Cấu Tạo Của Mắt Người & Một Số Bệnh Lý Liên Quan đến Mắt
Có thể bạn quan tâm
Cấu tạo của mắt
Tìm hiểu về cấu tạo của mắt: cấu tạo bên trong và cấu tạo bên ngoài
Cấu tạo của mắt là gì? Mắt có cơ chế hoạt động như thế nào?
Cấu tạo bên ngoài
Nhìn tổng quan bên ngoài đôi mắt, nó được cấu tạo từ các thành phần mà ta có thể nhìn thấy trước gương sau đây:
- Lông mi và mí mắt: chuyển động nhắm mở mắt chính là cơ chế hoạt động của hai mi mắt. Phản xạ tự nhiên này giúp mắt điều tiết tránh bị khô hay nhiễm khuẩn với các chất gây hại khác như khói, bụi,... Trên mi mắt có lớp lông mi nhằm bảo vệ mắt khỏi các dị vật: mí trên có lông mi dài cong, lông mi của mí dưới ít, thưa và ngắn hơn.
- Củng mạc: là một màng chắc dày và rất cứng, nó bao quanh nhãn cầu và tạo nên hình thể (hình cầu) cho nhãn cầu.
- Giác mạc: nằm ở phía trước củng mạc, có hình chỏm cầu hơi nhô ra khỏi mắt. Nó đóng vai trò như một thấu kính hội tụ, làm hiện hình ảnh lên võng mạc, giúp ta có thể nhìn thấy vật.
- Kết mạc: là lớp niêm mạc che phủ phần củng mạc (lòng trắng) của mắt. Nó có chức năng duy trì sự ổn định lớp nước mắt, đồng thời tiết ra một số chất để chống lại mọi sự xâm nhập vào giác mạc.
- Mống mắt: Ngay phía sau giác mạc là một màng sắc tố bao quanh đồng tử, hay còn được gọi là mống mắt. Mống mắt có các đặc điểm riêng để quyết định xem con ngươi có màu gì.
- Đồng tử: là lỗ tròn màu đen nằm ở trung tâm con ngươi. Đồng tử có thể tự điều chỉnh co lại hoặc giãn ra nhờ vào các cơ nằm trong mống mắt. Từ đó, cân bằng lượng ánh sáng vào mắt.
- Tuyến lệ: là các lỗ nhỏ nằm gần ở bờ mi, gần góc trong hốc mắt. Tuyến lệ dẫn nước mắt ra khỏi mắt. Nước mắt từ đó cũng lưu thông xuống mũi, đó là lý do tại sao chúng ta hay chảy nước mũi chảy khi khóc.
Cấu tạo bên trong
Cấu tạo bên trong của mắt con người rất tinh vi và kì công. Trong đó thủy tinh thể và võng mạc là hai bộ phận cơ bản và quan trọng nhất. Chúng có vai trò đảm bảo chức năng nhìn sự vật của mắt.
Hầu hết các bộ phận thuộc cấu tạo bên trong của mắt đều chỉ có thể nhìn thấy bằng phương tiện chuyên khoa:
- Thủy dịch: Là chất dịch do thể mi mắt tiết ra tiền phòng (khoang nằm giữa giác mạc và thể thuỷ tinh) và hậu phòng (khoang nằm sau mống mắt). Và rồi tạo nên áp lực dương (gọi là nhãn áp) để duy trì hình dạng cầu căng của mắt, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho giác mạc và thể thuỷ tinh.
- Thủy tinh thể: là thành phần quang học mắt quan trọng nhất trong cấu tạo trong của mắt. Với cấu trúc trong suốt nằm phía sau đồng tử, nó có tác dụng như một thấu kính giúp hội tụ các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ nét, sắc sảo.
- Võng mạc: là một lớp màng mỏng trong cùng của mắt. Nó có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể sau khi đã hội tụ lại. Từ đó, cảm nhận ánh sáng và truyền tín hiệu qua hệ dây thần kinh thị giác đến não bộ, giúp chúng ta ý thức được vật thể mà mình đang nhìn thấy.
- Dịch kính: Là một cấu trúc giống như thạch, trong suốt, có thể liên tượng dịch kính như gel. Nó nằm ở giữa thể thuỷ tinh và võng mạc, có vai trò như một môi trường đệm giúp nhãn cầu giữ được hình thể ổn định khi di chuyển. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy mọi vật khi giác mạc, thể thuỷ tinh và dịch kính còn trong suốt và đồng thời cho phép ánh sáng đi qua đến võng mạc.
- Hắc mạc: Là lớp màng mỏng giữa củng mạc và võng mạc. Nó nối tiếp với mống mắt ở phía trước và có nhiều mạch máu nuôi dưỡng nhãn cầu.
Cấu tạo của mắt con người
Cơ chế hoạt động của mắt người bình thường
Hiểu một cách đơn giản, cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của một chiếc máy chụp ảnh. Để chụp được ảnh thì phải có ánh sáng truyền từ vật qua thấu kính và rồi hội tụ tại phim, bằng việc rửa hình ta sẽ có được các bức ảnh đã thu vào trước đó.
Mắt cũng vậy, nó có hệ thấu kính thuộc bán phần trước của nhãn cầu bao gồm giác mạc, đồng tử và thủy tinh thể. Ánh sáng sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc của nhãn cầu và vào mắt.
Tại đây tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh truyền đến não bộ thông qua hệ thần kinh thị giác. Sau đó, não bộ sẽ xác nhận hình ảnh thu được trước đó. Đây chính là cơ chế hoạt động của mắt người, nhằm giúp bạn có thể nhìn thấy một vật nào đó.
Nếu máy ảnh có thể điều chỉnh được tiêu cự và mức độ ánh sáng. Thi mắt chúng ta cũng vậy. Để thay đổi tiêu cự vật thể thì thủy tinh thể sẽ thay đổi độ cong của nó dưới sự điều khiển của cơ mi trong. Việc điều chỉnh độ co giãn của mống mắt sẽ giúp thay đổi kích thước của lỗ đồng tử và điều khiển cường độ chùm sáng đi vào.
Các tuyến lệ chính, phụ hoạt động giúp cho giác mạc luôn được bôi trơn. Nó như một cơ chế vệ sinh và bảo vệ tự nhiên cho đôi mắt. Các hoạt động này đều diễn ra tự động dưới sự điều khiển tinh vi của các cơ chế thần kinh.
Các thành phần trong mắt liên kết chặt chẽ, hoạt động cùng nhau
Mắt người nhìn được bao nhiêu FPS?
Mắt người có thể nhìn được tối thiểu là 1 FPS. Như những bức ảnh tĩnh thì mắt người hoàn toàn có thể nhìn bình thường. Còn xem những bộ phim hoặc trải nghiệm các trò chơi thì mắt người nhìn được 24 - 30 FPS để trải nghiệm mượt mà nhất mà không ảnh hưởng tới não bộ.
Các bệnh liên quan về bộ phận mắt hay gặp
Mắt thường xuyên phải điều tiết để tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nên chúng rất dễ mắc phải các bệnh như:
- Cận thị
- Viễn thị
- Loạn thị
- Nhược thị
- Viêm bờ mi
- Đục thủy tinh thể
- Viêm kết mạc
- Bệnh tăng nhãn áp
- Nhiễm trùng mắt
- Thoái hóa điểm vàng
- Xuất huyết dưới kết mạc
- Viêm màng bồ đào
- Viêm mống mắt,…
Nên thường xuyên rửa mắt với nước chuyên dụng để có được một đôi mắt khỏe
Các mẹo chăm sóc và bảo vệ mắt
Mắt là một bộ phận cực kì quan trọng đối với mỗi con người chúng ta. Nhưng không phải lúc nào mắt các bạn cũng tốt để có thể tự điều tiết với môi trường xung quanh. Hãy bảo vệ và chăm sóc mắt nhiều hơn để có được một đôi mắt khỏe, tốt.
- Muốn như thế bạn có thể chú ý một vài mẹo sau đây:
- Bỏ ngay thói quen hay đưa tay dụi mắt, vì tay ta chứa rất nhiều vi khuẩn, việc làm như vậy sẽ giúp vi khuẩn dễ xâm hại vào mắt ta.
- Hạn chế nhìn trực tiếp các ánh sáng chói như: đèn hàn, đèn pha xe, đèn bàn học…
- Dùng mắt kính chống tia UV khi đi ra ngoài và bật chế độ chống ánh sáng xanh khi sử dụng điện thoại, máy vi tính,…
- Cần học tập và làm việc ở nơi có ánh sáng thích hợp.
- Giữ mắt ở khoảng cách hợp lý từ 30 - 40 cm khi hoạt động học bài, làm việc
- Để mắt nghỉ ngơi khi làm việc liên tục cứ 20p cho mắt nghỉ 1 lần
- Luyện tập các bài tập cho mắt như nhìn xa - gần - lên - xuống, chớp mắt liên tục để mắt không bị khô…
- Nên thường xuyên rửa mắt với nước muối sinh lí chuyên dụng.
- Sử dụng các loại rau củ tốt cho mắt, như rau bina, cải xoăn, cà rốt, cam…
- Bổ sung các thực phẩm chức năng có lợi cho mắt như dầu cá, vitamin A,…
- Khám mắt định kỳ: kiểm tra mắt định kỳ từ 3-6 tháng/1 lần để phát hiện sớm các bệnh lý về mắt nếu có và kịp thời điều trị.
Qua đây, shipthuocnhanh đã có thể giúp bạn hiểu được cấu tạo của mắt người như thế nào. Mắt tuy nhỏ, nhưng luôn là bộ phận quan trọng và mong manh nhất. Hãy biết cách chăm sóc và yêu thương mắt bạn nhiều hơn để có được một đôi mắt tốt. Mọi thắc mắc xin liên hệ 0387 326 326 để được giải đáp một cách kỹ càng.
Từ khóa » Cấu Tạo Xung Quanh Mắt
-
Tìm Hiểu Về Cơ Chế Hoạt động Và Cấu Tạo Của Mắt - AiHealth
-
Cấu Tạo Mắt Và Cơ Chế Hoạt động Của Mắt - Bệnh Viện Mắt Sài Gòn
-
Cấu Tạo Và Các Bộ Phận Của Mắt - Vinmec
-
Cấu Tạo Và Cách Thức Hoạt động Của Mắt
-
Cấu Tạo Của Mắt Và Cơ Chế Hoạt động Của Mắt - Wit-Ecogreen
-
Cấu Tạo Và Các Bộ Phận Của Mắt - Mắt Kính Sài Gòn
-
Cấu Tạo Về Mắt - Bệnh Viện Quận 12
-
Cấu Tạo Mắt Người: Bộ Phận, Công Năng, Cơ Chế Hoạt động Của Mắt
-
GIẢI PHẪU HỌC MẮT - SlideShare
-
Giải Phẫu Mắt - Cấu Tạo Của Mắt, Các Bộ Phận Và Chức Năng - MATTI
-
Đại Cương Về Giải Phẫu Và Sinh Lý Mắt - Dieutri.Vn
-
Cấu Tạo Võng Mạc Và Các Bệnh Lý Võng Mạc Thường Gặp
-
ĐÔI MẮT HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO| Essilor Vietnam