Cấu Tạo ô Tô: Chi Tiết Về Khung Gầm Và Quá Trình Sản Xuất Chúng

Trong việc tìm hiểu về cấu tạo ô tô con. Có thể bạn không quan tâm nhiều đến các chi tiết máy, hệ thống dây điện bên trong. Bởi nó phức tạp và bạn cũng không có nhiều kỹ năng và đồ để xử lý khi gặp sự cố. Nhưng với khung gầm, bạn chắc nên biết về nó. Bởi nó chúng là những phần bạn vận hành nó hàng ngày nhất.

Khung xe ô tô là gì?

Theo phác họa của chúng tôi. Khung xe là toàn bộ phần nâng đỡ cơ thể của ô tô. Nó giúp cho mọi thiết bị, máy móc có thể gắn vào, liên kết với nhau và hoạt động một cách đồng bộ, linh hoạt. Khung xe như bộ xương trên cơ thể người vậy. Giúp nó mang và chống đỡ mọi sức nặng của các bộ phận trên cơ thể.

khung liền vỏ

Khung xe gồm có 2 loại:

  • Loại khung rời vỏ
  • Và loại khung liền vỏ.

Để biết rõ về 2 loại khung xe ô tô con đó là loại nào, chi tiết các bộ phận của nó và chức năng. Bạn vui lòng đọc lại bài viết: Cấu tạo chung của ô tô con

Quá trình sản xuất khung gầm như thế nào?

Khung xe thường gắn liền với vỏ xe. Do vậy, khi nói đến sản xuất khung xe thì người ta thường nói luôn đến việc sản xuất phần khung trong đỡ các chi tiết ở vỏ xe như: Nắp capo, cánh cửa, các rè chắn, phần đuôi…

Với khung đỡ rời. Chúng được sản xuất ở 2 dây chuyền hoàn toàn khác nhau. Sau đó gắn chung với nhau từ bộ khung đỡ lực với khung đỡ vỏ xe.

1/ Sản xuất khung đỡ lực

Với các loại xe khung rời vỏ. Khung đỡ được sản xuất riêng biệt ở một bộ phận. Nó luôn là một loại thép chịu lực cao. Thường là dạng sắt T hoặc sắt chữ I( chữ i hoa). Khi hàn lại thành khung đỡ theo đúng thiết kế. Chúng sẽ được đem đi mài phẳng các điểm hàn và bề mặt sạch. Rồi được rửa qua bể ăn mòn. Sau đó đem vào hấp và sơn tĩnh điện.

khung ô tô

Tuy nói thì rất đơn giản. Nhưng quá trình thực hiện của nó vô cùng phức tạp. Chu trình của nó diễn ra như sau:

+ Chọn mẫu sắt đặc cho từng đoạn nối khung -> Đo cắt -> Tạo hình -> Đo điểm nối hàn -> Hàn nguội -> Làm sạch bề mặt -> Làm khô -> Công đoạn sơn -> Hấp.

Trong cấu tạo ô tô con với khung rời. Khung lực thường là 2 thanh sắt đặc dạng khỏe đi song song và gần bằng chiều dài của xe. Được nối với nhau bằng những thanh sắt đặc hoặc ống chịu lực nhỏ hơn. Nó được chạy dạng hình như bên dưới:

cấu tạo khung ô tô

2/ Sản xuất khung vỏ.

Cả 2 loại khung lực rời và khung lực liền đều phải sản xuất phần khung đỡ vỏ này. Tuy nhiên, quá trình sản xuất khung gầm xe ô tô này có sự khác nhau về mặt máy móc kỹ thuật. Còn về mặt lý thuyết chúng không khác nhau nhiều. Nên chúng tôi sẽ nói tổng hợp cả 2 loại khung xe trên.

Loại khung vỏ thường là dạng thép có độ dày không lớn. Có thể uốn thành các hình dạng cong, vuông khác nhau. Được sản xuất thành từng chi tiết nhỏ trong tổng thể bộ khung. Sau đó hàn ráp lại với nhau tạo thành khung hoàn chỉnh và được mang đi sơn – hấp. Hầu như quá trình này đến 90% làm bằng máy.

cầu tạo ô tô

Cụ thể phần cơ khí

+ Chia cắt tôn lá: Đây là quá trình được thiết lập sẵn trong máy. Mỗi chi tiết sẽ được tính toán sử dụng bao nhiêu tôn lá. Đi qua máy cắt sẽ đo và cắt chúng theo yêu cầu được đưa vào vi mạch.

+ Đột dập: Khi tôn lá được cắt xong sẽ được đưa đến máy đột dập. Thường loại máy này là máy thủy lực được hỗ trợ chất lỏng bên trong là dầu thủy lực. Nó giúp tạo hình và đột các lỗ cần thiết trong chi tiết phần nhỏ ở khung.

+ Gia cố chịu lực: Ở công đoạn này. Có những vị trí cần chịu lực sẽ được hàn hoặc ép nhiều tấm lá tôn thích hợp và giống nhau. Để tạo độ dày cho chi tiết. Nhờ đó nó chịu lực tốt hơn.

+ Cắt phần thừa: Sau khi hoàn thành các bước trên. Chi tiết khung nào cũng trải qua quá trình cắt gọt. Nó giúp cho chi tiết đó thành hình theo đúng thiết kế. Không còn những phần mép thừa…

sản xuất khung xe

+Về Lắp ráp: Phần này có 2 công đoạn.

  • Lắp ráp thành chi tiết lớn ví dụ như phần sàn, phần khung cong, phần đỡ capo…
  • Lắp ráp thành tổng thể khung: Sau khi ghép thành chi tiết lớn. Các chi tiết đó sẽ được ghép tiếp lần lượt với nhau để tạo thành bộ khung vỏ.

Toàn bộ quá trình này hầu như đều sử dụng đến hàn nguội (hàn chấm nung nóng để điểm cần hàn bị chảy và hòa vào nhau không phân lớp).

Phần sơn và hấp.

Khung vỏ thường được sơn tĩnh điện. Nên sau khi hoàn thành công đoạn cơ khí, chúng sẽ được đem đi rửa sạch và tích điện vào phần khung.

sơn vỏ ô tô

Sau khi khô và được tích điện, chúng được nhúng đều vào bể sơn chứa điện tích trái cực. Nhờ đó sơn bám thẳng và đều đến khi mọi điểm trung hòa điện mới thôi. Phần nào cũng có điện tích bằng nhau nên sơn rất là đều.

Sau khi sơn xong chúng được đem đi hấp và kiểm tra.

Lưu ý: Sản xuất khung liền vỏ thì công đoạn làm sàn sẽ được gia cố chắc chắn hơn loại khung không liền. Để nó đủ khỏe chịu lực.

Chi tiết cấu tạo gầm xe ô tô con.

Nhắc đến cấu tạo ô tô, phần gầm rất quan trọng và giữ chức năng chính là giúp xe di chuyển. Nói đến phần gầm thì nó không thể tách rời bộ phận lái được. Chúng tôi cũng không nói thêm về bộ phận bánh lái trên xe nữa. Bởi bạn vừa đọc bài cấu tạo ô tô con chung ở trên rồi.

Chỉ lưu ý: Hiện nay, phần trợ lực lái chủ yếu là điện và dầu. Bạn có thể tìm hiểu chúng tại: Hệ thống trợ lực lái phổ biến cho ô tô con hiện nay

Gầm xe được cấu tạo gồm trục cát đăng, cụm vi sai và 4 bánh xe di chuyển.

Trục cát đăng:

Đây là đoạn trụ ống có 2 đầu bánh răng hình quả dứa nối 2 bộ vi sai trước – sau với nhau. Có chức năng truyền động lực từ động cơ ở bánh trước ra bánh sau để làm cả 4 bánh xe di chuyển. Phần trục quay nhanh hay chậm thì sẽ quyết định tốc độ của xe ô tô.

trục cát đăng

Cụm vi sai.

Cụm vi sai là một cụm gồm nhiều các loại bánh răng được kết nối với nhau. Chúng giúp truyền lực từ động cơ vào trục cát đăng và vào 2 bánh trước. Giúp xe di chuyển. Các loại bánh răng chủ yếu bên trong gồm:

  • Bánh răng hình đĩa gọi là bánh bao răng
  • Bánh răng mặt trời
  • Hệ bánh răng hành trình.

bộ vi sai

Bánh răng mặt trời được nối với trục thẳng đến ổ trục của bánh xe. Bánh bao răng sẽ được nối với các bánh răng khác trong hệ thống động cơ. Bên trong, chúng được sử dụng các loại mỡ bôi trơn chịu nhiệt để giúp các bánh răng chạy hiệu quả hơn.

Hệ thống bánh xe.

Có lẽ, trong các bộ phận cấu tạo ô tô con. Ai cũng thường xuyên để ý đến hệ thống 4 bánh xe nhất. Tuy nhiên điều chúng tôi muốn bạn tìm hiểu không phải là hơi bên trong mà là cấu trúc của chúng.

bánh xe

Mỗi bánh xe đều được cấu tạo gồm:

  • Lốp bao bên ngoài (bên trong có thể có săm – ruột)
  • Vành – niềng
  • Hệ thống phanh
  • Trục bánh xe

Nói chung, trong cấu tạo ô tô con. Phần gầm máy chính là nơi giúp cho xe có thể di chuyển được.

Những bài tiếp theo, chúng tôi sẽ giúp bạn đi vào tìm hiểu chi tiết về cấu tạo của máy cũng như nội thất bên trong.

Từ khóa » Kết Cấu Gầm Xe ô Tô