Đan thành lưới phá bãi mìn. Cắt cây nhỏ khi mở đường.
b) Tính năng: Va đạp cọ xát an toàn, đạn súng trường bắn xuyên qua không nổ; tốc độ nổ 6500m/s. đốt cháy tập trung trên 1 kg có thể nổ
c) Cấu tạo:
- Vỏ bằng nhựa hoặc bằng vải cuốn có quét lớp nhựa phòng ẩm bên ngoài có màu đỏ.
- Lõi dây có màu trắng hoặc hồng nhạt.
ỨNG DỤNG THUỐC NỔ TRONG CHIẾN ĐẤUTrong chiến đấu, ngoài việc sử dụng thuốc nổ nhồi trong các loại bom, đạn, mìn, lựu đạn,… còn sử dụng thuốc nổ gói thành các loại lượng nổ khối, lượng nổ dài, thủ pháo,… dùng uy lực của thuốc nổ khi nổ để sát thương sinh lực, phá hủy các phương tiện chiến tranh của đối phương.
- Lượng nổ khối: là loại lượng nổ có tác dụng phá hoại lớn, uy lực tập trung. Thường dùng để tiêu diệt sinh lực địch tập trung, phá hoại các mục tiêu kiến trúc như: hầm ngầm, kho tàng ụ súng, lô cốt, cầu cống, đường sá… và các phương tiện chiến tranh (xe tăng, bọc thép, máy bay, pháo cối, ô tô, tàu xuồng…). Khi gói buộc lượng nổ khối tốt nhất là gói khối lập phương hoặc khối hộp chữ nhật nhưng cạnh lớn nhất không quá 3 lần cạnh nhỏ nhất.
- Lượng nổ dài: Là loại lượng nổ có tác dụng phá hoại lớn, khi uy lực thuốc nổ phát triển nhanh theo chiều dài nhưng ít ở hai đầu lượng nổ. Thường dùng để phá các loại vật cản trở (hàng rào thép gai, tường, bãi mìn…) của địch để mở đường cho bộ đội ta xung phong tiêu diệt địch trong trận dịa của chúng. Khi cần thiết có thể dùng để đánh phá các loại mục tiêu khác.
- Thủ pháo: Là lượng nổ khối có khối lượng nhỏ (khối lượng 400-1000g). Trang bị phổ biến cho từng người, có thể đặt, đút, thả, ném, tung, lăng diệt địch tập trung trong và ngoài công sự, trong nhà, trong hầm ngầm và phá hủy một số phương tiên chiến tranh của địch. ỨNG DỤNG THUỐC NỔ TRONG SẢN XUẤT
Trong lĩnh vực kinh tế thuốc nổ kết hợp với sức người và xe máy để dạt năng xuất cao, rút ngắn thời gian, giá thành hạ. Nhưng dùng thuốc nổ phải đúng lúc và đúng kỹ thuật nếu không sẽ tốn kém, mất thời cơ hư hại công trình, tài sản của nhà nước, gây guy hiểm và tai nạn lao động.
- Phá đất: Lượng nổ phá đất có nhiều loại. Căn cứ vào hiện tượng nổ và kết quả nổ phân thành các loại lượng nổ:
+ Lượng nổ bắn tung: Là lượng nổ sau khi nổ làm tung đất ở phía trên, tạo thành hố phễu. Thường vận dụng để phá đường làm đường lên xuống bến, cho nổ định hướng hất đất trong đắp đường, đắp đập… giảm khối lượng đào đắp.
+ Lượng nổ phá om: Dùng lượng nổ chôn sâu dưới đất, sau khi nổ không tung đất thành hố phễu. Đất ở vùng nổ bị vỡ, mặt đất lún hoặc nứt nẻ, lồi cao hơn bình thường. Thường ứng dụng trong làm đường đào hố công trình, khai thác mỏ,… phá nổ om tơi để người hoặc xe máy xúc gạt đi.
+ Lượng nổ nén ép: Lượng nổ khối lượng nhỏ chôn sâu trong đất. Sau khi nổ đất bị nén ép thành lỗ hổng. Thường áp dụng đào lỗ mở bầu, đào các công trình, ép đất cho nền đường, ép đất làm cọc tăng cường móng nhà.
- Phá đá:
+ Phá ốp: thường tốn thuốc nổ, chỉ vận dung khi thời gian ngắn hoặc không có dụng cụ khoan đục lỗ nhồi thuốc nổ.
• Trường hợp đá tảng (đá mồ côi) có thể tích 5m3 trở xuống:
Nên phá ốp đặt lượng nổ bên ngoài, dùng 2kg thuốc nổ cho mỗi khối đá. Nếu phá dưới nước sâu lượng nổ giảm. Phá vỡ đá, lượng nổ ốp ở trên có đất đắp lèn chặt, lượng nổ có thể giảm 4 lần.
Trường hợp hất đá lượng nổ phải tăng 2-3 lần thuốc phá vỡ đá.
• Vỉa đá: Phá trên cạn tận dụng hang hốc hay khe nứt để tăng uy lực của thuốc nổ.
Ở dưới nước ứng dụng khai thác, thu dọn lòng sông, cầu cảng nơi ít có điều kiện khoan đục càng phải tận dụng phá ốp.
Khi phá dưới nước phải gói lượng nổ sao cho phòng ẩm tốt và thường gây nổ bằng kíp điện, mọi người phải lên bờ hoặc lên thuyền để tránh sóng xung kích truyền lan trong nước khi lượng nổ nổ. Nếu gây nổ bằng kíp thường phải tính toán chiều dài dây cháy chậm đủ bảo dảm cho người khi gây nổ xong bơi vào bờ hoặc lên thuyền an toàn lượng nổ mới nổ.
+ Phá tung, phá om: Dùng búa hoặc máy khoan thành lỗ cắt ngang hoặc cắt chéo các thớ đá. Nhồi thuốc nổ và đặt ngòi nổ, lèn đất chắc chắn cho đầy lỗ, sau đó tiến hành gây nổ.
- Phá các vật thể khác:
+ Phá gỗ tròn, gỗ vuông, chữ nhật, và phá cây.
+ Phá thép tấm, thép ống, thép tròn dây cáp.
+ Phá các vật kiến trúc,…
Chia sẻ với bạn bè của bạn:Page 4
4. Chất độc Axít cyanhđrícKý hiệu trên bom, đan: GAS - AC và 1 vòng sơn màu xanh lam.
a. Tính chất
Là chất lỏng trong suốt, không màu, nhiệt độ sôi 26oC, dễ tạo thành hơi độc.
b. Tác hại
Xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, qua phổi vào máu gây nhiễm độc toàn thân. Triệu chứng: Con ngươi mắt dãn to, miệng có vị đắng và tanh, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa...co giật, yếu dần và tử vong.
c. Cách đề phòng
Đeo mặt nạ bảo vệ cho hô hấp hay dùng khẩu trang đề phòng ứng dụng
d. Cấp cứu
Ngửi ống thuốc Amylnitrít.
5. Chất độc CS
Ký hiệu trên bom, đạn: RIOT- CS và 1 vòng sơn màu đỏ.
a. Tính chất
Là chất kết tinh màu trắng, có mùi hạt tiêu nhẹ, khả năng bay hơi thấp.
b. Tác hại
Xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.
Triệu chứng: Cảm giác bỏng rát trong khoang miệng, họng, bỏng rát dữ dội trong lồng ngực, bị hắt hơi sổ mũi liên tục và ho sặc sụa, bám vào da bỏng rát.
c. Cách đề phòng
Đeo mặt nạ bảo vệ cho hô hấp, mặc áo choàng đi ủng và găng tay bảo vệ cho da. Có thể dùng khẩu trang, khăn mặt bảo vệ cho hô hấp.
d. Cấp cứu
Ngửi ống thuốc chống khói độc.
e. Tiêu độc
Dùng nước sạch xúc miệng, rửa mắt, mặt và những chỗ da nóng rát.
VŨ KHÍ LỬAI. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm
Chất cháy là vũ khí mà tác dụng sát thương phá hoại dựa trên cơ sở sử dụng năng lượng của chất cháy có nhiệt độ cao và ngọn lửa mạnh khi cháy tạo nên.
Vũ khí cháy dùng để tiêu diệt sát thương sinh lực thiêu hủy vũ khí, trang bị kỹ thuật, công trình quốc phòng, kho tàng, các mục tiêu quan trọng. Vũ khí cháy bao gồm các chất cháy và các phương tiện sử dụng như bom, đạn, mìn, thùng, lựu đạn, súng phun lửa. Chất cháy là cơ sở gây tác hại của vũ khí lửa.
2. Yêu cầu chất cháy quân sự
Phải tạo được nhiệt độ cao, ngọn lửa mạnh, dễ bắt cháy, cháy lâu, khó dập tắt, dễ sử dụng, ổn định và an toàn trong bảo quản và vận chuyển.
3. Phân loại chất cháy quân sự
- Chất cháy là sản phẩm của dầu mỏ như xăng, na pan, pyrôgien.
- Chất cháy là kim loại nhẹ và hợp kim như natri, técmít, electron..
- Chất cháy là phốt pho trắng.
- Chất cháy hỗn hợp ( dầu mỏ và kim koại )
4. Phương tiện và phương pháp sử dụng chất cháy quân sự
a. Phương tiện sử dụng
- Lựu đạn cháy WP Ký hiệu 2 vòng vàng, chữ SMOKE-WP
- Lựu đạn cháy TH Ký hiệu 1 vòng tím, chữ TH-INCEND
- Đạn cháy cối 60,81,106,7 mm và pháo 105, 155mm. Ký hiệu 1 vòng vàng, WP-SMOKE; PWP-SMOKE
- Bom NP, TH 1 vòng tím,
- Thùng cháy giống thùng dầu phụ máy bay bằng nhôm chứa 300-630 lit NP
- Mìn cháy TH
- Súng phun lửa loại nhẹ LPO-50 một người sử dụng. TPO-50 đặt trên xe bọc thép.
b. Phương pháp sử dụng
Tuỳ theo tính chất mục tiêu mà địch sử dụng các phương tiện và phương pháp để tập kích chất cháy.
- Để tiêu diệt sinh lực phạm vi hẹp địch có thể sẽ dùng đạn cối, đạn pháo chứa các loại chất cháy tập kích, tập trung tập kích địch có thể dùng lựu đạn cháy, mìn cháy.
- Để sát thương phạm vi rộng địch thường dùng các thùng cháy bom cháy để phát quang, sát thương lớn gây nhiễm độc phạm vi rộng. Sử dụng máy bay thả các thùng cháy bom cháy để sát thương phát quang phá hoại thành phố làng mạc, các khu rừng.
II. ĐẶC ĐIỂM TÁC HẠI CỦA VŨ KHÍ LỬA
- Đối với người
+ Vũ khí lửa (vũ khí cháy) trực tiếp gây nên cháy bỏng, hoặc gián tiếp do các mảnh chất cháy, các đám cháy của vật liệu xung quanh gây ra.
+ Chất cháy còn bốc hơi hoặc khói độc gây thiếu oxy trong không khí trong vòng cháy gây trúng độc khí oxit cacbon (CO) hoặc phót pho.
+ Đám cháy gây nên choáng ngất do nóng rát, gây tâm lý hoang mang lo sợ đối với con người.
- Đối với vũ khí trang bị kỹ thuật
Vũ khí lửa có thể thiêu hủy, làm nóng chảy biến dạng vũ khí trang bị khí tài, nhất là khi chất cháy rơi lên các nhiên liệu hoặc chất nổ sẽ dẫn đến những vụ cháy nổ lớn gây nguy hiểm.
- Đối với môi trường, công trình quân sự, kho tàng
Vũ khí lửa tạo ra các đám cháy lớn lan truyền phạm vi rộng làm cháy phá hủy thành phố, hoặc làng mạc, công trình kiến trúc, công trình quân sự, kho tàng, phát quang rừng, làm ô nhiễm môi trường hoặc gây ra những sự cố chất độc hóa học, cháy các nhà máy hóa chất.
III. MỘT SỐ CHẤT CHÁY ĐỊCH THƯỜNG SỬ DỤNG
1. Chất cháy napan. Ký hiệu: NP
a. Thành phần
Là một hỗn hợp gồm xăng dầu pha với bột đông dầu (M1, M2).
- M1 là xà phòng nhôm của axit hữu cơ gồm: Axit pammitic 50%, axitôlôic 25%, axit napatalic 25%.
- M2 là M1 = 95%, 5% silicagen.
- Napan có mầu vàng nâu hoặc hồng, mùi khó chịu.
b. Đặc tính
- Cháy cần oxy và lửa mồi.
- Dễ bốc cháy, nhiệt độ đạt được từ 800-10000C.
- Khi cháy ngọn lửa màu vàng, khói đen dày đặc.
- Nhẹ hơn nước, độ bám dính lớn, nổi và cháy trên mặt nước.
2. Chất cháy Phốt pho trắng. Ký hiệu: WP, PWP
a. Thành phần
- Loại rắn (WP) giống sáp ong, màu vàng nhạt, mùi khét.
- Loại dẻo (PWP) gồm WP pha với cao su tổng hợp có độ ổn định hơn, thời gian cháy dài hơn.
b. Đặc tính
- Không tan và rất ổn định trong nước (dùng nước để bảo quản và dập cháy).
- Tan tốt trong dầu thông, mỡ..(không dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi vào vết bỏng phốt pho).
- Tự bốc cháy trong không khí, ngọn lửa sáng xanh toả nhiều khói trắng dày đặc.
- Cháy cần oxy nhiệt độ đạt 12000C.
- Khi cháy phốt pho nóng chảy dễ lọt vào khe kẽ gây cháy ngầm.
- Phốt pho là chất cháy rất độc, người bị bỏng phốt pho có thể bị nhiễm độc ảnh hưởng tới hệ thần kinh.
3. Chất cháy técmít. Ký hiệu: TH
a. Thành phần
Chất cháy téc mít là chất cháy kim loại gồm có:
- Ôxýt sắt = 76%
- Bột nhôm = 24%
- Một số chất phụ gia khác như: Barinitơrat [Ba(NO3)2], lưu huỳnh và chất dính bám làm cho técmít dễ bốc cháy.
b. Đặc tính
- Khi cháy không cần ôxy của không khí, cần nhiệt độ mồi > 10000C mới bắt cháy.
- Khi cháy có ngọn lửa sáng chói, không có khói.
- Nhiệt độ đạt được 22000C.
- Có thể dùng trộn với dầu keo napan, tạo chất cháy hỗn hợp.
4. Pyrogien. Ký hiệu: PT-1
a. Thành phần: Xăng (dầu hoả), bột magiê hoặc ôxyt magiê và một số chất phụ khác ở dạng dầu keo.
b. Đặc tính
- Màu xám.
- Dễ bắt cháy.
- Nhiệt độ cháy đạt 1400-16000C.
- Ngọn lửa màu vàng, khói đen.
IV. CÁCH PHÒNG CHỐNG VŨ KHÍ LỬA
1. Phòng cháy
- Mọi người phải luôn chuẩn bị phòng cháy, biết lợi dụng địa hình, địa vật để phòng cháy, biết cách dập lửa bám cháy trên người và phương tiện, biết cách cấp cứu vết bỏng.
- Công sự, hầm phòng chống làm bằng vật liệu khó cháy.
- Khu vực kho tàng, vũ khí trang bị luôn phải có đầy đủ các thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
2. Dập tắt các đám cháy
a. Nguyên tắc
- Ngăn cách đám cháy với không khí.
- Hạ thấp nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ mồi cháy.
- Khi dập cháy phải dập gọn từng đám.
b. Đối với đám cháy trên người
- Bình tĩnh không được chạy lung tung.
- Nếu cháy áo mưa, áo khoác nguỵ trang.. trên người thì nhanh chóng hất bỏ, áp phần đang cháy xuống đất dẫm chân lên hoặc dùng đất cát phủ lên.
- Nếu cháy quần áo da dẻ: Dùng nước dội nhiều vào chỗ cháy, nhảy xuống ao, hồ, bể nước hoặc dùng chăn, bao tải nhúng nước trùm lên chỗ bị cháy, làm động tác lăn áp chỗ cháy xuống đất, thành vách công sự.
3. Cấp cứu người bị bỏng
a. Nguyên tắc
Nếu vừa bị bỏng vừa bị thương thì phải cấp cứu vết thương trước vết bỏng sau. Nếu vừa bị bỏng vừa bị nhiễm độc cấp cứu nhiễm độc trước.
b. Vết bỏng nhẹ (da tấy đỏ, nóng rát)
Dùng dung dịch thuốc tím 2-5% bôi lên vết bỏng.
c. Vết bỏng vừa và nặng (da dộp phồng, thịt cháy đen)
Không được chọc vỡ vết phồng, dùng dung dịch rượu nước 1/1 rửa xung quanh vết bỏng, băng lại, giữ ấm cho bệnh nhân đưa về trạm quân y gần nhất.
d. Vết bỏng phốt pho
- Gắp hết các mảnh phốt pho bám dính trên vết bỏng
- Dùng 1 trong các dung dịch sau đây: Đồng sunphát 2-5%, Natri hyđrô cácbonát 8%, nước vôi trong, thấm ra gạc đắp lên vết bỏng.
- Chú ý không được dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi lên vết bỏng phốt pho.
VŨ KHÍ SINH HỌCI. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm vũ khí sinh học (VKSH):
Vũ khí sinh học thuộc loại vũ khí hủy diệt lớn, dựa vào đặc tính gây bệnh hoặc truyền bệnh của vi sinh vật hoặc độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây dịch giết hại hay gây bệnh truyền nhiễm cho người, động vật, phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái ( VKSH không có khả năng phá hoại VKTBKT, công trình kiến trúc).
VKSH bao gồm các loại vi sinh vật, độc tố gây bệnh và các phương tiện sử dụng chúng. a. Vi khuẩn
Là những sinh vật vô cùng nhỏ bé sống trên cơ thể của sinh vật khác, tự chuyển hóa dưỡng chất thành những chất đơn giản để phát triển và tiết ra độc tố gây bệnh cho vật chủ.
b. Vi rút
Là những sinh vật đơn giản hơn vi khuẩn không tự chuyển hóa được dưỡng chất thành các chất đơn giản để phát triển mà phải sống ký sinh trên tế bào vật chủ và trực tiếp phá hủy tế bào gây bệnh cho vật chủ.
c. Ricketsia
Là sinh vật trung gian giữa vi khuẩn và vi rút sống ký sinh trên tế bào vật chủ, cơ chế gây bệnh phức tạp.
3. Con đường gây bệnh
+ Đường hô hấp: do hít thở phải không khí nhiễm trùng
+ Đường tiêu hóa: ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm trùng.
+ Đường tiếp xúc: các mầm bệnh rơi trên da, vết thương bị loét, chấy rận…đã bị nhiễm trùng đốt, tiếp xúc với các đồ vật và súc vật bị nhiễm trùng, bị thương do các mảnh bom đạn chứa vi trùng, bị lây do sống chung với người bệnh.
Từ giữa những năm thế kỉ 20, Mỹ đã quan tâm đến vấn đề sinh học cho đến nay sự quan tâm này chưa bao giờ bị gián đoạn. Năm 2001 Liên hợp quốc đã công bố trong danh sách kiểm soát hạt nhân hiện có khoảng 50 loại tác nhân sinh học trong đó có 37 loại tác nhân sinh học. Tác nhân sinh học mà Mĩ đã nghiên cứu chế tạo có năm họ, có 57 loại vi trùng, mầm bệnh độc tố thể ban đầu thể Rickts và trực trùng. Hiện nay, quân đội Mĩ đã tàng trữ ít nhất 16 loại tác nhân sinh học trong đó có 8 loại được đưa vào trang bị hàng loạt như trùng gậy, trùng gây bệnh than, trùng gậy Tula trùng Brooch trùng gây bệnh sốt vàng da, trùng bệnh viêm não ngựa Venezuela, tác nhân gây ngộ độc thịt, cầu trùng gây bệnh đường ruột Bồ Đào Nha, tác nhân gây bệnh sốt Q. Tháng 7/2001, chính phủ Bush từ chối phê chuẩn dự án nghị định thử kiểm soát công ước cấm vủ khí sinh học, nguyên nhân cụ thể chưa được thông báo.
4. Phương tiện và phương pháp sử dụng
a. Phương tiện sử dụng VKSH
Bom, đạn pháo, đầu đạn tên lửa, các thiết bị phun rải, thùng hộp, bao gói..
b. Phương pháp sử dụng VKSH
Dùng máy bay, pháo binh, tên lửa, ném bom, phun rải. Dùng biệt kích, thám báo..đem mầm bệnh reo rắc vào nguồn nước, lương thực, thực thực phẩm..
VD: Viện kiểm soát vũ khí sinh học và vũ khí hoá học của Mỹ đã dựng lên một kịch bản như sau: Nếu một xe taxi ở Niuoc đặt một chai chứa bào tử nhọt gây độc trong cốp xe và chạy trong 1-2 ngày thì có hàng trăm ngàn người bị thiệt mạng mà không bị phát hiện. Nếu bọn khủng bố đưa vào hệ thống thông hơi chỉ cần vài gam vi khuẩn mang bệnh truyền nhiễmnguy hiểm thì sau 1 giờ khoảng 80.000 khán giả bị nhiễm độc chắc chắn bị tử vong.
II. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA VŨ KHÍ SINH HỌC
1. Vũ khí sinh học chỉ gây bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh cho người, động vật phá hoại mùa màng nhưng không phá huỷ các cơ sở vật chất kỹ thuật công trình kiến trúc, đường sá cầu cống.
2. Vũ khí sinh học gây tác hại trước mắt và lâu dài.
Theo báo cáo mới đây về vũ khí hủy diệt lớn của cơ quan thẩm định công nghệ Mỹ chỉ cần thả một quả bom có bào tử nhọt xuống Oasinhtơn vào một ngày có tốc độ gió trung bình khoảng 30- 100 nghìn người bị thiệt mạng. Cái chết do vũ khí sinh học gây ra đau đớn hơn nhiều lần so với vũ khí nguyên tử (Colin Powell )
3. Vũ khí sinh học làm xuất hiện các ổ bệnh mới chưa từng có trong một nước hay khu vực.
4. Vũ khí sinh học gây ô nhiễm môi trờng sinh thái
5. Vũ khí sinh học gây tác hại cho gia súc, mùa màng, gây khó khăn cho đời sống nhân dân ở hậu phương, dịch bệnh và nạn đói kéo dài.
III. MỘT SỐ BỆNH CÓ THỂ DO VŨ KHÍ SINH HỌC GÂY RA
1. Bệnh dịch hạch
Thời gian ủ bệnh từ 2 - 5 ngày
a. Triệu chứng: Nhức đầu, sốt cao, đau mình mẩy, hạch nổi ở bẹn, nách và cổ.
b. Phòng chống: Dùng mặt bảo vệ cho cơ quan hô hấp, tiêm chủng phòng dịch đúng định kỳ, diệt chuột.
c. Điều trị: Tiêm kháng sinh đặc hiệu.
2. Bệnh dịch tả: Thời gian ủ bệnh từ 2 - 5 ngày
a. Triệu chứng: Đau bụng, đi ngoài, nôn mửa nhiều lần, mất nước, thân nhiệt hạ thấp, tim đập nhanh nhưng yếu.
b. Phòng chống: Vệ sinh ăn uống, tiêm chủng, diệt ruồi.
c. Điều trị: Uống kháng sinh, truyền huyết thanh, ...
3. Bệnh đậu mùa: Thời gian ủ bệnh từ 12 - 13 ngày.
a. Triệu chứng: Sốt cao, rùng mình, nhức đầu, nôn mửa, nổi mẩn khắp người dần dần thành mụn mủ, khỏi để lại sẹo lõm.
b. Phòng chống: Chủng đậu, cách ly bệnh nhân, điều trị..
4. Bệnh sốt vàng da: Thời gian ủ bệnh từ 3 - 6 ngày
a. Triệu chứng: Đau đầu, sốt cao, nôn mửa, đau cơ, đau mắt, mất ngủ, vàng da, gan nách sưng to.
b. Phòng chống: Bảo vệ cơ quan hô hấp, chống muỗi đốt, diệt muỗi.
5. Bệnh viêm não Nhật Bản: Thời gian ủ bệnh từ 10 - 14 ngày
a. Triệu chứng: Sốt cao, nôn mửa, cứng gáy, mắt cử động không bình thường, hôn mê.
b. Phòng chống: Bảo vệ cơ quan hô hấp, chống muỗi đốt, diệt muỗi.
6. Sốt phát ban chấy, rận: Thời gian ủ bệnh từ 10 - 14 ngày
a. Triệu chứng : Sốt cao, nhức đầu, mắt đỏ, đau bắp thịt, xuất huyết ở ngực và cánh tay.
b. Phòng chống: Vệ sinh thân thể, diệt chấy, rận, rệp, tiêm vắc xin đặc chủng.
7. Bệnh sốt “ Q ” (Phát hiện ở Úc vào năm 1937 do không rõ nguyên nhân sốt nên đặt tên là sốt “Q” do chữ Querry mà ra)
Thời gian ủ bệnh 20 ngày
a. Triệu chứng: Sốt cao, ho, tức ngực, sẽ khỏi sau 2 - 3 tuần ít gây tử vong.
b. Phòng chống: Diệt chuột, ve, tránh tiếp xúc với gia xúc bị mắc bệnh.
8. Bệnh than
a. Triệu chứng: Sốt nhẹ, kéo dài 5 - 6 ngày, nơi vi khuẩn xâm nhập xuất hiện nốt đỏ, ngứa, sau biến thành mụn nước trong chứa dịch đục, có máu, mụn vỡ ra tạo thành vết loét, xuất hiện ở chân, tay, mặt, cổ.
b. Phòng chống: Không tiếp xúc với mầm bệnh, tiêm kháng sinh, bôi thuốc mỡ kháng sinh vào vết loét.
IV. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
1. Vệ sinh phòng bệnh thường xuyên
- Ăn chín uống sôi, vệ sinh thân thể.
- Làm sạch môi trường.
- Diệt các loài môi giới của các bệnh dịch
2. Đề phòng địch sử dụng VKSH
- Cảnh giác phát hiện kịp thời địch sử dụng vũ khí sinh học
- Kịp thời sử dụng khí tài phòng hoá cá nhân để đề phòng
- Thực hiện nghiêm túc tiêm chủng phòng dịch
3. Khắc phục hậu quả
- Khoang vùng cách ly khu vực bị nhiễm, cấm ra vào các khu vực đó.
- Dùng các phương tiện tiêu tẩy cỡ nhỏ diệt trùng cho da và quân trang cá nhân, dùng nước sạch tắm rửa.
- Tẩy rửa khu vực bị nhiễm trùng.
- Tiêu huỷ các vật phẩm bị nhiễm trùng. - Điều trị, chăm sóc bệnh nhânChia sẻ với bạn bè của bạn:Từ khóa » Súng Diệt Tăng B41 Có Mấy Bộ Phận
-
Cấu Tạo Và Tác Dụng Các Bộ Phận Chính Của Súng, đạn ... - TopLoigiai
-
Súng Chống Tăng B41 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sức Mạnh Hủy Diệt Của Súng Chống Tăng B41 - Báo Lao động
-
B41 - Giáo Dục Quốc Phòng - Phan Hoàng Vũ
-
Súng Diệt Tăng B41 - Truyện 2U
-
Câu 6: Tính Năng, Cấu Tạo Tác Dụng Các Bộ Phận Chính Của Súng ...
-
Đề Thi Quân Sự Chung – Đề 3: Súng Diệt Tăng B41 - Thich Ho Hap
-
Binh Khí Súng Diệt Tăng B41 - Prezi
-
Mô Phỏng Cấu Tạo, Chuyển động Của Súng, đạn Diệt Tăng B41 Sử ...
-
Mô Hình SÚNG & ĐẠN Diệt Tăng B41 Cắt Bổ - MEGAPLUS
-
Cấu Tạo Các Bộ Phận Của Súng, đạn 10 Phút A Cấu Tạo Các ... - 123doc
-
Súng Trường CKS (SKS), Súng Trung Liên RPĐ, Diệt Tăng B40,41