Cấu Tạo Của Bộ Ly Hợp Trong ô Tô Không Phải Ai Cũng Biết

Dù xe ô tô số sàn hay số tự động thì cấu tạo bên trong đó cũng có bộ ly hợp, hay tên gọi khác của bộ phận này là bộ côn. Để tìm hiểu về cấu tạo của bộ ly hợp, ở bài viết sau đây, chúng tôi đã tổng hợp lại những thông tin cơ bản nhất, giúp mọi người dễ dàng hình dung.

Contents

  • 1 Bộ ly hợp là gì?
  • 2 Cấu tạo của bộ ly hợp gồm những bộ phận nào?
    • 2.1 Bánh đà
    • 2.2 Vòng bi cắt ly hợp
    • 2.3 Đĩa ly hợp
    • 2.4 Bàn đạp ly hợp
    • 2.5 Nắp ly hợp và lò xo đĩa
    • 2.6 Xi lanh chính của ly hợp
    • 2.7 Xi lanh cắt ly hợp

Bộ ly hợp là gì?

Bộ ly hợp là gì? – Ly hợp là một bộ phận có cơ cấu nối và tách hai trục quay với nhau. Khi nối hai trục quay lại với nhau, chúng có thể quay với một tốc độ hoặc tách riêng ra để thực hiện quá trình quay với các mức độ khác nhau.

Bộ ly hợp là một phần trong hệ thống truyền động. Thông qua chế độ điều khiển ăn khớp, bộ phận kết nối trục ra của động cơ với trục vào của hộp số.

Công dụng của ly hợp được dùng để truyền hoặc ngắt truyền động từ động cơ đến hộp số khi trong những tình huống cần thiết.

Bộ ly hợp một phần trong hệ thống truyền động của ô tô
Bộ ly hợp một phần trong hệ thống truyền động của ô tô

Cấu tạo của bộ ly hợp gồm những bộ phận nào?

Cấu tạo của bộ ly hợp xe ô tô gồm 3 phần chính là: ​

  • Bộ phận nối với trục khuỷu của động cơ bao gồm các chi tiết: lá bố (friction plate) và nhông hú (clutch outer housing).
  • Bộ phận kết nối giữa trục truyền động của hộp số gồm có: các lá thép (clutch disc) và đế nồi (clutch center).
  • Bộ phận tách và ép mâm ép với đế nồi là lò xo nồi (clutch spring).

Cấu tạo chi tiết của bộ ly hợp của ô tô:

Cấu tạo của ly hợp ô tô thường gồm một khối với hình dạng, tương tự như khối nón hoặc khối trụ. Những chi tiết trong bộ lý hợp gồm:

Cấu tạo chi tiết của bộ ly hợp ô tô
Cấu tạo chi tiết của bộ ly hợp ô tô

Bánh đà

Đây là bộ phận tạo ra mômen quán tính giúp động cơ hoạt động. Kết cấu của bánh đà được khoan các lỗ để gắn với các bộ phận ly hợp.

Chi tiết bạc đạn ở tâm bánh đà, giống như một ổ lót dẫn hướng. Chúng đóng vai trò giữ cho đầu ngoài cùng của trục sơ cấp hộp số. Đồng thời, bạn hãy chú ý thường xuyên bôi trơn phụ tùng này.

Vòng bi cắt ly hợp

Vòng bi cắt ly hợp là chi tiết khá quan trọng trong cấu tạo bộ ly hợp. Nó đóng vai trò đóng và cắt ly hợp. Phụ tùng này được gắn trên ống trượt và đã bôi trơn mỡ nên không cần phải bảo dưỡng trong suốt thời gian dài sử dụng.

Vòng bi cắt ly hợp có khả năng hấp thụ sự chênh lệch tốc độ quay giữa lò xo đĩa (bộ phận quay) và càng cắt ly hợp (bộ phận không quay). Sau đó chi tiết truyền chuyển động từ càng cắt vào lò xo đĩa .

Vòng bi cắt ly hợp tự định tâm được sử dụng để giảm tiếng ồn do ma sát giữa vòng bi cắt ly hợp và lò xo đĩa. Bên cạnh đó, bộ phận này sẽ tự động điều chỉnh để giữ cho đường tâm của trục khuỷu thẳng hàng với đường tâm của trục sơ cấp hộp số.

Đĩa ly hợp

Đĩa ly hợp hay còn gọi là lá côn, được lắp đặt để có sự tiếp xúc đồng đều với bề mặt ma sát của bánh đà và đĩa ép ly hợp. Đĩa ly hợp dịch chuyển dọc theo trục, tuy nhiên đĩa quay thì trục sẽ quay theo.

Hình dạng đĩa ly hợp tròn, mỏng. Chất liệu của phụ kiện được làm từ thép và có một may ơ đặt ở giữa. Mặt ngoài của đĩa lý hợp này được ép bằng vật liệu ma sát đinh tán.

Ở phần ngoài của đĩa ly hợp, vật liệu ma sát được tán vào bề mặt của phần gợn sóng. Phần này như đệm đàn hồi, giúp hạn chế sự va chạm nếu đĩa ly hợp bị ép mạnh vào bánh đà.

Bàn đạp ly hợp

Trong xi lanh chính, bàn đạp ly hợp đóng vai trò tạo ra áp suất thủy lực. Áp suất này tác dụng lên xylanh cắt ly hợp và tạo ra quá trình đóng/ ngắt ly hợp.

Trong trường hợp người lái xe đạp hết côn mà không thể cắt được động lực thì đây là nguyên nhân dẫn tới ly hợp bị mòn hoặc hành trình hoạt động tự do của bàn đạp ly hợp không chuẩn.

Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp là khoảng cách mà chi tiết có thể dịch chuyển cho đến khi vòng bi cắt ly hợp ép vào bên trong lò xo đĩa.

>>>Xem thêm: Những thông tin cần biết về cấu tạo hộp số xe máy

Nắp ly hợp và lò xo đĩa

Nắp ly hợp thực hiện chức năng ngắt và nối công suất vận hành của động cơ. Nắp ly hợp có các lò xo với tác dụng đẩy đĩa ép ly hợp vào đĩa ly hợp.

Trong cấu tạo của bộ ly hợp có hai loại lò xo là lò xo xoắn và lò xo đĩa. Tuy nhiên, những mẫu ô tô hiện nay chủ yếu sử dụng loại lò xo đĩa.

Xi lanh chính của ly hợp

Xy lanh chính của ly hợp gồm có bộ phận cần đẩy, piston, lò xo hãm, lò xo côn và buồng chứa dầu.

Xi lanh cắt ly hợp

Xy lanh cắt ly hợp trong cấu tạo bộ ly hợp
Xy lanh cắt ly hợp trong cấu tạo bộ ly hợp

Để điều khiển piston dịch chuyển, xi lanh cắt ly hợp sẽ nhận áp suất dầu thuỷ lực từ xi lanh chính, để điều khiển càng cắt ly hợp thông qua bộ phận cần đẩy.

Hiện nay, các loại xe ô tô thường có kết cấu hai loại xy lanh cắt ly hợp là loại có thể điều chỉnh được và loại tự điều chỉnh.

Trên đây là bài viết về cấu tạo của bộ ly hợp. Bạn có thể tham khảo thông tin về các chi tiết của ly hợp, để bổ sung thêm kiến thức trong kết cấu của của xe ô tô.

>>> Có thể bạn chưa biết: Điểm danh 3 bộ đồ nghề sửa chữa xe ô tô tốt nhất hiện nay

Từ khóa » Cấu Tạo Bộ Ly Hợp ô Tô