Cấu Tạo Da Côn Trùng - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Nông - Lâm - Ngư >
  3. Nông nghiệp >
Cấu tạo da côn trùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.56 MB, 286 trang )

Phân thành hai lớp: biểu bì trên (epicuticle) và lớp biểu bì dưới (procuticle).- Biểu bì trên (epicuticle): rất mỏng, dầy khoảng một micron, thường gồm cóhai lớp, lớp ngoài là lớp sáp và lớp trong là lớp lipoprotein hay lớp cuticulin.- Biểu bì dưới (procuticle): gồm hai phần rõ rệt: biểu bì ngoài và biểu bì trong,biểu bì ngoài (exocuticle) chiếm khoảng 1/2 đến 1/3 chiều dầy của biểu bì dưới, phầnnày thường cứng và có mầu sắc đậm hơn lớp biểu bì trong (endocuticle). Biểu bì dưới(procuticle) có cấu tạo lipid, protein và chitine và gồm nhiều lớp ngang, trong biểu bìdưới người ta quan sát thấy có nhiều ống rất nhỏ hình que thẳng hoặc hình xoắn ốcphát xuất từ tế bào nội bì kéo dài đến biểu bì trên. Khi biểu bì trên mới được hìnhthành, những ống hình que sẽ kéo dài xuyên qua lớp biểu bì này và tiết ra những chấtkhác nhau (như sáp) làm cho lớp biểu bì không thấm nước.b - Tế bào nội bìLà một lớp tế bào đơn, giữa các lớp tế bào này có xen kẽ một số tế bào có chứcnăng đặc biệt như tế bào hình thành lông, tế bào hình thành các tuyến. Tế bào nội bìthường có hình trụ, phía trong phần đỉnh của tế bào thường có tuyến lạp thể sắc tố. Sựhình thành tuyến lạp thể có liên quan đến việc kiếm ăn, tích lũy dinh dưỡng và bài tiết.Trong tuyến lạp thể, người ta ghi nhận có sự hiện diện của chitosan, lipid và các muốiurat. Phía ngoài ở đỉnh tế bào nội bì có các sợi nguyên sinh kéo dài thành các đườngống nhỏ thông lên tới lớp biểu bì. Nhân của tế bào nội bì nằm phía dưới đáy tế bào.Biểu bìBiểu bìfHình II.3. Cấu tạo da côn trùng.a: tế bào lông; b: tế bào màng; c: tế bào nội bì; d: lông; e: biểu bì trên(epicuticle); f: tế bào tuyến (Borror và ctv., 1981).21 Hình II.4. Cấu tạo biểu bì da côn trùngHình II.5. Vật phụ trên vách da côn trùng (a: lông cứng vật đơn tế bào;b: gai nhỏ, vật phụ phi tế bào; c: mấu lồi - vật phụ đa tế bào)2. ChitinLà Polysaccharid có đạm, có công thức (C H NO)n. Đây là một chất đặc trưngcủa ngành chân khớp (Arthropoda), hiện diện chủ yếu ở biểu bì dưới. Chất này hoàntoàn không hiện diện ở biểu bì trên. Chitine là một chất rất bền vững, không tan trongnước, rượu, acide loãng hay chất kiềm. Chitine không bị phân hủy bởi các enzyme củađộng vật có vú, tuy nhiên chitine có thể bị phân hủy bởi các loại ốc, sên, một vài loạicôn trùng (như gián) và một vài loại vi khuẩn (như vi khuẩn Bacillus chitinivorous).Biểu bì cứng là do ở phần biểu bì ngoài có chứa một chất sừng gọi là sclerotin.sclerotin được thành lập từ protein của biểu bì dưới tác dụng của các chất quinones. Ởmột số ít loài côn trùng (một số ấu trùng thuộc bộ hai cánh và nhộng) và nhiều loàigiáp xác có chứa các muối calcium như những chất cứng hiện diện trong biểu bì,nhưng sclerotin còn cứng hơn các loại muối calcium này, ngàm (hàm trên) của một sốloại côn trùng có thể cắn xuyên qua lớp kim loại.Một số vùng trên biểu bì da côn trùng còn chứa chất protein co dãn gọi làresilin, chính những chất này làm cho biểu bì có khả năng đàn hồi và tạo nên nhữnggân đàn hồi cho hầu hết các cơ thịt.22 3. Sắc tốMàu sắc hiện diện trên cơ thể côn trùng có thể do các sắc tố hiện diện trongvách da của cơ thể. Côn trùng có thể tổng hợp được một số sắc tố, tuy nhiên đa sốđược hình thành qua thức ăn mà côn trùng đã hấp thu. Các sắc tố phổ biến, thườngthấy ở côn trùng, bao gồm sắc tố biểu bì Melanin (tạo nên màu nâu tối, đen), sắc tốPteridins (sản phẩm tích tụ của sự chuyển hóa acid uric trong máu) tạo nên các màutrắng, vàng nhạt, đỏ, tím sẫm, đồng thời còn phối hợp với sắc tố mắt Ommochrome,tạo nên mầu mắt của côn trùng và sắc tố Carotenoids (sắc tố thực vật được hấp thu vàocơ thể côn trùng qua thức ăn) tạo ra nhiều màu sắc rực rỡ của côn trùng, từ màu xanhlá cây đến vàng, da cam và đỏ, các màu sắc này được gọi là màu sắc hóa học. Màu sắchóa học khác với màu sắc vật lý vì màu sắc vật lý ở côn trùng là do cấu trúc vật lý củada quyết định, màu sắc này là kết quả của sự khúc xạ, phản xạ và giao thoa ánh sángtrên những điểm, vết lồi lõm trên cơ thể côn trùng. Mầu sắc vật lý thường được thểhiện rõ qua sự lấp lánh, ánh kim loại trên cơ thể nhiều loài cánh cứng và loài ong.Những vết lồi lõm này có thể thấy dễ dàng dưới kính hiển vi điện tử. Mầu sắc vật lýthường bền vững hơn mầu sắc hóa học. Sắc tố biểu bì ở thành trùng thường được hìnhthành một thời gian ngắn sau lần lột xác cuối cùng, thời gian này có thể kéo dài (mộttuần hay nhiều hơn nữa). Một số sắc tố có thể bị thay đổi về đặc tính hóa học sau khicôn trùng chết. Rất nhiều sắc tố bị tác động bởi những chất dùng để giết hoặc tồn trữcôn trùng. Sự cấu tạo sắc tố ở côn trùng thường mang tính chất di truyền và những sắctố này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như điều kiện nhiệt độ, ẩm độ,thức ăn …. Côn trùng sống ở vùng nhiệt độ cao thường có mầu sắc nhạt hơn, sáng hơnso với khi sống ở nhiệt độ thấp hoặc ngược lai, khi sống ở điều kiện ẩm độ cao, côntrùng thường có mầu sậm hơn so với lúc sống trong điều kiện khô ráo.4. Các vật phụ trên vách da cơ thểNgoài những chóp nổi bên trong (được hình thành là do những đường xếp lõmvào phía trong của da côn trùng) là chổ bám cho các hệ cơ, giúp cơ thể giữ được mộtkhung xương vững chắc và một hình dạng nhất định thì vách da cơ thể côn trùng cònmang nhiều vật phụ ở phía ngoài cơ thể như lông, gai, vẩy, cựa, u lồi,... Các vật nàybao gồm những phần không có cấu tạo tế bào (mấu lồi, gai nhỏ, lông nhỏ,...) hoặc cócấu tạo tế bào (như lông cứng, gai, cựa). Lông trên da côn trùng thường là lông cảmgiác, có thể cảm thụ được nhiều thông tin khác nhau như va chạm cơ học, âm thanh,mùi vị, nhiệt độ….5. Các tuyến của da côn trùngCác tuyến của da côn trùng sản sinh ra các chất cần thiết cho đời sống của sinhvật. Do có nguồn gốc từ một số tế bào nội bì nên được xem như tuyến của da côntrùng. Gồm 2 nhóm chính: tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết5.1. Tuyến nội tiếtTiết ra các hormon cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển và một số hoạtđộng sống khác của côn trùng. Quan trọng nhất là tuyến Corpora allata tiết ra hormonđiều tiết sự sinh trưởng, còn gọi là hormone trẻ (juvenile hormon), và tuyến ngực trước(prothoracic glands) tiết ra hormon lột xác (ecdyson hormon).23 5.2. Tuyến ngoại tiếtBao gồm một số tuyến chính như:- Tuyến nước bọt: sản sinh nước bọt, còn được gọi là tuyến môi dưới. Ở các loàicôn trùng thuộc bộ Cánh vẩy, tuyến nước bọt biến đổi thành tuyến tơ.- Tuyến sáp: phổ biến ở các nhóm rệp sáp thuộc tổng họ Coccoidea.- Tuyến độc và tuyến hôi: Tuyến độc gây ngứa, phổ biến ở các loài sâu róm(Lymantriidae), sâu nái (Limacodidae) và tuyến hôi phổ biến ở các loài bọ xít gây hạicây trồng như Alydidae, Coreidae hoặc Pentatomidae.III. ĐẦU VÀ CẤU TẠO ĐẦU1. Cấu tạo đầuĐầu là phần trước của cơ thể mang mắt, râu đầu và miệng. Dạng đầu thay đổirất nhiều tùy theo các loại côn trùng nhưng nói chung phần đầu rất cứng so với cácphần khác của cơ thể. Đa số côn trùng có một đôi mắt kép khá lớn nằm hai bên lưngđầu và phần lớn côn trùng ngoài hai mắt kép cũng có ba mắt đơn nằm ở phần trên đầugiữa hai mắt kép. Bề mặt của đầu được chia thành từng khu vực nhờ những ngấn, cácngấn này cũng thay đổi rất nhiều trên từng nhóm côn trùng.Nói chung thường có những ngấn và khu vực như sau trên bề mặt của đầu:- Ngấn trán chân môi: gồm có ngấn trên môi và ngấn dưới má hợp thành mộtđường ngang ở ngay sát phần gốc trên của miệng. Ngấn này tạo thành mặt trước củavỏ đầu với hai khu vực: khu trán và khu chân môi.- Ngấn má: gồm hai ngấn đối xứng nằm hai bên má, ngấn này kéo dài từ gốchàm trên lên phía trên. Nếu kéo dài đến gốc chân râu thì ngấn này được gọi là ngấn máchân râu, còn nếu kéo dài đến gốc mắt thì được gọi là ngấn hốc mắt.- Khu vực của đầu nằm phía trên ngấn chân môi và nằm giữa các ngấn má đượcgọi là trán. Vị trí nằm giữa hai mắt kép về phía đỉnh được gọi là đỉnh đầu, khu vựcnằm phía dưới mắt kép ở hai bên đầu là má. Phía dưới ngấn trán chân môi là một khuvực gồm hai mảnh cứng: mảnh trên được gọi là clypeus, mảnh dưới là môi trên. Phíadưới hai bên môi trên là hai hàm trên cứng và bên dưới hai hàm trên là hai hàm dưới.Và ngay sát dưới hàm dưới là môi dưới.- Đỉnh đầu và má được giới hạn bởi ngấn ót, phía sau ngấn ót là các khu vựcnhư: khu vực ót nằm ở phần lưng ngay phía sau ngấn ót và khu vực má sau nằm vềphía má, sau ngấn ót, cả hai khu vực này bị giới hạn về phía sau bởi ngấn ót sau, phíasau ngấn ót sau là một vùng cứng hẹp gọi là ót sau bao quanh lấy lỗ sọ (nơi nối tiếpgiữa phần đầu và phần ngực) .Ở côn trùng trưởng thành, đôi khi trên phần trán còn hiện diện một vết tích củamột ngấn hình chữ Y gọi là ngấn lột xác, ngấn này chia phần trên của đầu thành hai24

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Côn trùng nông nghiệpCôn trùng nông nghiệp
    • 286
    • 8,565
    • 134
  • Tạo partition ẩn phục vụ việc recovery trên máy tính Tạo partition ẩn phục vụ việc recovery trên máy tính
    • 18
    • 676
    • 4
  • Hướng dẫn sử dụng Hiren boot CD Hướng dẫn sử dụng Hiren boot CD
    • 16
    • 2
    • 13
  • Mẹo Windows Media Mẹo Windows Media
    • 7
    • 502
    • 0
  • Thủ thuật cần thiết Thủ thuật cần thiết
    • 5
    • 476
    • 0
  • Hoàn thiện kế toán tiêu thụ & xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần điện tử New” Hoàn thiện kế toán tiêu thụ & xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần điện tử New”
    • 62
    • 483
    • 0
  • Kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty xây dựng số 4 Kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty xây dựng số 4
    • 28
    • 482
    • 7
  • Sổ chi tiết vật liệu năm 2001 Sổ chi tiết vật liệu năm 2001
    • 12
    • 287
    • 0
  • Mẫu tờ khai xin việc Mẫu tờ khai xin việc
    • 3
    • 2
    • 26
  • Hạch toán tiền lương và bảo hiểm Hạch toán tiền lương và bảo hiểm
    • 82
    • 92
    • 0
  • Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu
    • 78
    • 170
    • 0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (286 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(16.56 MB) - Côn trùng nông nghiệp-286 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Cấu Tạo Da Côn Trùng