Cấu Tạo Quạt Ly Tâm Công Nghiệp - GTECO

Quạt ly tâm là một trong những dòng quạt công nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Vậy bạn đã biết thực tế cấu tạo quạt ly tâm gồm các bộ phận gì? Nguyên lý hoạt động của thiết bị này như thế nào chưa? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm ra đáp án nhé!

Quạt ly tâm GTECO
Quạt ly tâm GTECO

1. Quạt ly tâm là gì?

Trước khi muốn hiểu được cấu tạo quạt ly tâm thì chúng ta cần nắm rõ xem quạt ly tâm là gì?

Quạt ly tâm hay còn gọi là quạt hút ly tâm. Đây là loại quạt hút không khí dọc theo trục dựa vào lực ly tâm đưa ra quanh vỏ quạt, sau đó gió được đẩy ra hướng thẳng góc với trục của quạt. Hiện nay, quạt ly tâm được chia ra làm 2 loại chính dựa theo cấu tạo và phương thức truyền động là:

  • Quạt ly tâm trực tiếp
  • Quạt ly tâm gián tiếp

2. Cấu tạo quạt ly tâm

Dòng sản phẩm quạt ly tâm thường được cấu tạo từ các bộ phận chính như: vỏ quạt, cánh quạt, motor, trục và cơ cấu truyền động.

Bản vẽ cấu tạo quạt ly tâm cao áp
Bản vẽ cấu tạo quạt ly tâm cao áp

Vỏ quạt

  • Thiết kế: Vỏ quạt ly tâm là phần bao quanh bánh guồng có thiết kế dạng xoắn ốc giống con sên, con sò.
  • Vật liệu: Bộ phận vỏ thường được làm từ chất liệu kim loại chống gỉ như: thép, inox,..và được phủ lớp sơn tĩnh điện chất lượng cao bền màu, chống oxy hóa rất tốt. 
  • Nhiệm vụ: Vỏ quạt có nhiệm vụ dẫn khí, làm giá đỡ bảo vệ quạt khỏi tác động của môi trường. Từ đó giúp nâng cao độ bền và tuổi thọ cho sản phẩm. Đồng thời vỏ cũng chính là phần liên kết giữa quạt với vị trí lắp đặt. Từ đó chúng giúp hạn chế tối đa độ rung và tiếng ồn của động cơ trong quá trình vận hành.
  • Công nghệ: Vỏ quạt ly tâm được thiết kế sản xuất trên các công nghệ máy móc hiện đại như: Máy cắt Fiber Laser – Thụy Sỹ, hệ thống phun sơn tĩnh điện, máy chấn CNC,..
  • Bố trí: Đối với các thiết bị quạt ly tâm nhỏ, phần vỏ có thể được gắn trực tiếp vào giá quạt. Tuy nhiên, đối với những loại quạt kích thước lớn, vỏ quạt phải được đặt trên một bệ đỡ riêng biệt.

Cánh quạt

  • Tên gọi: Cánh của quạt ly tâm hay còn được gọi là guồng động, bánh guồng, bánh công tác,.
  • Nhiệm vụ: Cánh có nhiệm vụ kéo lưu lượng gió cao, luân chuyển luồng không khí tươi từ ngoài vào trong. Đồng thời giúp tạo lực đẩy luồng không khí tù đọng, khí thải, bụi bẩn ra bên ngoài.
  • Số lượng cánh: Số lượng cánh quạt trong guồng cánh lớn đa dạng có thể từ 6 – hơn 60 cánh, tùy vào thiết kế của guồng.
  • Thiết kế: Kiểu dáng của cánh sẽ quyết định đến đặc tính hoạt động của quạt ly tâm. Hiện nay có 3 cách thiết kế cánh quạt ly tâm chính là:
  • Cánh cong về phía trước: Các cánh quạt có thiết kế cong theo hướng quay của guồng cánh.
  • Cánh thẳng: Các cánh quạt có thiết kế thẳng vuông góc với trục guồng.
  • Cánh cong về phía sau: Các cánh quạt có thiết kế cong ngược lại hướng quay của guồng cánh.
  • Vật liệu chế tạo: Cánh quạt ly tâm thường được làm từ inox, thép,… Vậy nên chúng có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt. Đồng thời đảm bảo hoạt động được trong môi trường những khắc nghiệt: bị oxy hóa, nhiệt độ độ ẩm cao,….
  • Công nghệ chế tạo: Cánh quạt ly tâm được thiết kế và sản xuất trên dây chuyền công nghệ máy móc hiện đại. Theo đó 2 mặt của cánh quạt đều được cân bằng trên máy cân bằng số tự động. Điều này vừa giúp nâng cao cường độ hút gió mạnh, vừa hạn chế sự rung lắc khi hoạt động ở mức công suất lớn.

Motor quạt

  • Tên gọi: Motor quạt hay còn được gọi là động cơ quạt
  • Nhiệm vụ: Đây là bộ phận có vai trò tạo ra chuyển động cho quạt ly tâm.
  • Vật liệu: Motor thường được quấn bằng dây đồng nguyên chất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Từ đó đảm bảo cho quạt có thể hoạt động bền bỉ, liên tục trong thời gian dài cũng không bị quá tải.
  • Thương hiệu: Được lắp đặt từ các hãng động cơ chất lượng cao, uy tín, chính hãng.

Trục và cơ cấu dẫn động

  • Nhiệm vụ: Trục và cơ cấu dẫn động là những bộ phận giúp truyền động từ động cơ quạt đến cánh quạt. Hay hiểu đơn giản thì chúng giúp thực hiện quá trình sinh công của quạt ly tâm. Các bộ phận này quyết định đến vận tốc của quạt và khả năng điều chỉnh vận tốc.
  • Phân loại: Có 2 loại cơ cấu dẫn động chính của quạt ly tâm là:
  • Cơ cấu dẫn động trực tiếp: Cánh quạt được liên kết trực tiếp với trục của động cơ. Lúc này tốc độ cánh quạt sẽ bằng với tốc độ quay của động cơ. Ưu điểm của kiểu truyền động này là có thiết kế đơn giản, hiệu suất cao. Tuy nhiên, tốc độ quạt cố định, không thể thay đổi được.
  • Cơ cấu dẫn động gián tiếp: Cánh quạt và động cơ được nối với nhau bằng dây đai (dây curoa) và gối đỡ. Những dây đai truyền cơ năng từ động cơ đến quạt để làm quay bánh công tác. Ưu điểm là có thể thay đổi được tỷ số truyền.
Cấu tạo quạt ly tâm
Cấu tạo quạt ly tâm

3. Nguyên lý hoạt động của quạt ly tâm

Với cấu tạo quạt ly tâm trên thì thiết bị này hoạt động theo nguyên lý cơ bản như sau:

  1. Khi roto quay, áp suất tại tâm quạt nhỏ, không khí sẽ đi vào tâm quạt và tại đây chúng sẽ được cấp thêm năng lượng của lực ly tâm.
  2. Roto hút không khí dọc theo trục quạt, nhờ lực ly tâm đưa ra quanh vỏ quạt và đẩy gió ra hướng thẳng góc với trục quạt.
  3. Luồng khí chứa bụi được đẩy vào bộ phận thu bụi.
  4. Guồng quay tạo áp lực và chuyển khí vào bên trong máy.
  5. Vỏ quạt hội tụ và chuyển hướng dòng không khí vào bên trong.
  6. Cánh quạt ly tâm luồng không khí vào và đẩy không khí chứa bụi, khí độc ra khỏi quạt theo cùng phương.

Trên đây chính là những thông tin chi tiết về cấu tạo quạt ly tâm mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Nếu quý khách đang có nhu cầu lắp đặt, thiết kế quạt ly tâm cho công trình của mình thì hãy liên hệ ngay cho GTECO. Với hơn 20 năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quạt công nghiệp, chúng tôi chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi khách hàng bởi những sản phẩm chất lượng cao nhất.

Từ khóa » Thiết Kế Cánh Quạt Ly Tâm