Cấu Tạo, Nguyên Lý, Cách Bảo Vệ IGBT Và 6 Điểm Cần Lưu Ý

Blog Cấu Tạo, Nguyên Lý, Cách Bảo Vệ IGBT Và 6 Điểm Cần Lưu Ý December 10, 2018 4:57 am 5 (100%) 1 vote

IGBT là sự kết hợp khả năng đóng cắt nhanh của MOSFET và khả năng chịu tải lớn của transistor thường

Mục Lục

  • 1 1. Hình dạng cơ bản của IGBT
  • 2 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của IGBT
  • 3 3. Đặc tính đóng cắt của IGBT
    • 3.1 a. Quá trình mở của IGBT
    • 3.2 b. Quá trình khóa IGBT
  • 4 4. Vùng làm việc an toàn (SOA)
  • 5 5. Yêu cầu với tín hiệu điều khiển IGBT
  • 6 6. Vấn đề bảo vệ IGBT

1. Hình dạng cơ bản của IGBT

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của IGBT

– IGBT là sự kết hợp khả năng đóng cắt nhanh của MOSFET và khả năng chịu tải lớn của transistor thường. Mặt khác IGBT cũng là phần tử điều khiển bằng điện áp, do đó công suất điều khiển yêu cầu sẽ cực nhỏ. + Cấu trúc bán dẫn của IGBT: + Cấu trúc tương đương của IGBT với 1 Transistor n-p-n và 1 Mosfet + Sơ đồ tương đương của IGBT: + Kí hiệu của IGBT: – Về cấu trúc bán dẫn thì IGBT rất giống với Mosfet điểm khác nhau là có thêm lớp p nối với colecto tạo nên cấu trúc bán dẫn p-n-p giữa emito với colecto. có thể coi IGBT tương đương với một transitor p-n-p với dòng bazo đươc điều khiển bởi một Mosfet. – Dưới tác dụng của điện áp điều khiển Uge > 0 kênh dẫn với các hạt mang điện là các điện tử được hình thành giống như ở cấu trúc Mosfet các điện tử di chuyển về phía colecto vượt qua lớp tiếp giáp n-p như ở cấu trúc giữa bazo và colecto ở transistor thường tạo nên dòng colecto.

3. Đặc tính đóng cắt của IGBT

– Do cấu trúc n-p-n mà điện áp thuận giữa C và E trong chế độ dẫn dòng ở IGBT thấp hơn hẳn so với Mosfet. Tuy nhiên do cấu trúc này làm cho thời gian đóng cắt của IGBT chậm hơn so với Mosfet, đặc biệt là khi khóa lại. Trên hình vẽ thể hiện cấu trúc tương đương của IGBT với Mosfet và một Tranzitor p-n-p. Ký hiệu dòng qua IGBT gồm hai thành phần: i1 dòng qua Mosfet, i2 dòng qua Tranzitor. Phần Mosfet trong IGBT có thể khóa lại nhanh chóng nếu xả hết được điện tích giữa G và E, do đó dòng i1= 0, tuy nhiên i2 sẽ không suy giảm nhanh chóng được do lượng điện tích lũy trong (tương đươngvới bazo của cấu trúc p-n-p) chỉ có thể mất đi do quá trình tự trung hòa điện tích. Điều này xuất hiện vùng dòng điện kéo dài khi khóa IGBT. – Sơ đồ thử nghiệm một khóa IGBT:

a. Quá trình mở của IGBT

– Quá trình mở IGBT diễn ra giống với quá trình này ở Mosfet khi điện áp điều khiển vào tăng tử 0 đến giá trị Ug. Trong thời gian trễ khi mở Io tín hiệu điều khiển nạp điện cho tụ Cgc làm điện áp giữa cực điều khiển và emite tăng theo quy luật hàm mũ từ 0 đến giá trị ngưỡn Uge( 3 đến 5v). Chỉ bắt đầu từ đó Mosfet trong cấu trúc của IGBT mới bắt đầu mở ra. Dòng điện giữa colecto-emite tăng theo quy luật tuyến tính từ 0 đến dòng tải Io trong thời gian Tr.Trong thời gian Tr điện áp giữa cực điểu khiển và emite tăng đến giá trị Uge xác định giá trị dòng Io qua colecto. Do diode Do còn đang dẫn dòng tải Io nên điện áp Uce vẫn bị găm lên mức điện áp nguồn 1 chiều Udc. Tiếp theo quá trình mở diễn ra theo 2 giai đoạn T1 và T2. Trong suốt hai giai đoạn này điện áp giữa cực diều khiển giữ nguyên Uge để duy trì dòng Io, do dòng điều khiển hoàn toàn là dòng phóng tụ Cgc. IGBT vẫn làm việc trong chế đô tuyến tính. Trong giai đoạn đầu diễn ra quá trình khóa và phục hổi của diode Do dòng phục hồi của diode Do tạo nên xung dòng trên mức dọng Io của IGBT. Điện áp Uce bắt đầu giảm.IGBT chuyển điểm làm việc qua vùng chế độ tuyến tính để sang vùng bão hòa. Giai đoạn 2 tiếp diễn quá trình giảm điện trở trong vùng thuần trở của colecto dẫn đến điện trở colecto-emite về đến giá trị Ron khi bão hòa hoàn toàn Uce= IoRon. Sau thời gian mở Ton khi tụ Cgc đã phóng điện xong, điện áp giữa cực điều khiển và emito tiếp tục tăng theo quy luật hàm mũ với hằng số thời gian CgcRg đến giá trị cuối cùng Ug.

b. Quá trình khóa IGBT

4. Vùng làm việc an toàn (SOA)

Vùng làm việc an toàn được thể hiện dưới dạng đồ thị quan hệ giữa điện áp và giá trị dòng điện lớn nhất mà phần tử có thể hoạt động được trong mọi chế độ, khi dẫn, khi khóa, cũng như trong các quá trình đóng cắt. SOA của IGBT được biểu diễn ở hình dưới. Ở hình đầu tiên biểu diễn khi điện áp đặt lên cực điều khiển và emitor là dương và hình thư hai thì điện áp này là âm. Khi điện áp điều khiển dương, SOA có dạng hình chữ nhật với góc hạn chế ở phía trên, bên phải, tương ứng với chế độ dòng điện và điện áp lớn. Điều này có nghĩa là khi chu kì đóng cắt càng ngắn, ứng với tần số làm việc càng cao thì khả năng đóng cắt công suất càng suy giảm. Khi đặt điện áp điều khiển âm lên cực điều khiển và emitor, SOA lại bị giới hạn ở vùng công suất lớn do tốc độ tăng điện áp quá lớn sẽ dẫn đến xuất hiện dòng điện lớn đưa vào vùng p của cực điều khiển, tác dụng giống như dòng điều khiển làm IGBT mở trở lại như tác dụng đối với cấu trúc của thyristor. Tuy nhiên khả năng chịu đựng tốc độ tăng áp ở IGBT lớn hơn nhiều so với ở các phần tử bán dẫn công suất khác . Giá trị lớn nhất của dòng cho phép collector cho phép Icm được chọn sao cho tránh được hiện tượng chốt giữ dòng, không khóa lại được, giống như ở thyristor. Hơn nữa, điện áp điều khiển lớn nhất Uge cũng phài được chọn để có thể giới hạn được dòng điện Ice trong giới hạn lớn nhất cho phép này trong điều kiện sự có ngắn mạch bằng cách chuyển đổi bắt buộc từ chế độ bão hòa sang chế độ tuyến tính. Khi đó dòng Ice được giới hạn không đổi, không phụ thuộc vào điện áp Uce lúc đó. Tiếp theo IGBT phải được khóa lại trong điều kiện đó, càng nhanh càng tốt để tránh phát nhiệt quá mạnh . Tránh được hiện tượng chốt giữ dòng bằng cách liên tục theo dõi dòng collector là điều cần thiết khi thiết kế IGBT.

5. Yêu cầu với tín hiệu điều khiển IGBT

– IGBT là thiết bị điều khiển bằng điện áp giống như Mosfet nên yêu cầu điện áp có mặt liên tục trên cực điều khiển và emito để xác định chế độ khóa, mở. Mạch điều khiển cho IGBT có yêu cầu tối thiểu được biểu diễn qua sơ đồ dưới đây: – Tín hiệu mở có biên độ Uge, tín hiệu khóa có biên độ -Uge cung cấp cho mạch GE qua điện trở Rg. Mạch G-E được bảo vệ bởi diode ổn áp ở mức khoảng +-18V. Do có tụ kí sinh giữa G và E nên kỹ thuật điều khiển như điều khiển Mosfet có thể được áp dụng tuy nhiên điện áp khóa phải lớn hơn. Nói chung tín hiệu điều khiển thường được chọn là +15 và -5V là phù hợp. Mức điện áp âm khi khóa góp phần giảm tổn thất công suất trên mạch điều khiển như hình dưới đây: + Điện trở Rg cũng làm tổn hao công suất điều khiển được mô tả ở hình dưới. Điện trở Rg nhỏ, giảm thời gian xác lập tín hiệu điều khiển, giảm tổn thất năng lượng trong quá trình điều khiển nhưng lại làm mạch điều khiển nhạy cảm hơn với điện áp ký sinh trong mạch điều khiển.

6. Vấn đề bảo vệ IGBT

– IGBT thường được sử dụng trong các mạch nghịch lưu hoặc các bộ biến đổi xung áp một chiều, trong biến tần, mạch đóng cắt tần số cao từ 2 đến hàng chục kHz. Ở tần số đóng cắt cao như vậy, những sự cố có thể phá hủy phần tử rất nhanh và dẫn đến phá hỏng toàn bộ thiết bị. Sự cố thường xảy ra nhất là quá dòng do ngắn mạch từ phía tải hoặc từ các phần tử có lỗi do chế tạo hoặc lắp ráp. – Có thể ngắt dòng IGBT bằng cách đưa điện áp điều khiển về giá trị âm. Tuy nhiên quá tải dòng điện có thể đưa IGBT ra khỏi chế độ bão hòa dẫn đến công suất phát nhiệt tăng đột ngột, phá hủy phần tử sau vài chu kỳ đóng cắt. Mặt khác khi khóa IGBT lại trong một thời gian rất ngắn khi dòng điện rất lớn dấn đến tốc độ tăng dòng quá lớn, gây quá áp trên collector, emiter, lập tức đánh thủng phần tử. Trong sự cố quá dòng, không thể tiếp tục điều khiển IGBT bằng những xung ngắn theo qui luật như cũ, cũng không đơn giản là ngắt xung điều khiển để dập tắt dòng điện được. – Có thể ngăn chặn hậu quả của việc tắt dòng đột ngột bằng cách sử dụng cácmạch dập RC (snubber circuit), mắc song song với các phần tử. Tuy nhiên các mạch dập có thể làm tăng kích thước và giảm độ tin cậy của thiết bị. Giải pháp tối ưu được đưa ra là làm chậm lại quá trình khóa của IGBT, hay còn gọi là khóa mềm (soft turn-off) khi phát hiện có sự cố dòng tăng quá mức cho phép. Trong trường hợp này điện áp trên cực điều khiển và emito được giảm đi từ tử về điện áp âm khi khóa. IGBT sẽ chuyển về trạng thái khóa qua chế độ tuyến tính, do đó dòng điện bị hạn chế và giảm dần về không, tránh được quá áp trên phần tử. Thời gian khóa của IGBT có thể kéo dài 5 đến 10 lần thời gian khóa thông thường. Xem thêm: Dòng Cắt Của Aptomat Là Gì, Nguyên Lý Và Cách Chọn Phù Hợp Hướng Dẫn Kiểm Tra, Giám Sát Phóng Điện Cục Bộ Online Blog

Hướng Dẫn Kiểm Tra, Giám Sát Phóng Điện Cục Bộ Online

2 (40%) 1 vote Kiểm tra phóng điện cục bộ (PD) online là một trong những công tác cần có trong chương trình bảo trì chẩn đoán (PdM). Bởi vì hư hỏng cách điện của tủ trung thế (lỗ khí, bụi bẩn, chân chim…) có thể đang tồn tại và…

July 24, 2019 11:03 am Hướng Dẫn Cách Bôi Trơn Bạc Đạn Giúp Tăng Công Suất Blog

Hướng Dẫn Cách Bôi Trơn Bạc Đạn Giúp Tăng Công Suất

5 (100%) 1 vote Bạc đạn là một chi tiết quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các thiết bị. Theo thống kê, 54% hư hỏng của bạc đạn có nguyên nhân là do vấn đề bôi trơn. Vậy, làm thế nào để bôi trơn đúng cách…

July 18, 2019 7:21 am Hướng Dẫn A-Z Cách Đọc “Tất Cả” Các Loại Tụ Điện Hiện Nay Blog

Hướng Dẫn A-Z Cách Đọc “Tất Cả” Các Loại Tụ Điện Hiện Nay

5 (100%) 6 votes Nội dung : Cấu tạo, phân loại, sự phóng nạp của tụ điện , Cách đọc trị số của tụ điện, Ý nghĩa về giá trị điện áp ghi trên tụ. Một tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động tạo bởi hai bề…

May 3, 2019 3:45 am Mạch Lọc Nguồn Là Gì, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng Thực Tế Blog

Mạch Lọc Nguồn Là Gì, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng Thực Tế

2.8 (56.67%) 6 votes Khái niệm Capacitance Multiplier(Mạch lọc nguồn) được thiết kế từ tụ điện nhỏ nhưng mạch có khả năng làm việc như một tụ điện lớn. Lưu ý, đây không phải là điều áp, điện áp đầu ra sẽ theo điện áp đầu vào. Nguyên lý Từ…

April 23, 2019 9:26 am Cách Đo Và Kiểm Tra Mosfet Còn Sống Hay Đã Chết Ít Người Biết Blog

Cách Đo Và Kiểm Tra Mosfet Còn Sống Hay Đã Chết Ít Người Biết

5 (100%) 1 vote Chuẩn bị: Một đồng hồ vạn năng với 2 que đo, để đồng hồ thang x1KΩ, kiểm tra dây đo còn tốt, dụng cụ kẹp linh kiện cố định hay miếng lót cách điện. Trước khi đo Mosfet – FET (FET) dùng dây dẫn hay tô…

April 17, 2019 8:15 am Thyristor Là Gì, Cấu Tạo Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng Thực Tế ? Blog

Thyristor Là Gì, Cấu Tạo Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng Thực Tế ?

4.9 (98.57%) 42 votes Thyristor là phần tử bán dẫn có cấu tạo từ bốn lớp bán dẫn và ba cực khác nhau được dùng để chỉnh lưu dòng điện có điều khiển. Mục Lục1 1. Cấu tạo của Thyristor2 2. Nguyên lý hoạt động của Thyristor2.1 Theo hình trên…

April 9, 2019 3:15 am

Từ khóa » Sơ đồ Nguyên Lý Igbt