Cấu Tạo Màng Lọc Nước RO Và Nguyên Lý Hoạt động Của Màng RO

Cấu tạo màng lọc nước RO vô cùng đặc biệt, đem đến khả năng lọc tối đa. Có thể thấy màng lọc RO là trái tim, là bộ phận trong trọng nhất của máy lọc nước. Hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của màng RO để hiểu sâu về khả năng lọc của màng lọc RO nhé!

Giới thiệu về Màng lọc RO

Máy lọc nước RO đã trở thành sản phẩm không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt. Thiết bị này xuất hiện khắp nơi từ nông thôn đến thành thị. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu về cấu tạo máy lọc nước cũng như biết về màng lọc RO hay cấu tạo màng lọc nước RO. Có thể nói, màng lọc RO là thiết bị quan trọng nhất trong máy lọc nước RO. Nó quyết định đến chất lượng nước lọc ra.

Màng lọc RO được coi là màng siêu lọc với kích thước khe lọc siêu nhỏ, chỉ khoảng 0,0001 micron. Vì vậy, nước đi qua màng lọc sẽ được loại bỏ đến 99.9% tạp chất, chất rắn hòa tan, vi khuẩn, hợp chất hữu cơ, các phần tử nhỏ, các hạt ion… Từ đó cho nước sạch tuyệt đối. Nhiều người còn lo ngại màng lọc RO lọc quá sạch, lọc cả những khoáng chất tự nhiên trong nước.

Đúng là màng lọc RO loại bỏ cả khoáng chất trong nước. Tuy nhiên, bạn phải biết là các khoáng chất cũng tiềm ẩn những nguy cơ chứa chất độc hại nếu nguồn nước đầu vào bị ô nhiễm. Hơn nữa, bạn cũng không phải quá lo lắng về vấn đề thiếu khoáng. Bởi những thiết bị máy lọc nước RO hiện nay đều trang bị thêm lõi lọc bổ trợ giúp bổ sung khoáng, các vi lượng cần thiết, làm ngon, ngọt, mềm nước. Từ đó tốt cho sức khỏe người dùng.

Cấu tạo màng lọc nước RO

Cấu tạo màng lọc nước RO có thể chia thành 3 phần. Đó là:

- Bề mặt bên ngoài màng RO: Toàn bộ bề mặt bên ngoài màng RO là một lớp giấy nhựa nhiều lớp. Phần này giúp siết chặt những thứ bên trong.

- Phần ở giữa màng lọc RO: Phần này được cấu tạo bằng lớp đặc biệt, lớp TFC (Thin Film Composite). Chúng được tạo thành nhiều lớp lọc cuộn chồng lên nhau cuốn quanh ống trung tâm theo hình xoắn ốc. Mỗi lớp lọc bao gồm: Lớp đệm, màng lọc, lớp thẩm thấu.

- Phần trục định tâm (còn gọi là ống dẫn nước trung tâm): Ở giữa lõi lọc RO có phần trục. Trên thân trục có 1 dãy lỗ nhỏ để cho nước sau khi thẩm thấu qua các lớp màng lọc đi vào trong ống và cho ra nước tinh khiết.

Với cấu tạo màng lọc nước trên, màng lọc RO có một cơ chế lọc riêng biệt, cho chất lượng nước lọc sạch tối đa.

Nguyên lý hoạt động của màng lọc RO

Nguyên lý hoạt động của màng lọc RO vô cùng đặc biệt.

Nước lọc qua 3 lõi lọc thô để đến màng lọc RO

Nước đầu vào sau khi đã được lọc qua bộ 3 lõi lọc thô, nước chuyển đến màng lọc RO. Bộ 3 lõi lọc thô đã lọc phần thô, loại bỏ những tạp chất, chất bẩn, hấp thụ chất hữu cơ, chất độc hại… Từ đó cho nước có chất lượng tốt hơn khi đến màng RO, bảo vệ màng tối đa.

Nguyên lý lọc nước tại màng lọc RO

RO là viết tắt của từ Reverse Osmosis, nghĩa là thẩm thấu ngược. Có nghĩa là hoạt động của màng lọc RO sẽ ngược lại hoàn toàn với cơ chế thẩm thấu thông thường.

Nguyên lý hoạt động của Màng lọc nước RO là: Màng lọc này hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm. Theo đó, máy bơm – bộ phận của máy lọc nước RO sẽ tạo lực mạnh giúp nước đi xuyên qua được các màng lọc. Từ đó, đẩy các thành phần hóa học, tạp chất, kim loại, ion kim loại, vi khuẩn, virus… có trong nước chuyển động văng ra vùng có áp lực thấp. Sau đó sẽ trôi theo dòng nước thải ra ngoài.

Có thể thấy, dòng nước đi vào màng lọc sẽ có áp lực rất lớn do được bơm từ máy bơm lên. Theo đó, nước chảy theo hướng xoắn ốc đi qua bề mặt màng lọc, nước sẽ bị văng xuống các tầng dưới và tập trung lại ở ống dẫn nước trung tâm (nước tinh khiết). Nhờ có lớp thẩm thấu được gắn ở giữa tấm lọc giúp nước chảy đều trên màng lọc.

Sau quá trình tạo ra nước sạch, chất lại được giữ lại sẽ được hòa vào nước và đẩy ra bên ngoài.

Trên đây là cấu tạo màng lọc nước RO và nguyên lý hoạt động của nó. Nếu bạn còn có thắc mắc nào khác hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0977.456.892. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ tối đa cho quý khách hàng.

Từ khóa » Nguyên Lý Máy Lọc Nước Ro Công Nghiệp