Cấu Tạo Hộp Mực Máy In / Đặc điểm, Cách Thay Hộp Mực Khi In ấn
Có thể bạn quan tâm
Máy in được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau. Trong đó, hộp mực (cartridge) có lẽ là bộ phận quan trọng và cần thiết nhất trong thiết bị. Tuy nhiên, không phải cũng biết cartridge máy in là gì? cấu tạo hộp mực máy in như thế nào? thành phần mực in ra sao? Vậy nên, trong bài viết ngay sau đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho mọi người cùng tham khảo.
Mục Lục
- 1 Hộp mực máy in là gì?
- 2 Các loại hộp mực máy in phổ biến trên thị trường
- 3 Đặc điểm cấu tạo hộp mực máy in Canon 2900
- 4 Trống Drum Cartridge là gì?
- 5 Trục cao su (Trục xả)
- 6 Gạt mực máy in(Gạt lớn)
- 7 Trục từ máy in
- 8 Gạt từ (Gạt nhỏ)
- 9 Một số linh kiện khác
- 10 Thành phần mực in và đặc điểm cấu tạo
- 11 Mực khô – máy in laser
- 12 Mực lỏng – máy in phun
- 13 Vì sao phải nắm rõ cấu tạo hộp mực in?
- 14 Khi nào cần thay cartridge máy in?
- 15 Cách để thay thế hộp mực
- 16 Related
Hộp mực máy in là gì?
Hộp mực hay còn gọi là Cartridge, một trong những bộ phận quan trọng của máy in dùng để tiếp nhận mực in, đồng thời cung cấp mực cho thiết bị in ấn trên bề mặt giấy.
Nếu trường hợp hộp mực bị hư hỏng thì quá trình in ấn và chất lượng của bản in cũng sẽ bị ảnh hưởng như chữ bị lem mực, bản in bị nhòe, xuất hiện các vệt đen,.. hay nhiều lỗi khác trên thiết bị máy in.
Hộp mực là một bộ phận quan trọng của máy in
Các loại hộp mực máy in phổ biến trên thị trường
Trên thị trường hiện nay có 2 loại hộp mực phổ biến là Ink Cartridge và Toner Cartridge. Cả hai loại hộp mực này không chỉ có sự khác biệt về đặc điểm vật lý mà cách thức sử dụng cũng có sự khác nhau.
Trong đó loại Toner Cartridge sẽ là hộp mực in dạng bột, thích hợp với loại máy in laser. Còn riêng về loại Ink Cartridge thuộc dạng hộp mực in dạng lỏng sử dụng chủ yếu cho dòng máy in phun.
Có nhiều loại hộp mực của máy in khác nhau
Đặc điểm của hai loại hộp mực này như sau:
- Giá thành: Dòng hộp mực dạng bột thường sẽ có mức giá cao hơn dạng lỏng, do đặc điểm về độ bền của chúng cao hơn, in được nhiều trang giấy hơn. Tuy nhiên, với chi phí ban đầu bỏ ra cho dòng Toner Cartridge nhiều hơn nhưng xét về chất lượng bản in và số lượng bản in sẽ nhiều hơn so với loại Ink Cartridge.
- Công suất và tốc độ: Hộp mực Toner Cartridge thường có tốc độ in nhanh chóng và hiệu quả hơn so với loại Ink. Bởi vì công nghệ hoạt động in laser của loại hộp mực này giúp kiểm soát lượng mực in hiệu quả hơn so với công nghệ in phun.
- Chất lượng in ấn: Ngoài công suất, tốc độ in cao thì khi dùng hộp mực Toner Cartridge còn giúp đảm bảo chất lượng bản in hoàn hảo hơn, không bị nhòe, sắc nét,….
Đặc điểm cấu tạo hộp mực máy in Canon 2900
Đối với hộp mực máy in Canon 2900 cơ bản cũng tương tự như các dòng máy in khác. Dưới đây là đặc điểm cấu tạo chi tiết của hộp mực để mọi người tham khảo:
Trống Drum Cartridge là gì?
Trống hay còn gọi là Drum, một trong những linh kiện quan trọng của hộp mực, cũng như là yếu tố quyết định tới 50% chất lượng của một bản in. Trong một quy trình in ấn thì bộ phận Drum sẽ thực hiện nhiệm vụ quay 4 vòng xung quanh một tờ giấy. Trong trường hợp nếu bản in xuất hiện các vệt đen liên tục, đó là dấu hiệu của trống đang bị hỏng.
Trống là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong hộp mực
Bộ phận này rất dễ bị tác động do đặc điểm cấu tạo và môi trường làm việc của nó khá đặc biệt với một lớp quang dẫn khá mỏng, cùng độ ma sát cao nên rất dễ bị bào mòn nếu không đúng điện tích hoạt động, hay có vật thể lạ tác động vào vô tình khiến Drum bị xước rơi vào khay giấy và khiến cho các bản in xuất hiện theo các vết đen xấu xí.
Xem thêm: Trống Máy In Là Gì? Trống Máy In Hoạt Động Như Thế Nào
Trục cao su (Trục xả)
Trục cao su hay trục xả là một bộ phận quan trọng trong hộp mực, thực hiện nhiệm vụ xả điện tích trên trống. Sau khi thực hiện xong một quy trình in ấn thì bộ phận này tiếp tục đưa điện tích ở trống trở về lại mức độ ban đầu để tiến hành xử lý tiếp quy trình mới.
Gạt mực máy in(Gạt lớn)
Gạt mực máy in thực hiện nhiệm vụ gạt lớp mức thừa còn đọng lại từ trống vào khay chứa mực thừa. Bởi vì sau một quá trình in ấn từ trên trống thường sẽ thừa ra một ít mực, nếu không gạt xuống thì rất dễ gây ra lỗi trên bản in như xuất hiện các sọc đen trắng, nhiều dọc tùy vào độ hao mòn của gạt.
Đặc điểm cấu tạo của một hộp mực chuẩn
Trục từ máy in
Trục từ máy in đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng tới cấu trục hoạt động của một hộp mực. Nhiệm vụ của nó sẽ thực hiện lấy mực từ ngăn chứa và đẩy lên trống. Bộ phận này như một nam châm, trải qua quá trình từ tính của trục nếu không đều cũng sẽ gây ra các vệt đen trên bản in.
Gạt từ (Gạt nhỏ)
Gạt từ là bộ phận thực hiện nhiệm vụ giúp trục từ máy in lấy được lượng mực vừa đủ để tạo nên một bản in đẹp, rõ nét. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động nạp mực, gạt nhỏ rất dễ bị gãy hoặc không thể gạt tốt thường sẽ khiến bản in bị mờ hoặc vệt đen ngang khó chịu.
Một số linh kiện khác
Ngoài những bộ phận chính trên, cấu tạo hộp mực máy in còn có thêm sự trợ giúp của một số linh kiện khác như:
- Lò xo giữ hộp mực giúp hai phần của đầu hộp mực gần nhau hơn.
- Lò xo dưới đế cao su
- 2 miếng nắp nhựa mỏng được bố trí ngay 2 đầu trục từ máy in.
- Lò xo còn lại được bố trí ngay đầu trục từ giúp trục hoạt động đúng quy trình, không quay lệch vòng.
Thành phần mực in và đặc điểm cấu tạo
Thành phần và đặc điểm cấu tạo trong của mực sẽ tùy thuộc vào mỗi loại khác nhau. Dưới đây là tổng hợp một số loại mực in và đặc điểm của chúng để mọi người tham khảo:
Mực khô – máy in laser
Loại mực in này thường được dùng trong các dòng máy in, máy photocopy sử dụng công nghệ in laser. Thành phần mực in Laser này chủ yếu là kim loại và cacbon được nghiền nhỏ dưới dạng bột khô, với kích thước siêu nhỏ khoảng 0.05 – 0.5 micromet. Sau đó sẽ được đem đi nung trong nhiệt độ khoảng 180 – 200 độ C. Lúc này mực in sẽ bắt đầu nóng chảy rồi bám chắc vào các sơ giấy, nên sau quá trình in ấn chất lượng mực in trên giấy bám dính vĩnh viễn.
Chất lượng mực khô in laser thường được đánh giá cao
Đặc điểm của mực khô này càng mịn thì chất lượng bản in sẽ càng đẹp. Thông thường, mực khô của các nhà sản xuất OEM Trung Quốc thường thô và nhiều mực thải, còn các sản phẩm đến từ OEM Nhật Bản thường chất lượng mực khá mịn và ít mực thải.
Hiện nay, mực in laser còn được chia thành 3 loại chính như:
Mực từ: Các hạt mực được sản xuất với đặc điểm từ tính cao, có thể bị nam châm trong trục từ hút dễ dàng. Loại mực này phù hợp để sử dụng trong các dòng máy in HP hay Canon.
Mực không từ: Các hạt mực không có đặc điểm từ tính, thường được sử dụng vào các mặt trống nhờ sự tác động của tĩnh điện. Với đặc điểm cấu tạo của mực này nên phù hợp để sử dụng trên các dòng máy in như Samsung, FujiXerox, Brother hay các dòng máy in laser của HP M176, HP M177fw,…
Mực ít từ: Các hạt mực được sản xuất với đặc điểm từ tính ít, cũng như được đưa lên bề mặt trống thông qua các hạt bột có từ tính cao hơn. Thông thường loại bột mực này sẽ được sử dụng trên các dòng máy in công nghiệp vì giá thành khá rẻ.
Mực lỏng – máy in phun
Mực lỏng được sản xuất dưới dạng dung dịch, thích hợp cho các dòng máy in phun hiện nay. Đặc điểm cấu tạo trong của mực in phun chính là tồn tại dưới dạng dung dịch huyền phù, cùng gốc dầu hòa tan hay gốc nước và chất tạo màu. Thông thường, loại mực in này sẽ có từ 4-12 màu khác nhau, số lượng màu càng nhiều thì khi in ảnh ra càng sống động, đẹp mắt.
Mực in dạng lỏng thường được đánh giá cao về sự đa dạng màu sắc
Tùy thuộc vào đặc điểm của các loại máy in phun thì sẽ sử dụng các loại mực lỏng khác nhau. Dưới đây là một số loại mực máy in phun phổ biến để mọi người lựa chọn:
Mực Dye: Đây là dòng mực lỏng cơ bản, ngay sau khi in xong rất nhanh khô nhưng cũng dễ bay màu khi để dưới ánh sáng mặt trời hay thấm nước. Chính vì vậy giá thành khá là rẻ.
Mực Dye UV: Loại mực này cũng khá giống với mục Dye trên những mức độ bền màu tốt hơn.
Mực Pigment: Đây là mực gốc dầu, với đặc điểm màu sắc sau khi in khá sâu, không bị bay màu khi gặp nước hay ánh nắng mặt trời.
Mực Pigment UV: Đặc tính cũng giống với loại Pigment gốc nhưng sẽ có thêm tính chất bền màu tốt hơn.
Mực in lỏng chuyển nhiệt: Màu sắc của loại mực in này sẽ có sự thay đổi dưới tác dụng của nhiệt độ. Nên thường được ứng dụng vào quy trình in màu lên quần áo, thủy tinh, cốc sứ,…
Đặc điểm cấu tạo của mực in lỏng thường sẽ có sự lắng đọng do tác dụng của nhiệt độ và thời gian sử dụng. Khi sử dụng thường xuyên gây tắc nghẽn phần đầu phun nếu trong thời gian dài không hoạt động. Để tránh tình trạng này, đòi hỏi người dùng phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng và sử dụng loại mực chất lượng phù hợp với loại máy in.
Vì sao phải nắm rõ cấu tạo hộp mực in?
Việc nắm được đặc điểm cấu tạo hộp mực máy in và mực in có ý nghĩa lớn đối với người sử dụng. Dựa vào đó sẽ giúp mọi người hiểu được nguyên lý hoạt động của máy in, cũng như giúp việc đổ mực vào máy in thuận tiện hơn. Nếu không nắm được các đặc điểm trên thì rất dễ dẫn tới những sự cố khi nạp mực vào máy in.
Nắm rõ đặc điểm cấu tạo hộp mực in giúp quy trình sử dụng thuận lợi hơn
Khi nào cần thay cartridge máy in?
Khi biết được cartridge máy in là gì, cùng với đặc điểm cấu tạo và các loại cartridge phổ biến thì mọi người cần phải nắm được hộp mực máy in dùng được bao lâu. Bởi vì trên thực tế, khi máy in hết mực thì mọi người không cần thay nguyên cả hộp mực, chỉ cần đổ mực máy in mới vào. Tuy nhiên, trong trường hợp cartridge bị hỏng hoặc các linh kiện bên trong gặp vấn đề, hao mòn… đòi hỏi phải thay thế hộp mực mới.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết để bạn có thể thay cartridge mới để đảm bảo hoạt động in ấn không gặp vấn đề:
– Bản in mực không đều, bị lem hoặc xuất hiện nhiều vệt đen,… nguyên nhân có thể do phần drum hộp mực bị hỏng.
– Chất lượng bản in xuất hiện nhiều vệt to thường do gạt mực bị hao mòn.
– Bản in xuất hiện nhiều chấm đen, nguyên nhân có thể do trục từ bị hỏng.
– Máy in bị kẹt giấy sau mỗi lần in có thể do trục cao su gặp vấn đề.
Cách để thay thế hộp mực
Nếu nắm được các dấu hiệu hư hỏng của hộp mực máy in, mọi người có thể tiến hành thay thế hộp mực mới dựa vào các bước sau đây:
Cách thay hộp mực in khá đơn giản
Bước 1: Tắt máy in, ngắt nguồn điện, đóng miếng chặn giấy và mở nắp trên máy in ra.
Bước 2: Tháo nhẹ nhàng hộp mực ra đặt trên tấm khăn hoặc giấy sạch.
Bước 3: Tiến hành mở hộp mực mới ra khỏi túi bảo vệ sau khi mua về.
Bước 4: Nên lắc nhẹ hộp mực khoảng 5-6 lần để đảm bảo mực bên trong hộp phân bố đều, sau đó mới đặt lên một mặt phẳng.
Bước 5: Dùng keo dính để dán thắng hộp mực ra phía bên ngoài. Đảm bảo độ dài băng keo phải tương ứng với kích thước của hộp mực khoảng 50cm. Chú ý, không được thừa phần băng dính sau khi dán, nếu thừa lại thì chất lượng in ấn thường gặp vấn đề, cũng như không dán băng kéo tại phần góc hộp mực.
Bước 6: Tiến hành lắp hộp mực mới vào vị trí của máy in.
Bước 7: Đóng nắp phía trên, cắm nguồn, bật máy in và test thử.
5/5 - (3 bình chọn) Thông tin liên hệ:Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về đặc điểm của hộp mực máy in, cũng như đặc điểm cấu tạo của các bộ phận Cartridge. Qua đó có thể thấy đây là một bộ phận quan trọng ảnh hưởng lớn tới chất lượng in ấn. Vậy nên, hãy kiểm tra, bảo dưỡng bộ phận này thường xuyên để giúp việc sử dụng máy in thuận lợi và chất lượng bản in hoàn hảo nhất.
- Công Ty TNHH Thương Mại Và Dịch Vụ Thành Nam
- Liên hệ:Thành Nam
- Phone:0936.546.564 - 0971.946.783
- Email:suamayintainha24h@gmail.com
- Website:suamayintainha24h.com
Related
Từ khóa » Trục Sạc Máy In Là Gì
-
Trục Sạc Máy In Là Gì - PCTech
-
+ TRỤC SẠC (Trục Cao Su ) - Hộp Mực In NC
-
Cấu Tạo Và Hoạt động Của Linh Kiện Trong Máy In
-
Trục Từ Máy In Là Gì ? Hộp Mực In Gồm Bộ Phận Nào? Update 2021
-
Trục Cao Su Canon LBP 2900/ 3000 - Hoang Minh Office
-
Trục Cao Su ( Trục Sạc ) Hộp Mực In HP 05A,12A, 49A, 53A/ Canon ...
-
Trục Sạc | Đức Lan
-
Khi Nào Thì Thay Mới Trục Cao Su Cho Máy In? - Triệu Phong Đạt
-
Trục Cao Su ( Trục Sạc ) Dùng Cho Các Hộp Mực Máy In 12A/15A/49A ...
-
Cao Áp Trong Máy Photo Và Máy In Có Tác Dụng Gì?
-
Cấu Tạo Hộp Mực Máy In
-
Cấu Tạo Linh Kiện Của Hộp Mực Máy In | Tư Vấn - Canon Part
-
Hướng Dẫn Nạp Mực Máy In Canon 2900