Cấu Tạo & Nguyên Lý Hoạt Động Của Xi Lanh Khí Nén Vuông SC

Xi Lanh Khí Nén Là Gì ?

Cấu Tạo và Nguyên Lý Hoạt Động Của Xi Lanh Khí Nén

Cách Tính Lực Đẩy- Lực kéo Của Xi Lanh Khí Nén- Xi Lanh Thủy lực

Các Loại Xi Lanh Khí Nén

A: Xi lanh khí nén là gì?

Trong thiết kế máy công nghiệp yêu cầu rất nhiều chuyển động tuyến tính trong chuỗi hoạt động của chúng. Một trong những cách đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất để thực hiện điều này là với bộ truyền động khí nén, thường được gọi là xi lanh khí nén. Thiết bị truyền động thường là các thiết bị cơ học sử dụng năng lượng của khí nén để tạo ra một lực trong chuyển động tuyến tính. Xi lanh khí nén có thể chuyển động như : quay , kẹp , đẩy ra - thu về

Thiết bị truyền động khí nén là các thiết bị cơ học sử dụng khí nén tác động lên pít-tông bên trong xi lanh để di chuyển theo hướng mong muốn. Chất liệu vận hành trong bộ truyền động khí nén chỉ đơn giản là không khí

=> không làm ô nhiễm các khu vực xung quanh, dễ dàng vận hành, sử dụng nhưng lại gây ra tiếng ồn nhiều hơn khi so với dùng xi lanh thủy lực

B: Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động Của Xi Lanh Khí Nén

Xi lanh khí nén bao gồm một piston và thanh di chuyển bên trong một xi lanh kín. Kiểu truyền động này có thể được chia thành hai loại dựa trên nguyên tắc hoạt động

1: Xi lanh một chiều - tác động đơn

Xi lanh tác động đơn sử dụng một cổng không khí để cho phép khí nén đi vào xi lanh để di chuyển pít-tông đến vị trí mong muốn ( đẩy ra ). Một lò xo bên trong để đưa pít-tông về khi giảm áp suất không khí.

2: Xi lanh hai chiều - tác động kép :

xi lanh có hai cổng không khí ở hai đầu xi lanh . Xi lanh đẩy ra khi cấp khí vào cổng đuôi của xi lanh ( cổng đầu không cấp và xả ra môi trường thông qua van khí điều khiển ). Xi lanh đi về khi cấp khí vào cổng đầu xi lanh ( cổng đuôi không cấp và xả ra môi trường thông qua van khí điều khiển )

C: Cách tính lực đẩy , lực kéo , lưu lượng của xi lanh khí nén - xi lanh thủy lực

* Modem xi lanh : xi lanh khi nén vuông SC 63 x 100 , TGC 80 x 150 , HOB 80 x 100

:xi lanh khí nén tròn MAL 32 x 200, TGM 40 x 50

:xi lanh khí nén compac SDA 20 x 50, TGN 50 x 50

_Phần in đậm là kí hiệu - mã sản phầm của nhà sản xuất để phân biệt các loại xi lanh khí nén với nhau: SC - TGC- HOB , MAL - TGM, SDA - TGN

_Phần gạch chân là đường kính piston của xi lanh : 63, 80 , 32 , 40 , 20 , 50

_Phần in nghiêng là hành trình hoạt động của xi lanh : 100 , 200 , 50 ...

Trong trường hợp không có modem của sản phầm thì chúng ta phải tiến hành đo để xác định đường kính piston và hành trình hoạt động của xi lanh

Thông số kĩ thuật của các loại xi lanh khí nén thông dụng nhất hiện nay

*Công thức

1: Lực đẩy xi lanh Fđẩy = P x A Với A = (3.14x D x D) : 4

Trong đó : Fđẩy đơn vị KG : P là áp suất sử dụng kg\cm3

: A là tiết diện của xi lanh

: D là đường kính xi lanh (cm)

Ví dụ 1 : xi lanh HOB 80x100 sử dụng áp 100 KG/cm3 thì lực đẩy F = ??

xi lanh có đường kính 80mm Nên Phải đổi sang cm là D = 8cm

A =( 3.14 x 8 x 8 ) : 4 = 50,24

Vậy với P = 100 thì Fđẩy 80 = Px A = 100 x 50,24 = 5024 KG/Cm3 = 5,024 tấn

Vậy với P = 50 thì xi lanh phi 80 có lực đẩy là : Fđẩy 80 = 50 x 50,24 = 2512 KG/Cm3

Ta thấy A của xi lanh 80 không thay đổiv A80 = 50,24

Nên : Fđẩy 80 = P x 50,24

Tương Tự Ta Có : A40 =( 3.14 x 4 x 4 ) : 4 = 12.56

: A50 = ( 3.14 x 5 x 5 ) : 4= 19.625

: A100 = ( 3.14 x 10 x 10 ) : 4= 78.5

: A125 = ( 3.14 x 12.5 x 12.5 ) : 4= 122.6

: A160 = ( 3.14 x 16 x 16 ) : 4= 200.96

: A200 = ( 3.14 x 20 x 20 ) : 4 = 314

2: Lực Kéo xi lanh

Fkéo = P x A’ Với A’ = 3,14 x ( DxD - d x d ) : 4

Trong đó d là đường kính ti của xi lanh

Ví dụ 2: xi lanh HOB 80x100 có đường kính ti là 30. Áp suất là 100 thì lực kéo = ?????

Đổi 80mm = 8cm 30mm = 3cm

Ta có A’80 = 3.14 x (8x8 - 3x3 ) : 4 = 43.175

Vậy Fkéo = P x A’ = 100 x 43.175 = 4317.5 KG/Cm3

3: Lưu Lượng dầu của xi lanh đi hết và về hết 1 hành trình

VXL đẩy = A x H : 1000 trong đó :VXL là thể tích xi lanh ( lít )

VXL kéo = A' x H : 1000 :H là hành trình của xi lanh ( cm )

: A là tiết diện của xi lanh

Ví Dụ 3: Xi lanh HOB 80 x100 , có ti là 40.Thì lưu lượng dầu để xi lanh đi hết và về hết 1 hành trình là ???

VXL đẩy = A80x H: 1000 = 50.24 x 10 : 1000 = 0.5024 ( lít )

VXL kéo = A' 80 x H : 1000 = 43.175 x 10 : 1000 = 0.4317 ( lít )

Vậy để xi lanh đi hết và về hết 1 hành trình ta cần :

VXL đẩy + VXL kéo = 0.5024 + 0.4317 = 0.9341 ( lít )

D : Các Loại Xi Lanh Khí nén

1: Xi lanh khí nén vuông

Thông số kĩ thuật xi lanh khí nén Vuông SC- TGC

Thông tin chi tiết về xi lanh khí nén vuông ở đường linh dưới đây

Xi lanh khí nén vuông SC : https://thuyluckhinentrienhung.com/xilanh-khi-nen-ben-khi-nen

2: Xi lanh khí nén thân tròn

Thông số kĩ thuật của xi lanh khí nén thân tròn

Thông tin chi tiết về xi lanh khí nén thân tròn ở đường linh dưới đây

Xi lanh khí nén tròn MAL - TGM : https://thuyluckhinentrienhung.com/xilanh-khi-than-tron

3: Xi lanh khí nén inox

Thông số kĩ thuật xi lanh khí nén inox

Thông tin chi tiết về xi lanh khí nén inox ở đường linh dưới đây

Xi lanh khí nén inox : https://thuyluckhinentrienhung.com/xilanh-khi-nen-inox

4: Xi lanh khí nén compac

Thông số kĩ Thuật xi lanh khí nén compac

Thông tin chi tiết về xi lanh khí nén compac ở đường linh dưới đây

Xi lanh khí nén compac : https://thuyluckhinentrienhung.com/xilanh-khi-compac

Từ khóa » Xi Lanh Tác Dụng đơn