Cấu Tạo Của động Cơ điện Một Chiều | Thiết Bị Việt Á

    Trang chủ / Tư vấn Động cơ điện / Cấu tạo của động cơ điện một chiều

Cấu tạo của động cơ điện một chiều Ngô Văn Hùng
  • ĐĂNG TẢI: 28/01/2022
  • CẬP NHẬT: 17/05/2023

Cấu tạo của động cơ điện một chiều? Chắc hẳn động cơ điện 1 chiều không còn quá xa lạ trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Một trong những vấn đề về động cơ điện được khá nhiều khách hàng quan tâm là cấu tạo của động cơ điện một chiều cùng cách […]

// do_shortcode('[ez-toc-widget-sticky]');

Cấu tạo của động cơ điện một chiều?

Chắc hẳn động cơ điện 1 chiều không còn quá xa lạ trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Một trong những vấn đề về động cơ điện được khá nhiều khách hàng quan tâm là cấu tạo của động cơ điện một chiều cùng cách thay thế cổ góp trong quá trình vận hành thiết bị máy.

Cấu tạo của động cơ điện một chiều
Cấu tạo của động cơ điện một chiều

Cấu tạo động cơ điện một chiều

Cấu tạo động cơ điện một chiều gồm có phần cảm là nơi tạo ra từ trường không đổi, có thể là một nam châm vĩnh cửu hoặc có thể là một nam châm điện.

Động cơ điện có nam châm vĩnh cửu chỉ áp dụng cho máy có công suất nhỏ. Phần cảm là một nam châm điện, gồm có một mạch từ và quấn dây xung quanh cực từ gọi là dây quấn kích từ. Trong động cơ điện 1 chiều, ngoài các cực từ chính dùng để kích từ còn có các cực từ phụ dùng để cải thiện điều kiện đổi chiều. Các cực từ phụ được bố trí xen kẽ với cực từ chính. Dây quấn cực từ phụ được nối nối tiếp với phiến dây quấn trên rôto. Cũng để cải thiện đổi chiều, trên bề mặt cực từ chính, còn bố trí thêm dây quấn bù và dây quấn bù được nối nối tiếp với dây quấn rô to, thông qua chổi than ở phiến góp. Phần các mạch từ nối với nhau gọi là gông từ và đồng thời làm vỏ máy.

Cấu tạo của động cơ điện một chiều
Cấu tạo của động cơ điện một chiều

Xem thêm: Tính công suất động cơ điện 3 pha

Nguyên tắc hoạt động của động cơ điện 1 chiều

Stato của động cơ điện 1 chiều thường là 1 hoặc nhiều cặp nam châm vĩnh cửu hay nam châm điện, rotor gồm có các cuộn dây quấn và được kết nối với nguồn điện một chiều. Một phần quan trọng khác của động cơ điện 1 chiều chính là bộ phận chỉnh lưu, bộ phận này làm nhiệm vụ đổi chiều dòng điện trong chuyển động quay của rotor là liên tục. Thông thường, bộ phận này sẽ có 2 thành phần: một bộ cổ góp và một bộ chổi than tiếp xúc với cổ góp.

Nếu trục của động cơ điện một chiều được kéo bằng 1 lực ngoài thì động cơ này sẽ hoạt động như một máy phát điện một chiều, và tạo ra một xuất điện động cảm ứng Electromotive force. Khi vận hành ở chế độ bình thường, rotor khi quay sẽ phát ra một điện áp được gọi là sức phản điện động counter-EMF hoặc sức điện động đối kháng, vì nó đối kháng lại với điện áp bên ngoài đặt vào động cơ. Sức điện động này sẽ tương tự như sức điện động được phát ra khi động cơ sử dụng như một máy phát điện. Như vậy điện áp đặt trên động cơ sẽ bao gồm 2 thành phần: sức phản điện động và điện áp giáng tạo ra do điện trở nội của các cuộn dây phản ứng. Dòng điện chạy qua động cơ sẽ được tính theo công thức sau:

I=(Vnguon-Vphandiendong)/Rphanung

Công suất cơ mà động cơ đưa ra được sẽ tính bằng:

P=I*Vphandiendong

Cấu tạo của động cơ điện một chiều
Cấu tạo của động cơ điện một chiều

Ứng dụng của động cơ DC

Nhờ có các loại động cơ điện một chiều khác nhau, nên có rất nhiều ứng dụng cho loại động cơ DC này.

Mặc dù mỗi loại đều có những ưu điểm, nhưng nói rộng ra, động cơ DC có nhiều cách sử dụng khác nhau.

Ở xung quanh chúng ta, động cơ DC nhỏ được sử dụng trong các công cụ, đồ chơi và các thiết bị gia dụng khác nhau.

Trong công nghiệp, các ứng dụng của động cơ DC bao gồm băng tải và bàn xoay,… việc sử dụng động cơ DC công suất lớn trong các ứng dụng như phanh và đảo chiều…

Một số ví dụ cụ thể hơn cho động cơ DC:

Động cơ DC dùng trong quạt máy: Mặc dù quạt truyền thống sử dụng động cơ AC nhưng ngày càng có nhiều quạt trần động cơ DC tung ra thị trường. Những chiếc quạt này đang trở nên phổ biến vì chúng tiết kiệm hơn nhiều so với các loại quạt tương đương AC, nhờ vào cách thức hoạt động của chúng. Nhược điểm thực sự duy nhất của quạt động cơ DC là giá thành của nó, nhưng năng lượng tiết kiệm được dễ dàng bù đắp điều này.

Máy bơm thủy lực: Là một công cụ công nghiệp thiết yếu, được sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp bao gồm: xây dựng, khai thác mỏ, sản xuất thép… Động cơ DC được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các máy bơm này vì khả năng điều khiển tốc độ thay đổi dễ dàng và phản ứng tuyệt vời khi di chuyển.

Động cơ DC sử dụng trong ôtô điện.

Động cơ 1 chiều DC sử dụng trong ngành chế tạo Robot…

Cấu tạo của động cơ điện một chiều
Cấu tạo của động cơ điện một chiều

Cách thay thế cổ góp cực kỳ đơn giản cho bạn

Như đã được trình bày ở trên, cổ góp là bộ phận giữ nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong quá trình vận hành động cơ. Do có cấu tạo tương đối phức tạp nên việc thay thế và sửa chữa chúng khá khó khăn và khó thực hiện.

Đầu tiên để thay thế cổ góp mới bạn tiến hành tháo bỏ các chốt dây bao giữ thiết bị. Đương nhiên để thay thể chúng, bạn cần chọn lựa một sản phẩm cổ góp phù hợp.

Sau khi đã tháo rời cổ góp cũ, tiến hành lắp ráp cổ góp mới theo đúng các bước tháo rời. Tiến hành dùng đồng hồ vạn năng đo đạc giữa các khe rãnh cho đến khi chúng được thông nhau là ổn. 

Mặc dù vậy, do đảm nhiệm chức năng tương đối quan trọng nên người dùng cần chọn lựa cho mình một sản phẩm chất lượng, chính hãng. Điều này giúp đảm bảo tuổi thọ cũng như hiệu quả công việc được thực hiện.

Trên đây là một số thông tin cực kỳ hữu ích về cấu tạo của động cơ điện 1 chiều cũng như cách thay thế cổ góp mà bạn đang quan tâm. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và tham khảo thông tin.

Cấu tạo của động cơ điện một chiều
Cấu tạo của động cơ điện một chiều

Liên hệ với chúng tôi để dược tư vấn và giải đáp thắc mắc về động cơ điện

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP & DỊCH VỤ VIỆT Á

Điện thoại: 043 875 1908 – 0988 947 064

Email: maynenkhivieta@gmail.com

Fanpage: facebook.com/thietbicongnghiepvieta/

Website: thietbivieta.com

Hotline Hotline
  • instagram
  • twitter
  • mail
  • facebook
Bài viết liên quan Ký hiệu động cơ điện Ký hiệu động cơ điện 27/01/2022

Tổng hợp những ký hiệu động cơ điện Sơ đồ mạch điện hay còn gọi là bản vẽ thiết kế hệ thống mạch điện. Nếu bạn không phải là một người kỹ sư và thợ điện, cầm bản vẽ bạn sẽ không đọc được các ký hiệu động cơ điện. Bài viết dưới đây sẽ […]

Thông số kỹ thuật motor 3 pha Thông số kỹ thuật motor 3 pha 28/01/2022

Thông số kỹ thuật motor 3 pha Động cơ điện là máy điện thực hiện biến đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ phục vụ cho mục đích sử dụng. Động cơ điện được sử dụng rất phổ biến và góp phần quan trọng trong công nghiệp hóa hiện đại hóa, giúp mọi việc […]

Kiểm tra động cơ điện 3 pha Kiểm tra động cơ điện 3 pha 29/01/2022

Cách kiểm tra động cơ điện 3 pha Khi động cơ không hoạt động tốt, rất khó để nhìn thấy lý do tại sao chỉ bằng cách nhìn vào nó. Một động cơ được đặt trong kho có thể hoặc không thể làm việc, bất kể hình dáng vật lý của nó. Việc kiểm tra […]

Cách đấu dây động cơ điện 3 pha đảo chiều Cách đấu dây động cơ điện 3 pha đảo chiều 29/01/2022

Cách đấu dây động cơ điện 3 pha đảo chiều Cách đấu dây động cơ điện 3 pha hoạt động tốt khi bạn có động cơ 3 pha trong khi đó nguồn điện cấp chỉ có nguồn 1 pha. Nếu bạn đang phân vân việc đấu động cơ 3 pha vào mạng điện gia đình […]

Tính công suất động cơ điện 3 pha Tính công suất động cơ điện 3 pha 28/01/2022

Công thức tính công suất động cơ điện 3 pha Công suất điện là một chỉ số quan trọng của thiết bị điện trong gia đình. Tuy nhiên điều mà nhiều em đang tìm hiểu đó chính là công suất điện 3 pha là gì? Công suất điện 1 pha là gì? Công thức tính […]

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Danh mục bài viết Liên hệ MUA HÀNG MUA HÀNG

Hotline: 0243 875 1908

Miễn phí cước gọi

HỖ TRỢ KỸ THUẬT HỖ TRỢ KỸ THUẬT

Hotline: 0988 947 064

×

Nhập số điện thoại

[contact-form-7 id="b1353eb" title="Để lại số điện thoại"]

Từ khóa » Co Một Chiều