Cấu Tạo Giàn Giáo Khung Gồm Những Chi Tiết Nào? - VLXD Hiệp Hà

Cấu tạo giàn giáo khung gồm những chi tiết nào? Cấu tạo giàn giáo khung gồm nhiều bộ phận, phụ kiện khác nhau. Tùy từng hệ giáo sử dụng với mục đích xây dựng nhà dân dụng, đường bộ, tòa cao ốc… sẽ có các quy chuẩn riêng về an toàn, khả năng chịu tải, độ chắc chắn. Nhưng nhìn chung, các bộ phận cấu thành của chúng đều tương tự.

  1. Cấu tạo giàn giáo khung – Bộ phận chính
    1. Khung giàn giáo
    2. Giằng chéo giàn giáo
  2. Cấu tạo của giàn giáo khung – Phụ kiện
    1. Mâm giàn giáo (sàn thao tác)
    2. Chân giàn giáo
    3. Kích tăng giàn giáo
    4. Bánh xe giàn giáo khung
    5. Cấu tạo giàn giáo khung – Cùm xoay
    6. Cầu thang giàn giáo
    7. Cây chống giàn giáo
    8. Related Posts

Cấu tạo giàn giáo khung – Bộ phận chính

Bộ phận chính của giàn giáo khung gồm khung và giằng chéo:

Khung giàn giáo

Bộ khung được ví như xương sống của giàn giáo

Bộ khung được ví như xương sống của giàn giáo

Đây chính là bộ phận quan trọng và quyết định độ chắc chắn, an toàn của toàn bộ giàn giáo. Khung xương được làm từ các thanh sắt có khả năng chịu lực tốt dùng để kết nối các bộ phận khác với nhau.

Tùy vào mục đích, địa hình thi công, bạn có thể lựa chọn một trong số kích thước tiêu chuẩn như:

  • Khung xương 1700mm: 1700mm x 1250mm (Chiều dài x Chiều rộng)
  • Khung xương 1530mm: 1530 mm x 1250mm (Chiều dài x Chiều rộng)
  • Khung xương 1200mm:, 1200mm x 1250mm (Chiều dài x Chiều rộng)
  • Khung xương 900mm: 900mm x 1250mm (Chiều dài x Chiều rộng)

Chính bởi vai trò quan trọng trong toàn bộ cấu tạo giàn giáo khung mà việc lựa chọn khung phải thật cẩn thận. Bạn cần lưu ý kiểm tra kỹ các tiêu chuẩn về chất lượng như độ dày ống thép, các điểm nối liên kết, các mối hàn đã chắc chắn hay có lỗi nào không…

Xem thêm: Cách tính khối lượng bê tông cho từng hạng mục công trình

Giằng chéo giàn giáo

Giằng chéo nối và cố định khung giàn giáo

Giằng chéo nối và cố định khung giàn giáo

Nếu ví khung giàn giáo là “xương sống” thì giằng chéo chính là những chiếc “xương sườn”. Chúng được dùng để cố định, chống gãy cho toàn bộ gian giáo và đảm bảo độ an toàn khi sử dụng.

Nếu giằng chéo láp ráp không đúng hoặc không đảm bảo, bạn sẽ không thể có hệ giàn hoàn chỉnh, đảm bảo tiêu chuẩn.

Việc lựa chọn kích thước giằng chéo tùy thuộc vào loại khung. Ví dụ, nếu khung giàn 1700mm hoặc 1530mm, bạn nên chọn giằng 1960mm. Đối với loại khung 1200mm, 900mm, tốt hơn hết nên chọn kích thước giằng 1710mm.

Cấu tạo của giàn giáo khung – Phụ kiện

Bên cạnh các bộ phận chính, một hệ giàn giáo chữ H, ringlock hay bất cứ giàn giáo hòa chỉnh nào cũng cần có phụ kiện đi kèm.

Mâm giàn giáo (sàn thao tác)

Nơi công nhân đứng, di chuyển và để dụng cụ

Nơi công nhân đứng, di chuyển và để dụng cụ

Mâm giàn giáo được biết đến với tên gọi khác là sàn thao tác. Phụ kiện này được lắp ở khu vực trên cùng, để công nhân đứng trên, di chuyển, thi công công trình và đặt các dụng cụ, thiết bị cần thiết. Có 2 loại mâm chính đó là loại có móc và loại không có móc 2 đầu.

Xem thêm: Giàn giáo nêm giá bao nhiêu? Cách tự tính giá giàn giáo nêm

Chân giàn giáo

Cũng như khung gian giáo, chân giàn giáo đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chắc chắn và khả năng chịu thực cho toàn bộ thiết kế. Nếu bỏ qua phụ kiện này, nguy cơ xảy ra tai nạn trong quá trình sử dụng, thi công là rất cao.

Xem thêm: Tìm hiểu nhà cấp 4 là gì và các thông tin liên quan

Kích tăng giàn giáo

Trên thị trường có 2 loại kích tăng U và kích bằng. Trong đó, kích bằng thường được lắp đặt bên dưới chân giáo, đi kèm với các phụ kiện khác như hệ cốp pha sàn, hệ giàn giáo…  nhằm mục đích điều chỉnh tăng hoặc giảm chiều cao.

Ngược lại, kích U được dùng ở bên trên hệ giàn giáo, không cần đầu mối. Dùng làm giá đỡ để đặt xà gồ, giúp bộ khung cố định, chắc chắn hơn.

Bánh xe giàn giáo khung

Di chuyển toàn bộ hệ giàn giáo đến vị trí khác đơn giản, dễ dàng hơn nhờ bánh xe

Di chuyển toàn bộ hệ giàn giáo đến vị trí khác đơn giản, dễ dàng hơn nhờ bánh xe

Bánh xe được lắp ở các góc chân giàn giáo, dùng để di chuyển đến các vị trí khác nhau, tiết kiệm thời gian và sức lực. Có 2 loại bánh xe được dùng phổ biến là dòng có phanh và không phanh cố định.

Cấu tạo giàn giáo khung – Cùm xoay

Đây là phụ kiện dùng để liên kết các ống thép với giàn giáo. Từ đó đảm bảo độ chắc chắc chắn, an toàn và khả năng chịu trọng lực lớn của toàn bộ hệ giàn giáo. Bạn có thể tìm mua ống thép chuyên dùng trong xây dựng, công nghệ tại Hiệp Hà Group.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Mâm giàn giáo bao nhiêu tiền?

Cầu thang giàn giáo

Cũng giống như các loại cầu thang thông thường, cầu thang giàn giáo dùng để di chuyển lên xuống thuận tiện và an toàn hơn.

Xem thêm: Xây nhà cần chuẩn bị những gì bạn biết chưa?

Ở 2 đầu cầu thang được thiết kế thêm móc để cố định với khung giàn giáo. Kích thước bậc thềm đủ rộng giúp di chuyển dễ dàng nhưng cũng không quá lớn gây chiếm diện tích.

Cầu thang lên xuống

Cầu thang lên xuống

Cây chống giàn giáo

Còn có tên gọi khác như cột chống thép, cột chống sàn… Chúng là một trong các cấu tạo của hệ đỡ chống sàn, góp phần tăng độ chịu tải cho giàn giáo khung. Tùy từng thiết kế, nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn cây chống xiên hoặc cây chống tăng.

Cấu tạo giàn giáo khung gồm nhiều bộ phận và phụ kiện riêng lẻ. Mỗi một chi tiết sẽ đóng vai trò riêng, góp phần hình thành hệ giàn giáo hoàn chỉnh, chắc chắn có khả năng chịu lực tốt, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Nếu bạn có nhu cầu mua thép chất lượng cao, dẻo dai, bền bỉ để sản xuất giàn giáo hay thi công xây dựng, đừng quên tìm đến Hiệp Hà Group nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ CTY VLXD HIỆP HÀ

  • Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Packsimex, 52 Đông Du, Phường Bến Nghé,Quận 1, TP.HCM ( Tòa nhà Packsimex )
  • Hotline: 0937.456.333 Mr.Hà | 0799 070 777 Ms.Tuyền | 0909.67.2222 Mr.Hiệp | 0783 363 777 Ms.Hân
  • Email: ctyhiepha@gmail.com

Từ khóa » Hệ Giàn Giáo Thép