Cấu Tạo Của Bugi ô Tô - OTO-HUI

vai trò và tầm quan trọng của bugi
vai trò và tầm quan trọng của bugi
Kiến thức về xe Bởi Trịnh Tân 14.05.2021 11:06 pm Chia sẻ Cấu tạo của bugi ô tô

(News.oto-hui.com) – Nhắc đến hệ thống đánh lửa, chúng ta không thể không kể tới bugi ô tô, bộ phận đánh lửa ,bộ phận kích thích ”sự sống” của động cơ.

 vai trò và tầm quan trọng của bugi
Vai trò và tầm quan trọng của bugi

Vai trò và tầm quan trọng của bugi ô tô

Bugi ô tô là chi tiết cuối cùng thuộc hệ thống đánh lửa của xe ô tô. Tuy nhỏ bé nhưng bugi lại có vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi nó thực hiện nhiệm vụ bật tia lửa điện giữa 2 điện cực – cực trung tâm và cực bên nối mát – để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu +không khí đã được nén ở buồng đốt.

Cấu tạo của bugi ô tô

Sau đây là các bộ phận quan trọng của bugi:

Cấu tạo của bugi
Cấu tạo của bugi

Điện cực trung tâm

Điểm cực trung tâm còn có tên khác là điện cực dương, là nơi tập trung tạo ra tia lửa điện. Vì thế nó được tạo nên từ các vật liệu chuyên biệt, thích hợp tạo ra tia lửa điện, có khả năng hoạt động ổn định trong môi trường có nhiệt độ và áp suất luôn biến thiên, khả năng chống mài mòn cao. Đồng được dùng để chế tạo lõi điện cực, các hợp kim Nikel, Iridium, Platinum được dùng cho các đầu điện cực.

Điện cực trung tâm
Điện cực trung tâm

Các điện cực tròn khó phóng điện, trong khi đó các điện cực vuông hoặc nhọn lại dễ phóng điện. Qua quá trình sử dụng lâu dài, các điện cực bị làm tròn dần và trở nên khó đánh lửa. Vì vậy, cần phải thay thế bugi. Các bugi có điện cực mảnh và nhọn thì phóng điện dễ hơn. Tuy nhiên, những điện cực như thế sẽ chóng mòn và tuổi thọ của bugi sẽ ngắn hơn. Vì thế, một số bugi có các điện cực được hàn đắp platin hoặc iridium để chống mòn. Chúng được gọi là các bugi có cực platin hoặc iridium.

Vỏ cách điện

Gốm oxit nhôm là vật liệu phổ biến làm nên vỏ các điện. Bởi bộ phận này cần đảm bảo chắc chắn không rò rỉ điện cao áp, truyền nhiệt tốt, chịu được nhiệt độ cao, độ bền cơ học tốt. Để ngăn ngừa hiện tượng phóng điện cao áp từ đầu tiếp xúc của bugi đến phần kim loại, người ta tạo ra một số nếp nhăn sóng ở thân vỏ cách điện. Nếu hiện tượng này xả ra sẽ làm giảm hiệu quả đánh lửa trong buồng đốt.

Vùng nhiệt bugi

Là khoảng trống giữa 2 điện cực. Dung tích càng nhỏ và nông khả năng tản nhiệt của bugi càng nhanh, ngược lại dung tích khoảng trống càng lớn và sâu thì khả năng tản nhiệt của bugi càng kém.

Vùng nhiệt bugi
Vùng nhiệt bugi
  • Kiểu bugi phát xạ ra nhiều nhiệt được gọi là bugi lạnh, bởi vì nó không bị nóng lên nhiều.
  • Kiểu bugi phát xạ ít nhiệt được gọi là bugi nóng, vì nó giữ lại nhiệt.

Mã số của bugi được in trên bugi, nó mô tả cấu tạo và đặc tính của bugi. Mã số có khác nhau đôi chút, tuỳ theo nhà chế tạo. Thông thường, con số vùng nhiệt càng lớn thì bugi càng lạnh vì nó phát xạ nhiệt tốt.

Bugi làm việc tốt nhất khi nhiệt độ tối thiểu của điện cực trung tâm nằm trong khoảng nhiệt độ tự làm sạch: 450 độ C, và nhiệt độ tự bén lửa: 950 độ C

So sánh bugi lạnh và bugi nóng

Bugi nóngBugi lạnh
Sử dụng cho động cơ có tỉ số nén thấp (phân khối nhỏ), tốc độ động cơ không cao, xe thường xuyên chạy tốc độ thấp, chạy các quãng đường ngắn, tải nhẹ.Sử dụng cho động cơ có tỉ số nén cao (phân khối lớn), tốc độ động cơ thường hoạt động ở chế độ cao, xe thường xuyên chạy ở tốc độ cao, chạy các quãng đường dài, tải nặng.

Hy vọng bài viết này đã phần nào giúp bạn đọc hiểu thêm về bugi ô tô!

Bài viết liên quan:

  • Các loại bugi và đặc điểm riêng của chúng
  • Bắt bệnh động cơ thông qua 5 dấu hiệu khác thường của Bugi đánh lửa
bugi lạnhBugi nóngbugi ô tô Tweet Trịnh Tân

Bài Viết Trước

Hệ thống hỗ trợ người lái thế hệ mới Navigate Driving

Bài Viết Tiếp

Hyundai Thành Công triệu hồi Tucson

Bạn cũng có thể thích Bài đăng cùng tác giả Kiến thức về xe

Tại sao hộp số tự động có kiểu chuyển số thẳng hàng và zig-zag khác biệt

Kiến thức về xe

Lốp xe và áp suất lốp: 02 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động của xe…

Kiến thức về xe

05 kỹ năng lái xe điện hiệu quả giúp tối ưu quãng đường và tiết kiệm năng lượng

Kiến thức về xe

Vô lăng bị khóa, xe không khởi động được. Xử lý thế nào?

Lùi Tiếp

Advertisement

2 Comments

  1. Các dấu hiệu cho biết bugi cần được thay thế - OTO HUI NEWS - Tin tức, công nghệ và kỹ thuật Ô Tô 5 năm cách đây

    […] =>>> Xem thêm: Cấu tạo của bugi ô tô […]

  2. Những biểu hiện của xe khi bugi hoạt động kém? - OTO HUI NEWS - Tin tức, công nghệ và kỹ thuật Ô Tô 5 năm cách đây

    […] Cấu tạo của bugi ô tô […]

Hủy trả lời Gửi Thông tin bạn đọc

Chia sẻ ý kiến của bạn

Từ khóa » Bugi ô Tô