Cấu Tạo Và Cách Hoạt động Của Smartphone - NGUYỄN GIA MOBILE
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- 1 Cấu tạo và cách hoạt động của smartphone
- 1.1 Pin
- 1.2 Màn hình
- 1.3 SoC – hệ thống trên 1 con chíp
- 1.4 Modem và kết nối
- 1.5 Camera
- 1.6 Kết luận
Cấu tạo và cách hoạt động của smartphone
Trong thời đại công nghệ phát triển, smartphone gắn liền với hầu hết tất cả mọi người. Tuy chúng ta nói nhiều về chúng, nhưng hầu như chỉ nói về hệ điều hành, hiệu suất cũng như thiết kế. Ít ai có kiến thức về phần cứng bên trong được cấu tạo như thế nào và cơ chế hoạt động của nó ra sao. Vậy thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo và cách hoạt động của smartphone nhé. Để thấy được nó không chỉ là một cỗ máy thông thường. Mà nó là trí thông minh tuyệt đỉnh của con người nữa đấy.
Pin
Pin được xem là “nguồn sống” của không chỉ điện thoại mà còn của rất nhiều thiết bị công nghệ khác. Hiện nay pin được sử dụng đa số là pin li-ion . Pin sử dụng chất liệu lithium là vật liệu điện cực. Khi sử dụng, các ion sẽ di chuyển từ cực âm sang cực dương và di chuyển ngược lại khi sạc. Tùy vào model máy khác nhau có thể sử dụng pin rời hoặc cố định. Nếu pin rời, bạn có thể tự thay thế một cách dễ dàng. Nếu máy bạn sử dụng pin cố định bên trong máy, bạn phải nhờ tới kỹ thuật viên khi cần thay thế.
Màn hình
Là nơi hiển thị thông tin từ máy để chúng ta nhìn thấy và tương tác thông qua lớp cảm ứng. Tùy vào từng máy mà sẽ có lớp kính phía trên dính liền (màn hình bộ) hoặc lớp kính nằm riêng biệt (màn hình rời). Hiện nay có 2 loại màn hình chính: màn amoled và màn lcd.
Màn amoled sử dụng công nghệ cao hơn, mỏng hơn so với màn lcd, tăng độ tương phản và tiết kiệm điện hơn rất nhiều. Samsung là hãng điện thoại tiên phong trong việc sử dụng màn amoled cho điện thoại. Trong đó có những thiết kế màn hình cong tràn viền như: S8, S8+,…
Trên màn hình là mặt kính. Đặc biệt Smartphone Nokia 8.1 rất dễ hư hỏng mặt kính. Và việc thay mặt kính Nokia 8.1 cũng rất xảy ra thường xuyên.
SoC – hệ thống trên 1 con chíp
Cũng như máy tính, điện thoại cũng cần đến CPU để chạy phần mềm. Tuy nhiên, nó cũng cần sự hỗ trợ của các thành phần như: CPU, GPU, bộ chuyển đổi tín hiệu và đa phương tiện. Tất cả được tích hợp trên 1 con chip gọi là SoC – System on a Chip.
Một số nhà sản xuất SoC lớn hiện nay có thể kể đến như: Qualcom, Samsung, Huawei,… Qualcom được xem là dòng sản xuất SoC dành cho android lớn nhất hiện nay với Snapdragon – được nhắc đến nhiều nhất khi nói về điện thoại thông minh.
Modem và kết nối
Là những tính năng không thể thiếu trên smartphone. Có rất nhiều kết nối và giao tiếp khác nhau được tích hợp trên điện thoại như: 3G, 4G LTE, Wifi, bluetooth, NFC,… Các giao tiếp này cần đến sự hỗ trợ của modem cũng như các con chip phụ khác. Hiện nay, các nhà sản xuất SoC thường tích hợp sẵn modem 4G LTE trên các con chip của mình. Và một số con chip khác như bluetooth, NFC hay wifi được phát triển bởi các công ty như NXP hay Broadcom
Camera
Một số điện thoại đời cũ và hầu hết các smartphone hiện nay để được tích hợp ít nhất 2 camera. Một ở phía sau và một phía trước. Hiện nay, các nhà sản xuất chạy đua với nhau cho ra những sản phẩm có khả năng chụp xa, xóa phông tốt,… Sử dụng camera kép hoặc hơn thế nữa cho sản phẩm của mình. Camera được tạo bởi 3 bộ phận chính: ống kính, bộ cảm biến và bộ xử lý hình ảnh.
Độ phân giải – Megapixel cho chúng ta biết về độ phân giải của cảm biến. Là một trong những yếu tố quyết định chất lượng hình ảnh bên cạnh độ nhạy cảm biến, khả năng giảm nhiễu khi chụp thiếu sáng.
Một thành phần quan trọng khác nữa đó chính là ISP – Image Signal Processor – bộ xử lý tín hiệu hình ảnh. Bộ phận này giúp xử lý dữ liệu hình ảnh được chụp cho ra một bức hình hoàn thiện. ISP sử dụng thuật toán để gộp và tái tạo màu sắc. Ngoài ra nó còn đảm nhiệm vai trò lấy nét, kiểm soát độ phơi sáng, cân bằng trắng.
Ngoài ra nó còn được tích hợp nhiều bộ phận, chức năng khác như loa, mic, cổng sạc, jack tai nghe,… Để hỗ trợ một cách tối đa cho người dùng.
Kết luận
Vậy đấy, cầm trên tay một chiếc điện thoại và sử dụng chúng một cách vô cùng đơn giản. Để làm được như vậy, bên trong nó là cả một thiết kế vô cùng phức tạp. Nó giúp cho chúng ta không chỉ nghe gọi mà còn thực hiện được nhiều tính năng khác như: xem phim, nghe nhạc, chơi game hoặc cả công việc. Và mỗi tính năng đều được xử lý bởi phần mềm – hệ điều hành cũng như các con chip trong phần cứng xử lý cho ta cảm giác trải nghiệm một cách tốt nhất. Hi vọng bài viết về cấu tạo và cách hoạt động của smartphone sẽ giúp cho bạn phần nào hiểu rõ về chiếc máy bạn đang cầm trên tay mình.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Thay mặt kính Oppo lấy liền >>> Thay màn hình Oppo chính hãng >>> Thay mặt kính Xiaomi lấy liền >>> Thay màn hình Xiaomi chính hãng
Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: 343/19B Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Tân Bình, Hồ Chí Minh 700000, Việt Nam. Hotline: 0911 04 14 34 Thời gian làm việc: Thứ 2 - thứ 7 | 9h sáng - 5h chiều.
Từ khóa » Phần Cứng Smartphone Gồm Những Thành Phần Chính Nào
-
Lỗi Phần Cứng điện Thoại Là Gì? Cách Nhận Biết? Làm Gì Khi Gặp Lỗi
-
Tìm Hiểu Phần Cứng Smartphone (nên đọc Trước Khi Viết Bài)
-
Khám Phá Cấu Tạo điện Thoại Smartphone - Kiệt Tác Công Nghệ - Hcare
-
Tìm Hiểu Phần Cứng Của Smartphone - Tài Liệu Text - 123doc
-
Hiểu Về Phần Cứng Trên Điện Thoại Và Cách Sửa Phần Cứng ...
-
Sự Phát Triển Của Phần Cứng Smartphone Trong Tương Lai Gần
-
Thế Nào Là Lỗi Phần Cứng Và Phần Mềm Trên Smartphone?
-
Phần Cứng điện Thoại Là Gì? Bộ Nhớ điện Thoại Gồm Loại Nào? - VietAds
-
Phần Cứng Của điện Thoại Là Gì - .vn
-
Điện Thoại Thông Minh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Xem Smartphone Như "tình Nhân", Nhưng Bạn đã Biết Cỗ Máy Nhỏ Xíu ...
-
[Top Bình Chọn] - Phần Cứng điện Thoại Là Gì - Trần Gia Hưng
-
Cách Kiểm Tra Phần Cứng điện Thoại Android, IPhone Chi Tiết
-
Thế Nào Là Lỗi Phần Cứng Và Phần Mềm Trên Smartphone?