Cấu Tạo Dạ Dày Và Chức Năng Dạ Dày
Có thể bạn quan tâm
Dạ dày (hay bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa, có nhiệm vụ dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Nếu cơ quan này bị tổn thương, gặp trục trặc đồng nghĩa với việc nguồn dinh dưỡng đi nuôi cơ thể bị ngưng trệ. Vì vậy việc tìm hiểu cấu tạo dạ dày, chức năng của nó sẽ có lợi trong việc điều trị bệnh.
Nội dung chính
- Cấu tạo dạ dày
- Chức năng của dạ dày là gì?
- Một số triệu chứng bệnh dạ dày phổ biến
- + Đầy hơi
- + Đau tức vùng bụng trên
- + Giảm cân bất thường
- + Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn
- + Thay đổi thói quen đại tiện, phân bất thường
- + Sờ thấy u trước bụng
Cấu tạo dạ dày
Dạ dày là một tạng trong phúc mạng, phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối với thực quản qua lỗ môn vị, có hình dạng giống với chữ J.
* Thành phần trong dạ dày
– Tâm vị: Lỗ tâm vị có một lớp niêm mạc ngăn cách với thực quản.
– Đáy vị: Chứa không khí
– Thân vị: Phần này chứa các tuyến tiết ra HCl và Pepsinogene.
– Môn vị: Lỗ môn vị có một cơ thắt gọi là cơ thắt môn vị.
* Cấu tạo dạ dày
Cấu tạo dạ dày người gồm 5 lớp từ ngoài vào trong, cụ thể:
– Thanh mạc: Lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày.
– Lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo
– Tấm dưới niêm mạc: Lớp niêm mạc chứa các tuyến dạ dày, tiết ra các chất khác nhau vừa có vai trò bảo vệ dạ dày như chất nhầy, vừa có khả năng tiêu hóa như HCl như men Pepsinogene… lại có vai trò nội tiết hay trung gian hóa học như gastrin, histamin… đồng thời là yếu tố nội giúp hấp thụ sinh tố B12.
– Lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày: Gồm nhiều loại tiết ra các chất khác nhau, có vai trò bảo vệ dạ dày như chất nhầy, đồng thời giúp tiêu hóa và điều hòa nội tiết hóa học trung gian,…
Chức năng của dạ dày là gì?
Dạ dày có 2 chức năng chính là:
– Nghiền cơ học thức ăn đồg thời thấm dịch vị.
– Phân hủy thức ăn nhờ hệ enzym tiêu hóa có trong dịch vị.
* Chu trình nạp thức ăn vào dạ dày
Sau khi thức ăn được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt sẽ được đưa xuống dưới qua một ống cơ trơn gọi là thực quản (ống này nằm song song với khí quản) sau đó đến dạ dày.
Dạ dày là nơi chứa thức ăn, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị. Dạ dày cũng hấp thu chất dinh dưỡng tuy nhiên chức năng này không đáng kể.
Khi thức ăn được nghiền nát, nhào trộn và thấm dịch vị xong chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu sau đó là ruột già và “tống” ra ngoài theo đường bài tiết.
* Dịch vị trong dạ dày
Dịch vị bao gồm hỗn hợp các thành phần acid clohidrit (HCl) và enzyme pepsin.
Axit dịch vị có tác dụng rất mạnh, đủ để có thể đục thủng lỗ trên tấm thảm trải sàn. Để đảm bảo dạ dày không bị axit ăn mòn, luôn tồn tại các chất nhầy làm nhiệm vụ trung hòa axit, chất nhầy từ các tế bào phụ tiết ra, chính chất nhầy này và một số chất khác tạo lên một màng nhày, dai bao phủ niêm mạc.
Tuy nhiên những tế bào của lớp màng này cũng bị hao mòn rất nhanh chóng nên toàn bộ niêm mạc dạ dày được thay thế mới 3 ngày/lần. Dịch nhầy cũng hỗ trợ cho tiêu hóa bằng cách giữ cho thức ăn luôn ẩm ướt.
Sự mất cân bằng khiến cho lượng chất nhầy thiết hụt, hay sự phát triển dư thừa của axit dịch vị là nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày.
Để phòng và điều tị các bệnh dạ dày, cần hiểu rõ cấu tạo dạ dày và chức năng của nó.
Một số triệu chứng bệnh dạ dày phổ biến
Người mắc bệnh dạ dày thường có những dấu hiệu sau:
+ Đầy hơi
Đây là biểu hiện phổ biến đầu tiên của chứng đau dạ dày. Người bệnh thường có cảm giác chướng bụng, đầy hơi khó chịu kể cả khi ăn đã lâu. Cảm giác bụng đầy hơi có thể giảm dần sau khi hoạt động thể chất hoặc làm việc.
Tuy nhiên, tình trạng này liên tục xuất hiện và kéo dài sau mỗi bữa ăn khiến bạn cảm thấy chán ăn, mệt mỏi. Ngoài ra, bạn có cảm giác khó nuốt, đặc biệt các triệu chứng sẽ nặng thêm theo thời gian.
+ Đau tức vùng bụng trên
Đau tức vùng bụng trên hay còn gọi là đau vùng thượng vị là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm loét dạ dày giai đoạn đầu. Lúc này người bệnh thường xuất hiện những cơn đau bất thường, ngày càng dày và nặng hơn. Thời gian đầu, cơn đau xuất hiện khi đói quá hoặc khi no quá.
Đau tức vùng bụng trên hay còn gọi là đau vùng thượng vị là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm loét dạ dày giai đoạn đầu.
+ Giảm cân bất thường
Đây có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có hệ thống tiêu hóa, thường liên quan tới các bệnh như ung thư đại tràng, tuyến tụy, dạ dày. Một số bệnh lý khác như loét dạ dày, bệnh Crohn sẽ cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, khiến bạn giảm cân đột ngột.
+ Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn
Nếu bạn thường xuyên buồn nôn không rõ nguyên nhân thì hãy đi khám ngay vì đây là một trong những biểu hiện của bệnh đau dạ dày của đại đa số bệnh nhân.
+ Thay đổi thói quen đại tiện, phân bất thường
Đầy hơi, thay đổi thói quen đại tiện hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân có thể là một dấu hiệu cho thấy bị nhiễm một ký sinh trùng gọi là Giardia trong đường ruột, cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh như trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích, bệnh loét dạ dày, sỏi mật, táo bón,…
+ Sờ thấy u trước bụng
Ở trường hợp nặng, khi khối u đã phát triển lớn thì bệnh nhân có thể sờ thấy khối u bất thường ở bụng. Một số người còn có thể sờ thấy có bọc u trong ổ dạ dày, ấn vào cảm giác đau.
Bệnh dạ dày là một trong những bệnh có tỉ lệ người mắc hàng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa, những nguy hại mà bệnh gây ra từ nhẹ đến nặng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Do đó, chúng ta cần hiểu rõ cấu tạo dạ dày, chức năng dạ dày và những nguy cơ bệnh có thể mắc phải.
Khi có các triệu chứng như trên, cần sớm thăm khám tại chuyên khoa y tế để sớm phát hiện bệnh. Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ của bác sỹ, người bệnh cần điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt để phòng tránh bệnh tái phát cũng như nâng cao hiệu quả điều trị.
Bạn cũng có thể tham khảo sử dụng thêm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để làm giảm nhanh các triệu chứng đau thượng vị, buồn nôn, ợ nóng, ợ chua, trào ngược,… do đau dạ dày, viêm/loét dạ dày, viêm hang vị,… gây ra.
Rate this post Lượt xem: 5.895Từ khóa » Cấu Tạo Của Lớp Niêm Mạc Dạ Dày
-
Cấu Tạo Dạ Dày Của Cơ Thể Người - Docosan
-
Dạ Dày Của Người Có Cấu Tạo Thế Nào? - Vinmec
-
[Tổng Hợp] Kiến Thức Y Khoa Về Giải Phẫu Dạ Dày Chi Tiết Nhất
-
Dạ Dày Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Của Dạ Dày Người
-
Dạ Dày được Cấu Tạo Bởi Mấy Lớp Cơ Bản? - Luật Hoàng Phi
-
DẠ DÀY HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO? - Nông Lâm Food
-
Cấu Tạo Dạ Dày | SGK Sinh Lớp 8
-
Dạ Dày Là Gì, Nằm ở đâu? Chức Năng Của Dạ Dày - Thuốc Dân Tộc
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Dạ Dày | Đông Y An Sinh Đường
-
Điểm Danh Các Tác Nhân Có Thể Làm Hỏng Niêm Mạc Dạ Dày
-
Vị Trí Dạ Dày Trong ổ Bụng Cần Quan Tâm đúng Cách
-
Giải Phẫu Bệnh Học: Bệnh Lý Dạ Dày - Health Việt Nam
-
Bệnh Viêm Niêm Mạc Dạ Dày Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị