Cấu Tạo, Nhiệm Vụ Của Hệ Thống Làm Mát Bằng Nước

Phương pháp làm mát nhà xưởng với hệ thống làm mát bằng nước là một trong những phương pháp hiện đại và phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cấu tạo, nhiệm vụ của hệ thống làm mát là gì. Vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết cụ thể về thiết bị này.

Hiểu như thế nào về hệ thống làm mát bằng nước?

Có thể hiểu một cách đơn giản, hệ thống làm mát bằng nước là hệ thống làm mát không khí hay giảm nhiệt bằng hơi nước. Hệ thống này hoạt động nhờ thiết bị công nghệ bay hơi không khí hay còn gọi là tháp giải nhiệt. Nó được ứng dụng nhiều tại các khu công nghiệp, xưởng sản xuất có quy mô vừa và lớn. 

nhiệm vụ của hệ thống làm mát
Nhiệm vụ của hệ thống làm mát
Xem thêm:  Hoá chất tẩy rửa cáu cặn đường ống tháp giải nhiệt.

Cấu tạo hệ thống làm mát bằng nước

Hiện nay, hệ thống tháp giải nhiệt làm mát bằng nước được chia thành nhiều loại khác nhau. Nhưng nhìn chung, cấu tạo của nó bao gồm những bộ phận sau:

Khung và thân 

Hầu hết, phần khung của tháp lớn thường được làm từ kim loại vững chắc và bên ngoài được bao bọc bởi vỏ tháp. Đối với những tháp nhỏ thì thân đi liền với khung tháp. Bộ phận này thường được làm từ thép không gỉ hoặc sợi thủy tinh, có khả năng chống ăn mòn, oxi hóa, không bám rêu và dễ dàng vệ sinh.

Khối đệm

Khối đệm hay còn gọi là tấm tản nhiệt, thường được làm bằng gỗ hoặc nhựa. Bộ phận này có tác dụng tản đều nước để không khí lấy được nhiều nhiệt lượng nước nhất giúp làm mát tối ưu. 

khối đệm của tháp giải nhiệt
Khối đệm của tháp giải nhiệt

Có hai loại khối đệm thường được sử dụng trong hệ thống làm mát đó là khối đệm dạng phun và khối đệm dạng màng. Trong đó, khối đệm dạng phun với cơ chế: khi nước rơi trên các thành chắn nằm ngang trên khối đệm, nước sẽ tạo thành những hạt nhỏ hơn. Nhờ đó mà tăng các mặt tiếp xúc với không khí và giải nhiệt nước tốt hơn.

Khối đệm dạng màng là loại được thiết kế gồm các màng nhựa mỏng được đặt sát nhau. Khi nước rơi trên các màng nhựa này sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc với không khí, mang lại khả năng trao đổi nhiệt tốt hơn.

Vòi phun

Vòi phun góp phần quan trọng không kém đối với nhiệm vụ của hệ thống làm mát. Nhờ bộ phận này mà nước được phân chia đồng đều trên khối đệm, từ đó đảm bảo hiệu quả trao đổi nhiệt của thiết bị. 

Vòi phun có thể được làm từ chất liệu nhựa ABS hoặc hợp kim nhôm tùy công suất lạnh của thiết bị. Đầu phun nhựa được trang bị cho tháp có công suất nhỏ và đầu phun nhôm được trang bị cho tháp có công suất lớn.

Quạt

Trong cấu tạo hệ thống giải nhiệt bằng nước, quạt có nhiệm vụ thông gió cưỡng bức, hoạt động để đưa lượng không khí lớn nhất vào hệ thống giúp làm mát nước hiệu quả. 

Những model tháp có công suất 5RT, 10RT, 20RT,…được trang bị quạt bằng nhựa ABS chắc chắn. Ngược lại, các model có công suất lớn như 50RT, 100RT,…trở lên được trang bị cánh quạt hợp kim nhôm.

Bể chứa nước lạnh

Bể chứa nước lạnh được đặt dưới đáy tháp giải nhiệt Cooling tower, bộ phận này có nhiệm vụ nhận nước mát chảy xuống qua khối đệm. Chúng thường có một bộ phận thu nước hoặc một điểm trũng để xả nước lạnh xuống đường ống dẫn tới làm mát cho máy móc và các trang thiết bị.

Ngoài những bộ phận chính như trên thì hệ thống làm mát bằng nước còn có một số bộ phận khác như: tấm chắn nước, động cơ, hộp số, hộp giảm tốc, bộ phận khí vào,…

Sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước

Sơ đồ hệ thống giải nhiệt bằng nước hiện nay hoạt động dựa trên phương thức trích suất hơi nước và thải ra khí quyển. Phần nước đọng lại trong hệ thống sẽ được làm mát và đây cũng là nhiệm vụ của tháp. 

cơ chế hoạt động của hệ thống làm mát
Cơ chế làm việc của hệ thống

Sau khi nước nóng được đưa vào hệ thống, chúng được phun thanh dạng tia nước và rơi xuống bề mặt của của tấm tản nhiệt. Theo đó, luồng không khí đi từ bên ngoài và sẽ được đưa vào bên trong tháp, được đẩy lên theo chiều thẳng đứng.

Trong khi luồng không khí tiếp xúc trực tiếp với nước nóng và cuốn hơi nóng lên cao để thải ra môi trường; thì nguồn nước được hạ nhiệt sẽ tự động rơi xuống đế bồn chứa, đồng thời được dẫn đi theo hệ thống đường ống để phục vụ cho các nhu cầu làm mát máy móc và các trang thiết bị.

Xem thêm: Các loại hóa chất vệ sinh tháp giải nhiệt

Nhiệm vụ của hệ thống làm mát bằng nước

– Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ của hệ thống làm mát là hạ nhiệt cho máy móc trong các nhà xưởng khu công nghiệp quy mô lớn nên đây chính là lợi ích quan trọng nhất của hệ thống này.

ứng dụng của hệ thống làm mát

Đem lại hiệu quả ứng dụng cao tại các nhà máy, xưởng sản xuất

– Cho hiệu quả làm mát nhanh chóng hơn các thiết bị quạt thông gió rất nhiều, có thể hạ thấp nhiệt độ từ 20 – 30 độ C.

– Giúp duy trì và cân bằng độ ẩm không khí một cách triệt để và không gây độc hại với con người cũng như môi trường xung quanh.

– Đặc biệt, khi sử dụng thiết bị này cho khả năng tiết kiệm lên đến 90% so với máy lạnh.

– Mặc dù có kích thước khá lớn nhưng hệ thống giải nhiệt nước này được lắp đặt bên ngoài xưởng hoặc trên các nóc tòa nhà. Do đó có thể tránh được tình trạng gây ra tiếng ồn khó chịu làm ảnh hưởng đến các công việc khác.

– Quá trình điều khiển hệ thống hoàn toàn tự động, góp phần tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp sử dụng.

Như vậy, qua bài đọc này mọi người đã hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của hệ thống làm mát cũng như cấu tạo và sơ đồ hoạt động của hệ thống. Đây là sản phẩm mà bất cứ doanh nghiệp, đơn vị nào cũng nên đầu tư hiện nay.

Từ khóa » Hệ Thống Làm Mát Có Nhiệm Vụ