Cấu Tạo Cột Sống Con Người Và Chức Năng Của Cột Sống

Cột sống con người được ví như trụ cột có tác dụng nâng đỡ cơ thể. Tuy nhiên, những đặc điểm của cột sống thì không phải ai cũng hiểu rõ. Do đó, ở phần bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn về cấu tạo cũng như chức năng của cột sống.

Cấu tạo của cột sống

Cột sống vốn là một phần ở trong bộ xương trục. Cột sống thường có ở những động vật có xương sống, trong đó bao gồm cả con người. Trong đó, dây sống vốn được thay thế bởi một loạt những phân đoạn của xương. 

Cột sống thường bao gồm các đĩa đệm, đốt sống, hệ thống dây thần kinh, tủy sống, hệ thống cơ bắp – dây chằng – gân. Trong đó, cấu tạo và đặc điểm của mỗi một bộ phận như sau:

Đốt sống (xương)

Đốt sống của con người gồm 33 xương riêng lẻ. Những đốt xương này đan xen với nhau và tạo nên cột sống. Các đốt sống này được chia làm nhiều khu vực và được đánh theo từng số. Theo đó, những khu vực của đốt sống đó là xương đuôi, xương cùng, vùng thắt lưng, ngực, đốt sống cổ. 

  • Đốt sống cổ: Đốt sống cổ nằm ở trên cùng của cột sống. Thông thường, cột sống cổ gồm có 7 đốt sống và được đánh các số từ C1 đến C7 theo thứ tự từ trên xuống dưới. Những đốt sống này có chức năng và nhiệm vụ bảo vệ tủy sống và thân não, giúp hỗ trợ hộp sọ và tạo ra sự chuyển động tại vùng cổ, đầu.
  • Đốt sống ngực: Đốt sống ngực gồm có 12 đốt và được ký hiệu từ T1 đến T12. So với các đốt sống ở cổ thì đốt sống ngực thường to hơn và khỏe hơn. Chúng có nhiệm vụ giúp cho lồng ngực được ổn định và bảo vệ được một số bộ phận của cơ thể.

15 sự thật thú vị về cột sống con người có thể bạn chưa biết | ACC

  • Đốt sống thắt lưng: Theo hướng từ trên xuống dưới thì cấu tạo nên đốt sống thắt lưng gồm có 5 đốt và được đánh theo các số từ L1 đến L5. Cột sống thắt lưng chính là nơi kết nối giữa xương chậu và cột sống ngực. Có thể nói, đốt sống lưng chính là đốt sống lớn nhất, chịu áp lực nhất từ trọng lượng cơ thể, chính vì thế nên dễ bị thoái hóa cột sống ở vị trí này. Những đốt sống tại vùng thắt lưng sẽ giúp người bệnh hỗ trợ chuyển động như di chuyển, uốn cong vùng thắt lưng. Mặc dù vậy, đốt sống thắt lưng sẽ không thể xoay chuyển linh hoạt bằng đốt sống cổ. 
  • Xương cùng: Xương cùng nằm ở dưới đốt sống của thắt lưng cuối cùng (Đốt sống L5). Cấu tạo nên xương cùng gồm có 5 đốt xương và được đánh theo số từ S1 đến S5. Những đốt xương cùng này hợp nhất thành một hình tam giác.
  • Xương đuôi: Xương đuôi gồm có 5 đốt xương bổ sung và hợp nhất với nhau. Xương đuôi có tác dụng hỗ trợ gắn kết cho cơ bắp sàn chậu và dây chằng.
  • Xương chậu và sọ: 2 bộ phận này không nằm trong cấu tạo của cột sống. Mặc dù vậy, chúng lại có sự liên quan tới cột sống cũng như hỗ trợ thực hiện chức năng của vùng cột sống.

Đặc điểm của đốt sống cùng | Vinmec

Đĩa đệm

Đĩa đệm chính là những miếng đệm phẳng, tròn nằm tại giữa các đốt sống. Chúng có tác dụng làm giảm sự áp lực lên khớp xương. Cấu tạo của đĩa đệm bao gồm các phần như sau:

  • Nhân nhầy: Nhân nhầy chính là một bao hoạt dịch, không có màu và trong suốt. Tính ngậm nước của nhân nhầy khá cao. Một khi có lực tác động, nhân nhầy sẽ bị thoát ra bên ngoài. Khi ấy, đĩa đệm xẹp xuống sẽ giúp lực tác động vào khớp được phân tán lực, đồng thời còn giúp bảo vệ được cột sống.
  • Bao xơ: Bao xơ chính là phần bao bọc ở bên ngoài. Lớp bao xơ có chức năng giúp bảo vệ phần nhân nhầy.
  • Tấm sụn tận cùng: Tấm sụn có tác dụng bảo vệ đốt sống và sụn, đồng thời còn hạn chế nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Giải phẫu cột sống và hệ thần kinh ngoại biên- Y Học Cộng Đồng

Hệ thần kinh và tủy sống

Tủy sống ở một người bình thường có độ dày bằng ngón tay cái, độ dài khoảng 18 inch. Tủy sống được xuất phát từ não cho đến vùng đốt sống thắt lưng và được các đốt sống bảo vệ. Tủy sống có chức năng truyền thông tin từ não đến những bộ phận khác của cơ thể, giúp kiểm soát chuyển động cũng như chức năng của cơ quan.

Một khi tủy sống bị thương tổn, chức năng vận động của cơ thể sẽ dần bị đánh mất. Nếu như bạn bị chấn thương tại vùng thắt lưng hoặc vùng ngực thì vùng thân và chân sẽ đánh mất đi cảm giác cũng như khả năng vận động. Trong đó, những chấn thương tác động lên vùng cổ sẽ khiến cho vùng chân và cánh tay của người bệnh bị đánh mất cảm giác.

Cơ bắp, gân và dây chằng

Hệ thống cơ bắp tại vùng xương sống thường khá phức tạp. Theo đó, hệ thống cơ có ở xương sống sẽ giúp phần xương sống được ổn định, đồng thời còn giúp hỗ trợ cho quá trình xoay, uốn hay mở rộng tại vùng cột sống.

Gân và dây chằng là những dải sợi ở mô liên kết khi gắn vào với xương. Dây chằng có nhiệm vụ kết nối các xương lại với nhau và giúp cho khớp được ổn định. Gân khi gắn các cơ vào trong xương với nhiều kích thước khác nhau, đồng thời giúp cho chuyển động các khớp được cải thiện.

Chức năng của cột sống

Cột sống ở mỗi người thường đảm nhiệm các chức năng như sau:

  • Bảo vệ phần tủy sống cũng như cấu trúc ở xung quanh

Có thể nói, đây là chức năng quan trọng nhất của cột sống. Các đốt sống được hoạt động giống như một màng giúp bảo vệ cấu trúc của cơ thể. Trong đó phải kể đến như tủy sống, các nội tạng ở bên trong, hệ thống các dây thần kinh. Tủy sống có nhiệm vụ chuyển phần thông điệp từ não xuống dưới các bộ phận của cơ thể và điều khiển các hoạt động của con người.

Nếu như đốt sống bị rời ra khỏi vị trí ban đầu thì sẽ khiến cho hệ thống các dây thần kinh phải gánh chịu áp lực lớn. Tình trạng này sẽ khiến cho chức năng bị rối loạn và gây ra những cơn đau nhức và một số triệu chứng khác.

  • Cột sống giúp cung cấp, hỗ trợ cấu trúc, duy trì tư thế thẳng đứng

Nếu như không có xương tại vùng cột sống, bạn sẽ không thể đứng lên theo chiều thẳng đứng. Hệ thống các đốt sống tại cột sống sẽ giúp cho cơ thể bạn luôn ở trạng thái cân bằng.

  • Giúp cho cử động hàng ngày được linh hoạt

Cột sống có tác dụng giúp cho bạn thực hiện các thao tác như xoay người, xoắn người, cong người. Chính vì vậy, nếu như không có cột sống thì cơ thể của bạn sẽ không thể chuyển động một cách linh hoạt, dễ dàng.

Trên đây là những đặc điểm của cấu tạo cột sống. Do đó, để bảo vệ cột sống, bạn hãy hạn chế sự tổn thương nhất định lên cột sống, đồng thời nên tăng cường bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cột sống luôn được khỏe mạnh nhé. 

Từ khóa » Chức Năng Cột Sống