CẤU TẠO GIẢI PHẨU CỦA RỄ - Tài Liệu Text - 123doc

  1. Trang chủ >
  2. Kỹ Thuật - Công Nghệ >
  3. Điện - Điện tử >
CẤU TẠO GIẢI PHẨU CỦA RỄ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.16 MB, 199 trang )

2.1. Cấu tạo sơ cấp2.1.1. Rễ song tử diệpMột lát cắt ngang qua một rễ song tử diệp còn non cho thấy lát cắt có dạngtròn, đối xứng qua một trục; miền vỏ dày quan trọng hơn miền trụ trung tâm; đặctính nầy giúp phân biệt giữa rễ và thân.* Miền vỏ thường dày và quan trọng ở rễ non nhưng rất tiêu giảm ở rễ già, lúc đóvỏ và căn bì được thay thế bằng lớp chu bì hay lớp bần. Từ ngoài vào trong gồm:- Nếu lát cắt đi ngang qua vùng lông hút, bên ngoài cùng là tầng lông hút, cáctế bào với vách mỏng bằng celuloz, bên ngoài tế bào không có cutin bao phủ; vài tếbào biểu bì mọc dài ra thành lông hút. Nhờ không có lớp cutin bao phủ trên bề mặt lớpcăn bì mà nước và các chất khoáng hòa tan thẩm thấu xuyên qua vách tế bào.- Nếu lát cắt đi ngang qua vùng cao hơn, lông hút rụng, vách tế bào bêndưới tẩm suberin và ta có lớp tồn tích tầng lông hút.- Ngoại bì hay tầng tẩm suberin thường chỉ gồm một lớp tế bào với váchtế bào tẩm suberin hay mộc tố, kích thước tế bào thường to.- Bên dưới là miền vỏ (cortex) dày gồm nhiều lớp tế bào nhu mô sơ cấp,các tế bào có kích thước tương đối đồng đều, sắp xếp chừa đạo, bọng hay khuyếttùy theo môi trường mà thực vật sống. Các tế bào nhu mô vỏ thường chứa nhiềutinh bột; nhu mô vỏ của rễ lan mọc phụ sinh trên cây hay rễ ấu sống thủy sinh cóthể có màu lục vì có chứa lục lạp.- Nội bì (endodermis) là một lớp tế bào giới hạn bên trong cùng của miền vỏ,vách tế bào theo đường kính có một khung dày bao vòng tế bào, chính khung này tẩmmộc tố hay suberin. Đó là khung Caspary có tính không thấm và rất quan trọng trongsinh lý của rễ, do làm ngăn cản sự khuếch tán các chất đi trong vách tế bào qua bên kiavòng. Sự hiện diện của khung Caspary là đặc sắc ở rễ nhóm song tử diệp.* Miền trụ trung tâm (stele) hay trung trụ/trụ/trụ giữa là phần vị trí trung tâmcủa rễ gồm mô dẫn và phần nhu mô đi kèm với nó, thường nhỏ hơn miền vỏ. Hệdẫn truyền của rễ thường liên tục, được bao bởi một hoặc vài lớp vỏ trụ. Từ ngoàivào trong gồm:- Chu luân (pericycle) hay trụ bì thường gồm một lớp tế bào nằm bên dưới nộibì và xếp xen kẽ với nội bì, vách tế bào bằng celuloz mỏng. Các tế bào của lớp nầy cóhoạt động phân sinh có nghĩa có thể tạo ra tế bào mới; rễ bên ở thực vật Hột trần vàHột kín được hình thành từ mô nầy, tầng nầy có khi hình thành tầng sinh bần.- Mô dẫn truyền gồm các bó libe gỗ xếp xen kẽ nhau trên một vòng trònvà nằm ngay dưới lớp chu luân. Bó gỗ có sự chuyên hóa hướng tâm với mạchtiền mộc nhỏ xuất hiện trước nằm ngoài (vì thế gỗ còn được gọi ngoại cổ) sát vớichu luân; mạch hậu môc to xuất hiện sau nằm bên trong. Bó libe cũng có sựchuyên hóa giống bó gỗ với libe trước nằm ngoài và libe sau nằm trong.Trên lát cắt ngang, những chỗ đầu tiên xuất hiện mạch tiền mộc và tiền libegọi là cực: cực gỗ trước và cực libe trước; thường số lượng các cực đó bằng nhau.Số bó mạch gỗ thay đổi tùy loài: ở Ficus indica có 8 bó mạch gỗ và 8 bólibe; … tuy nhiên số bó có thể lên đến hàng trăm như ở họ Cau dừa (Palmae),Dứa dại (Pandanaceae). Số lượng bó libe và bó gỗ là đặc sắc của các nhóm cây,nhưng cũng có thể biến thiên trên cùng một cây tùy theo đường kính của rễ.- Tủy (pith) nhỏ nằm phía trong các bó mạch do nhiều lớp tế bào nhumô có thể tẩm mộc tố hay bị mạch gỗ mọc lấn mất, tủy được xem nhưhiện tượng biến đổi dần của mô phân sinh thành mô cơ bản hay tầngtrước tầng phát sinh của rễ có dạng một ống tròn liên tục bao lấy một ítmô phân sinh cơ bản ở giữa.83 -H.4.5. Cấu tạo sơ cấp và sự phân hóa mô dẫn trong rễ cây song tử diệp Ranunculus (lát cắt ngang).A. Lược đồ cắt ngang của rễ,B-D. Trụ giữa và các tế bào quanh với các giai đoạn phát triển khác nhau.H.4.6. Cơ cấu nội bì - lát cắt ngang qua rễ Convolvulus arvensis2.1.2. Rễ đơn tử diệp84 Cũng có cơ cấu tương tự như rễ STD với hai miền: miền vỏ và miền trụ trungtâm nhưng miền trụ trung tâm dày hơn miền trụ trung tâm ở rễ song tử diệp. Ngoàiđặc tính chung của rễ, rễ ĐTD khác với rễ STD ở những đặc điểm sau:- Bên dưới tầng lông hút hay tồn tích tầng lông hút là vùng gồm nhiều lớptế bào có vách tẩm suberin và gọi là vùng tẩm suberin.- Nội bì có khung tẩm suberin hình chữ U hay khung sube hình móngngựa do vách tế bào tẩm suberin dày lên ở các phía trừ phía ngoài có vách tế bàovẫn còn celuloz.- Số bó libe gỗ thường nhiều hơn 20 bó nhưng bó gỗ không có hình saonhư ởH.4.7. Lát cắt ngang từ ngoài vào trong của rễ đơn tử diệpA. Cây dầu cọ Châu Phi (Elaeis guineensis), B. Monstera deliciosa, C. Tủy của Bromus2.2. Cấu tạo thứ cấp của rễRễ của đa số cây đơn tử diệp và một số ít cây song tử diệp chỉ có cấu tạosơ cấp và cấu tạo sơ cấp của rễ được giữ suốt đời sống của cây, thường rễ khônggia tăng đường kính.Ở hầu hết cây song tử diệp và cây Hột trần, rễ gia tăng đường kính do sựsinh trưởng thứ cấp và kích thước của rễ trở nên quan trọng nhờ các tượng tầng:- Tượng tầng sube nhu bì được thành lập phía ngoài, khi hoạt động sẽ chora bên ngoài là mô sube và bên trong là nhu bì. Tầng sinh bần có nguồn gốc từnhững tế bào ngoài cùng của vỏ trụ; do sự sinh trưởng thứ cấp, trụ giữa của rễphát triển mạnh, chu bì lại được tạo thành từ vỏ trụ cho nên phần vỏ sơ cấp vànội bì đều bị bong đi.85 H.4.8. Sự phát triển thứ cấp của rễ Pyrus ở lát cắt ngang.A. Giai đoạn tiền tượng tầng. B. Giai đoạn tăng trưởng sơ cấp hoàn toàn. C. Tượng tầng mạchgiữa mô libe và mô gỗ hoạt động. D. Tượng tầng bần tạo mô thứ cấp. E. Rễ với các mô thứ cấpH.4.9. Lát cắt ngang rễ cây song tử diệp có cấu tạo thứ cấpA. Cây Lycopersicon esculentum, B. Abies,- Tượng tầng libe gỗ nằm giữa ngoài gỗ I và trong libe I; tượng tầng nàyphân cắt sẽ cho ra libe II nằm bên ngoài sát tượng tầng và đẩy libe I sát với chuluân, sẽ cho gỗ II sát bên trong tượng tầng và đẩy gỗ I vào sâu bên trong nhu môtủy.86 Gỗ thứ cấp của rễ chiếm phần lớn khối lượng chủ yếu của rễ, vừa đảm nhậnchức năng dẫn truyền nước và các chất khoáng hòa tan, vừa đảm nhận chức năng cơhọc chống đỡ cho cây, đồng thời cũng có thể là nơi dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.Vỏ sơ cấp được xem là phần ngoài trụ trung tâm tính từ căn bì và giới hạntrong cùng là lớp nội bì. Vỏ thứ cấp là phần có thể tách ra được khỏi phần gỗ; vànhư vậy, libe thứ cấp và nhu mô libe là thành phần chủ yếu của vỏ thứ cấp, có thểdự trữ các chất dinh dưỡng như tinh bột, insulin …3. SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NGUỒN GỐC CỦA RỄ3.1. Sự sinh trưởngSự sinh trưởng của rễ xảy ra ở vùng kế chót; cách sinh trưởng này dễ nhậnbằng mực tàu nếu ta chia trên rễ non thành những khoảng cách đều nhau. Ta thấy:- Vùng chót rễ không dài ra, đó là vùng của mô phân sinh.- Vùng tăng trưởng kế chót rễ dài ra rất nhiều, càng xa vùng nầy, sự tăngdày càng yếu.3.2. Nguồn gốc của rễ3.2.1. Vùng phân sinhVùng phân sinh của rễ có hai cơ cấu:* Ở các Khuyết thực vật (Ẩn hoa có mạch) như các họ Cỏ tháp bút (Equisetaceae),Dương xỉ (Polypodiaceae), tất cả các mô đều xuất hiện từ các dẫn xuất của một tếbào ngọn duy nhứt hình kim tự tháp nằm ngoài cả. Tế bào ngọn hay tế bào nguyênthủy nầy sẽ phân cắt song hành theo bốn mặt để cho ra căn bì, nhu mô vỏ và trungtrục. Tế bào này nằm ngoài cả nên chóp rễ trong trường hợp nầy tương đồng với mộtcăn bì. Cấu tạo của đỉnh rễ và đỉnh ngọn những cây này giống nhau.* Ở Thạch tùng, Thủy phỉ và Hiển hoa, vùng khởi sinh của đỉnh rễ gồm nhiềutế bào, gồm có 3 tầng tế bào nguyên thủy.+ Ở lớp đơn tử diệp và bộ Sen Súng, tầng ngoài cả cho ra chóp rễ, lớp giữa cho ra nhumô vỏ và tầng lông hút. Tầng lông không dính vào chóp rễ nên rễ đơn tử diệp láng.+ Ở lớp song tử diệp, Hột trần, Thạch tùng (bộ Lycopodiales), Thủy phỉ (bộ Isosetales),tầng ngoài cả cho ra chóp và tầng lông, tầng trong cả luôn luôn chỉ cho ra trung trục.H.4.10. Tổ chức vùng khởi sinh của mô phân sinh đầu rễ ở vài thực vật3.2.2. Vùng tăng trưởng87 Vùng nầy các tế bào sẽ chuyên hóa. Tế bào chất rỗng và ưa màu acid, thủythể phối hợp nhau làm thành một thủy thể to duy nhứt đẩy nguyên sinh chất ra sátngoài vách tế bào. Thể tích tế bào gia tăng rất nhiều, trong lúc đó vách hậu lậpcủa tế bào được thành lập và vách ngăn ngang ở mạch gỗ tan mất. Các sàng hiệnra trong các mạch libe trong lúc nhân dần dần trở nên khó nhuộm màu. Các hiệntượng tăng trưởng, tăng dài và chuyên hóa của tế bào xảy ra do auxin A.I.A.3.2.3. Vùng lông hút và vùng tẩm suberinH.4.11. Các kiểu mô phân sinh tận cùng của rễH.4.12. Sơ đồ bản cắt dọc thể hiệnA-B. Ở cây đơn tử diệp (Stipa)sự chuyên hóa liên tục các mô của rễC-D. Cây song tử diệp (Raphanus), E-F. Cây hột trần (Picea)Ở vùng nầy các mạch đã thành lập, tầng lông có thể biến chuyển một cáchđặc biệt ở các rễ khí sinh của họ Lan, họ Môn, họ Thơm … Tầng lông tự chiathành nhiều lớp tế bào đặc biệt với vách tế bào có nhiều phụ bộ hình mạng tẩmmộc tố, các tế bào nầy chết và làm thành mạc (viole) hấp thu hơi nước trongkhông khí và giống như một bông đá giữ nước mưa rất lâu cho cây.Tầng tẩm suberin có thể tự chia thành nhiều tầng và làm thành lớp giả sube(suberoid) với tế bào sắp xếp không định hướng vì cơ cấu nầy là cơ cấu sơ cấp.Sự sinh trưởng của rễ rất cần các chất sinh trưởng nhứt là các vitamin nhưthiamin Vit. B1, piridoxin, Vit. B6 mà rễ không tự hấp thu được, phải do lá haythân tạo ra và nhờ mô libe đem đến.4. RỄ CONCâu hỏi: Thế nào là nguồn gốc nội sinh của rễ con? Khác với nguồn gốc ngoại sinh nhưthế nào? và phần nào của cây có nguồn gốc ngoại sinh?88

Xem Thêm

Tài liệu liên quan

  • Giới thực vật potxGiới thực vật potx
    • 199
    • 1,053
    • 0
  • Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá ( Fish Plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu Trâu 502 ) đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất chất lượng dưa Lê Ngân Huy trồng vụ Xuân-Hè 2009 tại Hải Phòng Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá ( Fish Plus Bloom, Solotek Bloom, Đầu Trâu 502 ) đến sự sinh trưởng phát triển và năng suất chất lượng dưa Lê Ngân Huy trồng vụ Xuân-Hè 2009 tại Hải Phòng
    • 49
    • 1
    • 10
  • Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP Nghiên cứu xác định giá trị giống để nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn Móng Cái tổng hợp bằng chương trình PIGBLUP
    • 36
    • 681
    • 0
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học (Bio-plant, pro-plant, fish plus bloom) đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất chất lượng dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính vụ Xuân Hè Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón sinh học (Bio-plant, pro-plant, fish plus bloom) đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất chất lượng dưa Kim Cô Nương trồng trong nhà kính vụ Xuân Hè
    • 58
    • 1
    • 5
  • Nghiên cứu một số tính trạng sinh trưởng, phát triển, chất lượng tinh và tỷ lệ phối có chửa của bò đực lai hướng sữa 3/4 và 7/8HF Nghiên cứu một số tính trạng sinh trưởng, phát triển, chất lượng tinh và tỷ lệ phối có chửa của bò đực lai hướng sữa 3/4 và 7/8HF
    • 53
    • 721
    • 0
  • Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển cây hoa cúc vụ Xuân Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển cây hoa cúc vụ Xuân
    • 99
    • 3
    • 31
  • Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng, phát triển của cây dâu tây Fragaria vesca L. trồng thủy canh trong nhà kính tại Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng, phát triển của cây dâu tây Fragaria vesca L. trồng thủy canh trong nhà kính tại Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng
    • 50
    • 1
    • 10
  •  Hiện trạng chăn nuôi trâu và khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn nghé tại xã Vân Hoà-huyện Ba Vì-TP Hà Nội Hiện trạng chăn nuôi trâu và khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn nghé tại xã Vân Hoà-huyện Ba Vì-TP Hà Nội
    • 56
    • 1
    • 3
  •  Đánh giá khả năng sinh trưởng của hai giống lợn Yorkshire và Landrace giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại Công ty cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hải Phòng Đánh giá khả năng sinh trưởng của hai giống lợn Yorkshire và Landrace giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại Công ty cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Hải Phòng
    • 41
    • 2
    • 18
  • Nghiên cứu quan hệ di truyền của một số giống đậu xanh địa phương [Vigna radiata (L.) Wilczek ] Nghiên cứu quan hệ di truyền của một số giống đậu xanh địa phương [Vigna radiata (L.) Wilczek ]
    • 46
    • 847
    • 2
  •  Bước đầu đánh giá tính đa dạng thành phần loài bò sát ở khu di tích lịch sử đền Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Bước đầu đánh giá tính đa dạng thành phần loài bò sát ở khu di tích lịch sử đền Đuổm, xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
    • 43
    • 2
    • 2
Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(9.16 MB) - Giới thực vật potx-199 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Bó Mạch Của Rễ