Cấu Tạo Turbo Tăng áp Và Chi Tiết Về Giá Turbo Xe Tải Các Loại - ISUZU HN
Turbo tăng áp là một hệ thống được tích hợp trong động cơ sử dụng dầu diesel trên xe tải. Chúng có vai trògì trong hệ thống vận hành của động cơ. Đặc biệt cấu tạo turbo tăng áp xe tải là như thế nào? Nguyên lý hoạt động của chúng ra sao? Đồng thời tìm hiểu cách bảo dưỡng để turbo xe tải được vận hạnh hiệu quả nhất cho hệ thống động cơ
Mục Lục
- 1 Turbo tăng áp là gì? Tìm hiểu cấu tạo turbo tăng áp xe tải
- 1.1 1/ Cấu tạo turbo tăng áp
- 1.2 2/ Nguyên lý turbo tăng áp
- 2 Các loại turbo tăng áp trên ô tô tải
- 2.1 1/ Turbo xe tải đơn
- 2.2 2/ Turbo tăng áp kép
- 2.3 3/ Turbo tăng áp điện
- 3 Bảo dưỡng và phục hồi turbo tăng áp
- 4 Turbo xe tải giá bao nhiêu
Turbo tăng áp là gì? Tìm hiểu cấu tạo turbo tăng áp xe tải
Turbo tăng áp là thiết bị được hoạt động bởi chính luồng khí thải của động cơ. Chúng có vai trò giúp làm gia tăng sức mạnh của động cơ. Bằng cách bơm thêm không khí vào bên trong buồng đốt
1/ Cấu tạo turbo tăng áp
Bộ turbo tăng áp của xe tải thông thường có hình dạng xoắn ốc.
Và về cấu tạo turbo tăng áp ở phần bên trong cơ bản sẽ bao gồm một số bộ phận chính như sau: cánh tuabin, cánh bơm, trục và ổ bi đỡ. Ngoài ra trong cấu tạo turbo tăng áp còn có đường dẫn dầu bôi trơn trục turbo.
+ Phần cánh tuabin được lắp bên khoang gắn với cổ góp xả. Để nhận lực tác động từ dòng không khí. Còn cánh bơm lắp ở bên khoang đối diện. Cánh bơm và cánh tuabin của turbo được nối liền với nhau thông qua một trục.
+ Khí xả của động cơ sẽ làm quay cánh tuabin của bộ tăng áp. Cánh tuabin này lại được gắn nối với cánh bơm ở bên trong buồng đối diện. Cánh bơm này sẽ quay và hút không khí sạch vào động cơ.
+ Kết quả là áp suất trong đường ống nạp tăng lên. Và lượng không khí được hút vào nhiều hơn. Giúp gia tăng công suất hoạt động của động cơ.
2/ Nguyên lý turbo tăng áp
Đối với động cơ nạp khí tự nhiên thì trong quá trình đốt cháy nhiên liệu. Sẽ có khoảng 40% nhiệt năng sinh ra từ khí xả bị thải ra ngoài một cách lãng phí. Do đó, hệ thống turbo tăng áp được thiết kế để sử dụng nguồn năng lượng của khí xả này. Nhằm tăng lượng khí nạp vào xy-lanh động cơ.
Bộ tăng áp có khả năng làm tối ưu hóa nguồn năng lượng từ khí xả. Để dẫn động tua-bin quay máy, làm tăng áp thông qua trục dẫn động.
Turbo sẽ cung cấp một lượng khí để nạp với áp suất cao vào xy-lanh của động cơ. Làm tăng quá trình đốt cháy nhiên liệu được tốt hơn
Và với cấu tạo turbo tăng áp của xe tải như trên, thì chúng sẽ có nguyên lý hoạt động cơ bản như sau: Các turbo là hệ thống sinh ra áp lực. Khi bộ phận turbo hoạt động, khí nén được ép vào bên trong động cơ. Lúc này, không khí được nén ép vào trong xy lanh nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc nhiên liệu được đưa vào động cơ sẽ tăng lên. Do vậy, mỗi kỳ nổ của xy lanh lại sinh ra được nhiều công suất hơn.
Với các động cơ được trang bị thêm bộ phận turbo tăng áp. Sẽ sản sinh ra được công suất lớn hơn so với những động cơ không được trang bị thêm bộ phận này. Do đó mà động cơ khi có turbo sẽ hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả hơn
Các loại turbo tăng áp trên ô tô tải
Hiện nay có khá nhiều các loại turbo tăng áp khác nhau. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm nhất định, đảm bảo cho hệ thống hoạt động của từng động cơ.
Và sau đây sẽ là 3 loại turbo xe tải được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
1/ Turbo xe tải đơn
Động cơ lắp turbo tăng áp đơn lẻ sẽ có thể biến thiên vô hạn. Bởi sự khác biệt về kích thước giữa bánh răng máy nén và tuabin. Sẽ dẫn đến những đặc tính của mô-men xoắn hoàn toàn khác nhau. Khi tua bin lớn sẽ mang lại công suất cao nhất. Nhưng nếu tuabin nhỏ sẽ có thể giúp nó quay nhanh hơn. Ngoài ra vòng bi sẽ giúp giảm ma sát cho máy nén và tuabin quay. Nhờ vậy mà chúng quay nhanh hơn.
Ưu điểm của turbo đơn:
+ Giúp tăng sức mạnh động cơ một cách hiệu quả. Cách lắp đặt đơn giản
+ Có thể sử dụng cho động cơ nhỏ hơn. Để tạo ra sức mạnh tương đương với các động cơ hút lượng khí tự nhiên lớn hơn.
Nhược điểm:
+ Turbo đơn có xu hướng có phạm vi RPM hạn chế. Điều này làm cho kích thước trở thành một vấn đề. Vì người dùng sẽ phải lựa chọn giữa mô-men xoắn hoặc công suất.
+ Phản ứng Turbo đơn có thể không nhanh so với các kiểu turbo khác.
2/ Turbo tăng áp kép
Có nhiều lựa chọn cho người dùng khi sử dụng hai bộ tăng áp cùng lúc. Với loại turbo này thường sẽ có một bộ tăng áp riêng cho mỗi dãy xi lanh (V6, V8, v.v.). Hoặc một bộ tăng áp đơn được sử dụng cho RPM thấp và một bộ tăng áp lớn hơn cho RPM cao (I4, I6, v.v.)
Ưu điểm:
+ Đối với loại tuabin kéo song song thường sử dụng trên các động cơ hình chữ “V”. Về ưu điểm và các lợi ích của loại này cũng rất giống với kiểu turbo đơn.
+ Còn đối với các tuabin tuần tự hoặc sử dụng một turbo ở tốc độ RPM thấp và cả ở tốc độ RPM cao. Thì điều này cho phép đường cong của mô-men phẳng hơn, rộng hơn. Mô-men xoắn thấp sẽ tốt hơn, nhưng công suất sẽ không giảm ở tốc độ RPM cao như với một turbo nhỏ.
Nhược điểm: Chi phí khá cao và phức tạp trong lắp đặt. Vì phải tăng gần gấp đôi các thành phần turbo
3/ Turbo tăng áp điện
Turbo điện tăng áp xe tải là công nghệ mới. Có khả năng cung cấp phản ứng tuyệt vời trong phạm vi vận hành của động cơ, ngay cả khi ở vòng tua động cơ thấp và tốc độ xe. Đây là giải pháp tối ưu cho việc thu hẹp động cơ cực độ. Và giúp cải thiện hiệu suất động cơ bằng cách sử dụng bộ tăng áp turbo một tầng.
Ưu điểm:
+ Kết nối trực tiếp một động cơ điện với bánh răng của máy nén. Sẽ giúp cho độ trễ turbo và khí thải có thể được loại bằng cách quay máy nén bằng năng lượng điện khi cần thiết.
+ Bằng cách kết nối một động cơ điện với tuabin khí thải thì năng lượng lãng phí có thể được phục hồi.
+ Phạm vi RPM hiệu quả và rất rộng với mô-men xoắn đều.
Nhược điểm:
+ Giá turbo cao và khá phức tạp khi lắp đặt
+ Trọng lượng là một vấn đề của loại turbo này. Đặc biệt là việc bổ sung pin trên xe, sẽ cần thiết để cung cấp đủ năng lượng cho turbo khi cần thiết.
Bảo dưỡng và phục hồi turbo tăng áp
Để đảm bảo hoạt động của turbo xe tải được hiệu quả và đạt tuổi thọ bền bỉ nhất. Thì các tài xế cần chú ý cách bảo dưỡng bộ tăng áp turbo như sau:
+ Không để động cơ hoạt động ở tốc độ cao hơn tốc độ cầm chừng ngay sau khi khởi động động cơ 5 giây. Bởi khi đó, áp suất nhớt bôi trơn chưa đạt đến mức cho phép. Việc hoạt động của turbo tăng áp có thể sẽ làm hỏng các ổ đỡ.
+ Không nên rú ga mạnh khi động cơ còn nguội. Bởi động cơ hoạt động khi vẫn còn nguội có thể gây kẹt ổ đỡ. Vì màng nhớt bôi trơn lúc này dễ bị phá vỡ.
+ Khi động cơ không hoạt động trong thời gian dài, cần phải quay trục khuỷu của động cơ. Để tạo áp suất nhớt bôi trơn đều cho các chi tiết động cơ. Vì trong suốt quá trình không hoạt động, nhớt bôi trơn sẽ bị đặc lại. Và không đủ điều kiện bôi trơn. Điều này sẽ rất dễ dẫn tới việc làm hỏng ổ đỡ và các chi tiết trong cấu tạo turbo tăng áp
+ Nhớt bôi trơn turbo rất quan trọng. Do đó tài xế nên sử dụng đúng loại nhớt có cấp độ cao và chuyên dùng cho động cơ sử dụng bộ turbo. Tránh việc sử dụng nhầm lẫn dầu nhớt động cơ cho hệ thống turbo tăng áp
Turbo xe tải giá bao nhiêu
Sẽ tùy vào từng loại turbo khác nhau mà giá của bộ phận này cũng sẽ có sự chênh lệch giữa từng loại. Để đảm bảo hoạt động và vận hành động cơ được tốt nhất. Thì tài xế nên lựa chọn sử dụng turbo tăng áp sao cho phù hợp
Mỗi loại turbo đều có chức năng và ưu nhược điểm khác nhau. Vậy nên khó lòng đưa ra một con số chính xác cho mức giá của các loại turbo xe tải. Tuy nhiên, nhìn chung thì giá turbo xe tải tăng áp thông thường sẽ dao động từ 4 triệu đến 7 triệu tùy từng loại
Và để biết được chính xác nhất về giá turbo xe tải là bao nhiêu cho tất cả các loại? Thì tài xế hãy tìm hiểu và tham khảo chi tiết tại Bảng giá phụ tùng xe tải một cách đầy đủ nhất. Tại đây, bạn có thể cập nhật được mới nhất và cụ thể về mức giá của các loại turbo tăng áp xe tải
Rate this postTừ khóa » Trục Bô Là Gì
-
Bộ Tăng áp động Cơ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Động Cơ Turbo Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Nó? - Hyundai Đông Đô
-
Turbo Tăng áp Là Gì? Những Lưu ý Khi đi Xe động Cơ Turbo - Ô Tô
-
Turbo Là Gì? Tìm Hiểu Nguyên Lý Hoạt động, ưu Và Nhược điểm Của ...
-
Tăng áp Turbo Là Gì ? ưu Và Nhược điểm Của động Cơ Sử Dụng Turbo ...
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Tăng áp (turbo) - YouTube
-
Turbo Tăng áp Là Gì ? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của ... - YouTube
-
Động Cơ Turbo, Và Những điều Cần Biết - Hyundai Gia Lai
-
TURBO XE TẢI LÀ GÌ TURBO TĂNG ÁP MẠNH MẼ HƠN - Xetaitragop
-
Turbo Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Và ưu Nhược điểm Của động Cơ ...
-
Turbo Là Gì? Đặc điểm, Nguyên Lý Hoạt động Cơ Turbo Tăng áp
-
Tìm Hiểu Cấu Tạo Của Turbo Tăng áp | DPRO Việt Nam
-
Tất Tần Tật Về Turbo ô Tô Mà Bạn Cần Biết - An Thái
-
Turbo Là Gì? Vì Sao Xe Hơi Bản Turbo Lại "đắt Giá" Hơn So Với Bản ...