CẤU TẠO VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA ĐỒNG HỒ CƠ

ĐỒNG HỒ CƠ LÀ GÌ 

Đó là những chiếc đồng hồ được vận hành bằng bộ máy cơ, trong đó, bộ máy cơ được tạo ra từ những linh kiện hoàn toàn cơ khí (không chứa linh kiện điện tử), chuyển động nhờ nguồn năng lượng cơ học do dây cót sinh ra.

 

 

Bộ máy đồng hồ cơ automatic (có tên gọi khác là bộ máy lên dây tự động) là bộ máy cơ học xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thế kỷ XX. Máy đồng hồ cơ có thể tự lên cót ngay khi người sử dụng đang đeo chiếc đồng hồ trên tay, thay vì phải vặn cót hàng ngày như những thiết kế của bộ máy lên dây thủ công. Tuy vậy, nếu không đeo chiếc đồng hồ trong 1 khoảng thời gian, nó sẽ ngưng hoạt động và yêu cầu tiếp tục lên dây.

CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY ĐỒNG HỒ CƠ

 

  • Núm chỉnh giờ: Núm chỉnh giờ là vòng phía bên cạnh của đồng hồ, sử dụng để điều chỉnh thời gian. Nó cũng có thể xoay để lên dây cho đồng hồ chạy giống với đồng hồ lên cót tay.
  • Rotor: Rotor là một miếng kim loại hình bán nguyệt, gắn liền với bộ máy vận hành tại trung tâm và có thể xoay tự do 360 độ khi cổ tay di chuyển. Rotor được kết nối với dây cót bằng một loạt bánh răng và khi nó chuyển động, nó sẽ cuộn dây cót, tạo nên năng lượng cho chiếc đồng hồ. Rotor được trang bị một bộ ly hợp có tác dụng làm rotor rời ra ngay khi dây cót đã được cuộn đủ.
  • Dây cót: Dây cót là nguồn năng lượng của bộ máy vận hành. Năng lượng động học từ việc lên cót của núm chỉnh giờ được chuyển tới dây tóc cuộn lõi xoắn, lưu trữ năng lượng bằng cách cuộn chặt hơn.
  • Chuỗi bánh răng: Truyền năng lượng lưu trữ từ dây tóc tới bộ thoát qua hàng loạt bánh răng nhỏ.
  • Bộ thoát: Bộ thoát hoạt động gống như bộ phanh, lấy năng lượng truyền từ dây tóc qua những bánh răng và đẩy nó tới những bộ phận khác
  • Bánh xe cân bằng: Đây được coi như trái tim của bộ máy, nhận năng lượng từ bộ thoát. Bánh xe cân bằng đập, hoặc dao động trong một chuyển động vòng tròn khoảng 5 đến 10 lần mỗi giây. Người thợ chế tác có thể làm cho bánh xe cân bằng dao động nhanh hoặc chậm hơn, sẽ khiến cho chiếc đồng hồ chạy nhanh hoặc chậm hơn.
  • Tàu bánh răng điểu khiển mặt số: Hàng loạt bánh răng truyền tải mức năng lượng đều nhau từ bánh xe cân bằng tới các kim đồng hồ, khiến chúng di chuyển.
  • Chân kính: Những viên đá ruby được đặt ở các điểm có độ ma sát cao, ví dụ như ở trung tâm của một bánh răng chuyển động liên tục. Được sử dụng làm vòng bi để giảm ma sát và mài mòn kim loại, chúng cải thiện hiệu suất và độ chính xác của cỗ máy vận hành. Những viên ruby được sử dụng làm chân kính bởi chúng có khả năng hấp thụ nhiệt tốt và cực kì cứng.

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ĐỒNG HỒ CƠ 

 

 

(1) Năng lượng của đồng hồ được truyền từ ổ cót (barrel) qua các bánh răng, đến “escape wheel” là một bánh răng đặc biệt.

 (2) Khi “escape wheel” xoay tiến lên theo chiều kim đồng hồ, nó kích vào “exit pallet”, đẩy nó ra làm cho “pallet fork” xoay sang trái. Cùng lúc đó, khi “exit pallet” vừa được đẩy ra, thì “entry pallet” cũng sẽ tiến vào chặn không cho “escape wheel” xoay tiếp. Tức là đồng hồ vừa xả ra 1 phần năng lượng đẩy “pallet fork” đi, nhưng cũng chính “pallet fork” chặn lại không cho năng lượng xả ra tiếp.

(3) “Pallet fork” tác động vào “Roller” qua một jewel gọi là “Roller jewel”, làm cho xoay cả “Balance wheel” theo chiều kim đồng hồ. Đến đây là hết 1 “Beat”.

(4) Khi “balance wheel” xoay tác động vào “balance spring”, làm cho nó giãn ra đến giới hạn (thường vào khoảng 200-300 độ), thì “balance spring” sẽ bật lại, kéo theo “balance wheel” xoay ngược lại. 

(5) “Roller” nằm ở 1 đầu trục của “balance wheel” cũng sẽ xoay ngược lại, “roller jewel” đánh vào đầu của “pallet fork”, làm cho “pallet fork” tiến sang phải, nhấc “entry pallet” ra khỏi “escape wheel”, thế là “escape wheel” lại xoay tiếp, xả năng lượng vào “exit pallet” vừa tiến vào, bắt đầu 1 chu kì mới.

 

 

Toàn bộ quá trình mô tả có vẻ dài, nhưng ở những chiếc đồng hồ hiện nay thường là 28800vph, thì nó chỉ mất 1/8 giây thôi.

Nguồn: Sưu tầm 

Từ khóa » Cấu Tạo Của đồng Hồ đeo Tay