Cấu Tạo động Mạch Vành Và Các Thông Tin Có Thể Bạn Chưa Biết
Có thể bạn quan tâm
Động mạch vành là gì? Cấu tạo của động mạch vành
Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng nuôi tim. Dựa vào kích thước và vị trí có thể chia hệ thống động mạch vành thành động mạch vành phải, động mạch vành trái (2 động mạch lớn bao bọc bên ngoài quả tim) và vi mạch vành (các mạch máu nhỏ nằm sâu trong cơ tim).
Hình ảnh giải phẫu động mạch vành
Động mạch vành phải
Động mạch vành phải (RCA) là động mạch xuất phát từ phía bên phải của van động mạch chủ trong xoang Valsalva (xoang động mạch chủ bên phải). Chức năng của động mạch này là cung cấp máu cho tâm thất phải, tâm nhĩ phải (các buồng tim phía bên phải), nút xoang nhĩ và nhĩ thất.
Về mặt giải phẫu, động mạch vành phải sẽ được chia thành động mạch gian thất sau, động mạch bờ phải, động mạch nón và động mạch nút xoang nhĩ.
Động mạch vành trái
Động mạch vành trái (LCA) là mạch máu xuất phát từ gốc động mạch chủ bên trái, chạy qua rãnh nhĩ thất cùng bên, rồi quấn quanh phần bên trái của quả tim. Chức năng của mạch máu này là cung cấp máu cho phần bên phải của tim bao gồm tâm thất trái và tâm nhĩ trái.
So với động mạch vành phải, động mạch vành trái thường phân bố nhiều hơn. Sau khi chạy thẳng một đoạn khoảng 1 - 3 cm (đoạn thân chung - ký hiệu LMCA), động mạch vành trái sẽ chia thành hai nhánh lớn là động mạch liên thất trước (LAD) và động mạch mũ (LCx). Vì thế nhiều tài liệu y khoa còn chia hệ thống động mạch vành thành ba nhánh lớn bao gồm động mạch liên thất trước, động mạch mũ và động mạch vành phải.
Hình ảnh mô tả các nhánh của động mạch vành trái
Hệ thống vi mạch vành
Trước đây khi các phương tiện chẩn đoán chưa phát triển, người ta chỉ nhìn thấy các động mạch lớn trên bề mặt quả tim. Nhưng nhờ có sự phát triển của công nghệ mà gần chục năm trở lại đây chúng ta đã nhìn rõ được hệ thống vi mạch - mạch máu nhỏ, có đường kính < 200 μm nằm sâu trong cơ tim.
Nếu ví các động mạch lớn như “quốc lộ” thì các vi mạch chính là “con đường nhỏ” dẫn đến từng “ngôi nhà” cơ tim. Đây là nơi trực tiếp trao đổi oxy và dưỡng chất giúp cơ tim thực hiện tốt chức năng co bóp đưa máu đi nuôi cơ thể và hút máu trở về tim.
Nếu hệ vi mạch bị tổn thương, quá trình này sẽ bị gián đoạn khiến cơ tim không đủ năng lượng hoạt động. Điều này sẽ dẫn tới các cơn đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh kể cả khi không có mảng xơ vữa trong lòng các động mạch lớn.
Chia sẻ về vai trò quan trọng của hệ thống vi mạch, PGS. Tạ Mạnh Cường - phó viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam cho biết: Tuần hoàn mạch vành chỉ được coi là khỏe mạnh khi đầu vào là các động mạch vành phải thông suốt và đầu ra là các vi mạch vành không bị ách tắc. Bất cứ sự gián đoạn trong tuần hoàn mạch vành cũng có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim.
Tim chỉ khỏe mạnh khi hệ thống vi mạch không bị rối loạn, tổn thương
Các bệnh lý động mạch vành thường gặp
Có rất nhiều bệnh lý có thể xảy ra tại hệ thống mạch vành nhưng phổ biến và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất phải kể đến 3 bệnh lý dưới đây:
Xơ vữa mạch vành
Xơ vữa động mạch vành xảy ra khi có sự tích tụ các mảng bám bên trong động mạch vành. Thành phần các mảng bám bao gồm cholesterol, chất béo, chất thải, canxi và chất tạo cục máu đông fibrin. Theo thời gian, nếu chúng ta không phát hiện và giải quyết các mảng bám, chúng sẽ tích tụ nhiều hơn, làm thu hẹp lòng mạch và dẫn đến các cơn đau thắt ngực hay nặng hơn là nhồi máu cơ tim.
Đau thắt ngực do vi mạch
Đau thắt ngực do vi mạch là tình trạng đau thắt ngực gây ra bởi rối loạn vi mạch vành. Đây thường là nguyên nhân gây đau thắt ngực ở người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp kể cả khi họ không bị xơ vữa động mạch.
Cơn đau ngực do vi mạch thường biểu hiện ra các triệu chứng như: cảm giác khó chịu ở ngực, cảm giác nặng nề ở ngực, căng tức, áp lực hoặc bị ép chặt. Tuy nhiên ở phụ nữ có thể xuất hiện các triệu chứng biến thể như khó thở, mệt mỏi, vã mồ hôi, choáng váng, buồn nôn và khó tiêu.
Co thắt mạch vành
Co thắt động mạch vành là tình trạng các cơ bên trong lòng động mạch co lại và duỗi ra đột ngột. Tình trạng này kích hoạt bởi các yếu tố như tâm lý căng thẳng lo âu kéo dài, thời tiết chuyển lạnh đột ngột, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia… Mặc dù chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng nếu cơn co thắt xảy ra thường xuyên, đặc biệt là trên nền mạch máu đã bị xơ vữa thì người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị đau tim.
Người bệnh có thể đồng thời bị xơ vữa, co thắt và rối loạn chức năng vi mạch vành
Cách phòng ngừa bệnh động mạch vành hiệu quả
Điều quan trọng nhất để phòng ngừa bệnh mạch vành là duy trì cuộc sống lành mạnh và kiểm soát tốt các bệnh lý đang mắc phải. Bạn nên áp dụng những cách phòng ngừa bệnh động mạch vành sau:
- Xây dựng lối sống tích cực, vui vẻ, tránh stress hay căng thẳng quá mức.
- Không hoặc hạn chế sử dụng rượu, bia, ngưng hút thuốc lá và tránh tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc.
- Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu, trái cây, rau xanh…
- Tránh xa thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều muối và nhiều đường như: đồ ăn nhanh, bánh ngọt, đồ ăn vặt, thức ăn đóng hộp…
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng béo phì hay quá gầy.
- Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và duy trì điều độ ít nhất 5 ngày/tuần.
- Theo dõi chỉ số huyết áp, lipid máu hay đường huyết thường xuyên, đặc biệt nếu bạn đang mắc hoặc có nguy cơ cao bị các bệnh trên.
Hiện nay, nhiều chuyên gia khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe chứa Thông Dahurian để phòng ngừa bệnh mạch vành, giảm nguy cơ đau thắt ngực. Bởi hơn 600 nghiên cứu đã cho thấy chiết xuất này có thể giúp tăng cường tuần hoàn mạch vành. Đặc biệt, ngoài khả năng chống xơ vữa, giãn mạch, Thông Dahurian còn giúp ngăn chặn và cải thiện các rối loạn trong hệ thống vi mạch. Đây là điều mà không phải thảo dược nào cũng làm được.
Để tìm hiểu sâu hơn về Thông Dahurian, bạn có thể tham khảo bài viết: Bất ngờ về lợi ích của Thông Dahurian với sức khỏe tim mạch
Động mạch vành có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe trên tim mạch. Hãy tạo cho mình một lối sống khoa học và thói quen tốt để động mạch vành luôn khỏe mạnh. Nếu có băn khoăn gì cần giải đáp, bạn hãy để lại thắc mắc dưới phần bình luận hoặc gọi trực tiếp đến hotline để được các chuyên gia Tim mạch tư vấn
Nguồn tham khảo:
- https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/anatomy-and-function-of-the-coronary-arteries
- https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/coronary-microvasculature
- https://timmachhoc.vn/dau-that-nguc-do-benh-vi-mach-vanh/
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/coronary-artery-disease/symptoms-causes/syc-20350613
- https://www.healthline.com/health/coronary-artery-spasm
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21955-microvascular-angina
Từ khóa » Giai Phau Dong Mach Vanh Tim
-
GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH VÀNH - Dự Báo đột Quỵ
-
BỆNH MẠCH VÀNH
-
Tổng Quan Bệnh động Mạch Vành - Rối Loạn Tim Mạch - MSD Manuals
-
Động Mạch Vành Tim: Cấu Tạo, Hoạt động Và Bệnh Lý | TCI Hospital
-
[PDF] Nghiên Cứu Giải Phẫu động Mạch Vành Trên Hình ảnh Chụp Cắt Lớp Vi ...
-
Đặc điểm Giải Phẫu Sinh Lý động Mạch Vành
-
Đặc điểm Giải Phẫu Học động Mạch Vành
-
[DOC] Động Mạch Vành Phải
-
GIẢI PHẪU TIM - SlideShare
-
Phẫu Thuật Bắc Cầu động Mạch Vành: Giải Pháp điều Trị Bệnh Mạch ...
-
Phẫu Thuật đóng Dò động Mạch Vành | Vinmec
-
Động Mạch Vành – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tuần Hoàn Mạch Vành – Wikipedia Tiếng Việt