Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng Kính Hiển Vi Quang Học

Cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi quang học

BioMedia
  1. KHÁI NIỆM KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

Là một dụng cụ quang học hỗ trợ cho mắt gồm có nhiều lăng kính với các độ phóng đại khác nhau, có tác dụng làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ mà ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

cm501

Nguồn ảnh: https://microscopetalk.wordpress.com/microscopes/

  1. CẤU TẠO

Kính hiển vi gồm có 4 hệ thống:

* Hệ thống giá đỡ gồm:

Bệ, thân, mâm gắn vật kính, bàn để tiêu bản (bàn sa trượt, bàn đỡ mẫu), kẹp tiêu bản.

* Hệ thống phóng đại gồm:

– Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát)

– Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh thật).

* Hệ thống chiếu sáng gồm:

– Nguồn sáng (gương hoặc đèn).

– Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.

– Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.

* Hệ thống điều chỉnh:

– Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp)

– Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp)

– Núm điều chỉnh tụ quang lên xuống

– Núm điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang

– Núm điều chỉnh màn chắn sáng (độ sáng)

– Núm di chuyển bàn sa trượt (trước, sau, trái, phải)

3. CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI

– Đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp để giữ tiêu bản, nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên phiến kính khi soi vật kính x100.

– Chọn vật kính: tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát để chọn vật kính thích hợp.

– Điều chỉnh ánh sáng.

– Điều chỉnh tụ quang: đối với vật kính x10 hạ tụ quang đến tận cùng, vật kính x40 để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính x100.

– Điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính.

– Hạ vật kính sát vào tiêu bản (mắt nhìn tiêu bản).

– Mắt nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của vi trường.

– Điều chỉnh ốc vi cấp để được hình ảnh rõ nét.

4. BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI

– Sử dụng và bảo quản kính hiển vi một cách thận trọng.

– Đặt kính ở nơi khô thoáng, vào cuối ngày làm việc đặt kính hiển vi vào hộp có gói hút ẩm silicagel để trách bị mốc.

– Lau hệ thống giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch, lau vật kính dầu bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.

– Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng phía trong định kỳ.

Nguồn: http://nihe.org.vn

Dịch và tổng hợp BioMedia VN

BioMedia Việt Nam
Sản phẩm - Công nghệ mới
Hệ thống thử nghiệm hoạt tính và độc tính tế bào NK
Máy giải trình tự gen điện di mao quản 3500
Máy điện di mao quản phân tích đoạn DNA/RNA Fragment Analyser
Máy PCR Gradient 96 giếng
Máy Realtime PCR 7500

Các bài viết cùng chủ đề

Cấu tạo và cách sử dụng kính hiển vi quang học

08-03-2016

KHÁI NIỆM KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC Là một dụng cụ quang học hỗ trợ cho mắt gồm có nhiều lăng kính với các độ...

Máy phân tích nitơ và các yếu tố cần xem xét khi mua máy

08-03-2016

Nitơ là một nguyên tố phổ biến, tồn tại dưới dạng nitơ hữu cơ, chủ yếu có trong protein, peptid, axit nucleic, nước tiểu, nhiều...

Từ khóa » Hệ Thống Rót Gồm Những Bộ Phận Nào Hãy Nêu Công Dụng Của Từng Bộ Phận