Cấu Tạo Motor Quạt điện Và Nguyên Lý Hoạt động Của Motor

Nội dung

Toggle
  • Motor quạt điện là gì ?
  • Nguyên lý làm việc của motor quạt điện
    • Cấu tạo của motor quạt
    • Nguyên lý hoạt động của motor
  • Các loại motor được sử dụng nhiều tại Việt Nam
    • Motor quạt Panasonic
    • Motor quạt điện KDK
    • Motor quạt Mitsubishi
4.8/5 - (11 bình chọn)

Motor quạt là bộ phận quan trọng nhất của quạt, nếu bạn đang quan tâm đến các vấn đề liên quan đến motor như : cấu tạo, nguyên lý hoạt động, các lỗi thường gặp để xử lý khi bị hỏng thì hãy cùng quatdienchinhhang tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về motor quạt điện

Motor quạt điện là gì ?

Motor quạt bao gồm 16 cực và 32 rãnh, 32 tổ bối đơn và đặc biệt còn 2 hàng rãnh. Mặt khác, 16 rãnh phía trong dùng để quấn cuộn khởi động, cong 16 rãnh bên ngoài được sử dụng để quấn cuộn làm việc. Phần rãnh phía ngoài thường rộng hơn phía trong nên khi bạn quấn lại, nhớ phải quấn  từng vòng.

Cuộn khởi động (KĐ) của motor gồm 16 tổ bối đơn, được quấn ở bên trong, gồm 338 vòng/ 1 bối, mỗi dây 0,21. Cuộn làm việc (LV) gồm có 16 tổ bối đơn, được quấn bên ngoài, gồm có 308 vòng/ 1 bối, mỗi dây 0,25.

Stato = 1,6cm, chiều dài (D) của lõi = 16cm, còn tụ điện 2,2 =>2,5mf. Tại hộp nối bao gồm: Dây màu trắng chính là mối dây chung (Ch), còn dây màu đỏ là dây cuối cuộn LV, dây màu vàng là cuối cuộn KĐ.

Nguyên lý làm việc của motor quạt điện

Cấu tạo của motor quạt

Về cơ bản, cấu tạo bên ngoài của một chiếc quạt điện cơ thông thường sẽ gồm các bộ phận như: Cánh quạt, động cơ quạt, lồng quạt, thân quạt và đế quạt. Trong đó các bộ phận bên trong của motor quạt điện bao gồm có:

– Mô tơ: Chính là cuộn dây đồng quấn ở trên lõi sắt từ (còn gọi là stator) bao gồm nhiều tấm tole silic cực mỏng được ghép lại với nhau nhằm mục đích tránh dòng điện Fucô đi qua.

– Rotor: Bộ phận này cũng được làm bằng nhiều lá thép rất mỏng ghép lại, trong đó có phần nhôm đúc nối với cốt thép để giúp gắn cánh quạt vào với phần đuôi để tạo ra chuyển động nhanh chóng cho bộ chuyển hướng.

– Tụ điện: Nhằm tạo ra một dòng điện lệch pha.

– Vỏ nhôm: Dùng để ghép giữa bộ phận rotor và stator.

– Bạc thau: Chi tiết này có ổ giữ dầu bôi trơn nhằm làm giảm lực ma sát.

stato và roto

Nguyên lý hoạt động của motor

Khi có dòng điện chạy qua trong dây dẫn được quấn trên lõi sắt từ (hay còn gọi là phe silic) được làm bằng 1 tấm tole silic mỏng được ghép bằng nhiều miếng lại với nhau nhằm tạo ra một lực tác động lớn lên rotor. Do vị trí của các cuộn dây (tức là dây chạy và dây đề) được đặt lệch nhau và tác dụng lên nhằm làm lệch pha của tụ điện, từ đó làm xuất hiện trong lòng stator các lực hút không có cùng phương với nhau.

Chính vì hai lực hút trên chênh lệch nhau về thời gian và phương tác động nên sẽ tạo ra trong lòng của stator một từ trường quay nên làm cho rotor quay được. Để thay đổi tốc độ của quạt, người ta sẽ quấn lên đó một số vòng dây cùng với cuộn chạy. Trong trường hợp dòng điện tăng lên hoặc giảm đi do sự thay đổi điện trở bên trong cuộn dây sẽ làm xuất hiện một từ trường mạnh hơn hoặc yếu hơn, đồng thời sẽ làm cho cánh quạt quay được nhanh hơn hoặc chậm hơn.

motor quạt dasin

Sơ đồ motor quạt điện lúc này bao gồm có: 4 cuộn dây, trong đó có 1 cuộn chạy, 2 cuộn số và 1 cuộn đề đã được mắc nối tiếp với nhau. Khi bấm chuyển số thì có 1 – 2 cuộn số sẽ tham gia vào trong hoạt động của cuộn chạy hoặc cuộn đề.

Khi bấm số 3 là quạt điện sẽ chạy mạnh nhất, khi đó chỉ có cuộn chạy được đấu vào nguồn. Khi bấm số 2 thì quạt sẽ hoạt động trung bình, cuộn chạy + 1 cuộn số vào nguồn. Khi bấm số 1 quạt là chạy yếu nhất, cuộn chạy + 2 cuộn số chạy vào nguồn.

Tham khảo thêmTại sao motor quạt bị nóng và cách xử lý hiệu quả

Các loại motor được sử dụng nhiều tại Việt Nam

Motor quạt Panasonic

Một trong những thương hiệu motor quạt điện được yêu thích tại Việt Nam cũng như trên thế giới do đây là sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã thiết kế đẹp. Panasonic được thành lập vào năm 1918.

Panasonic được thành lập vào năm 1918 là tập đoàn có trụ sở tại Osaka, Nhật Bản, hiện đang kinh doanh hoạt động đa dạng lĩnh vực như: thiết bị gia dụng, hàng không, điện tử viễn thông, ô tô, năng lượng,… Các loại quạt điện thương hiệu Panasonic được sản xuất tại Malaysia, do thương hiệu KDK sản xuất.

Motor quạt điện KDK

Thương hiệu KDK đình đám được thành lập vào những năm 1909 gắn liền với tên tuổi của Nippon Electric. Sau đó, KDK được Tập đoàn Panasonic mua lại vào năm 1956. Như vậy, các thương hiệu quạt điện KDK và Panasonic đều là của Tập đoàn mẹ Panasonic. Tuy nhiên, đến nay hai thương hiệu này vẫn hoạt động 1 cách riêng biệt và độc lập với nhau.

Hiện tại, Panasonic Ecology Systems đang đồng thời sản xuất toàn bộ các loại quạt mang thương hiệu KDK và Panasonic, dây chuyền sản xuất được đặt tại Malaysia.

Tuy nhiên, quạt KDK lại được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn Panasonic. KDK là thương hiệu motor quạt điện đi đầu trong phong trào áp dụng công nghệ  “Gió tự nhiên”. Điều này giúp giải quyết vấn đề gió quạt bị thốc thẳng vào người khiến thân nhiệt bị suy giảm.

KDK cũng là một thương hiệu đi đầu trong việc áp dụng động cơ motor sử dụng vòng bi (bạc đạn) để thay thế cho motor bạc thau. Từ đó sẽ giúp cho motor bền bỉ, làm giảm độ ồn và tiết kiệm được nhiều năng lượng hơn.

Motor quạt Mitsubishi

Mitsubishi là thương hiệu của tập đoàn đa quốc gia cùng với hơn 40 công ty thành viên có trụ sở trên khắp thế giới. Toàn bộ 40 công ty của tập đoàn có cổ phần và ràng buộc lẫn nhau bởi các điều khoản, mặc dù mọi hoạt động hoàn toàn độc lập.

Quạt điện Mitsubishi là sản phẩm được ưa chuộng của Công ty Mitsubishi  Electric. Công ty có trụ sở tại thành phố Tokyo – Nhật Bản, sản phẩm được sản xuất tại Thái Lan.

Từ khóa » Các Loại Motor Quạt