Cấu Tạo Và Hoạt động Của Hệ Thống Giảm Xóc Bóng Hơi Trên Xe Khách

Hệ thống giảm xóc bóng hơi được sử dụng chủ yếu ở các dòng xe hạng nặng như xe tải và xe khách. Có 1 số dòng xe con hạng sang cũng sử dụng loại giảm xóc này. Giúp xe cân bằng cũng như vận hành êm ái khi di chuyển. Bài viết này sẽ đưa thông tin chi tiết để bạn đọc hiểu rõ hơn về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống giảm xóc bóng hơi trên xe khách.

Hệ thống giảm xóc bóng hơi là gì?

Là 1 hệ thống bao gồm các chi tiết kỹ thuật kết hợp các thiết bị cấu thành giúp phương tiện thăng bằng tốt hơn, vận hành êm ái hơn khi di chuyển trên bề mặt gập ghềnh.

Phần giảm xóc chính của hệ thống chính là bầu hơi, hay còn gọi là bóng hơi. Đôi khi các bầu hơi túi khí này được gọi là lò xo khí nén. Nhờ tính năng giảm xóc bằng khí nén, thay vì giảm xóc bằng lò xo hay lá thép cuộn.

Thành phần cấu tạo của hệ thống giảm xóc bóng hơi.

Thành phần hệ thống giảm xóc bóng hơi

Hệ thống bao gồm 3 thành phần cơ bản: Thiết bị nguồn cấp khí, các túi khí hay bóng hơi, các van điều khiển chiều cao. Như đã nêu, mỗi dòng xe có 1 hệ thống giảm xóc khác nhau, cách sắp xếp cũng khác nhau. Chúng ta sẽ thảo luận ở bài viết sau về chủ đề này. Ở đây, Autobus sẽ giới thiệu chi tiết các thành phần cơ bản trong 1 hệ thống giảm xóc khí nén.

Nguyên tắc hoạt động của từng thành phần trong hệ thống giảm xóc bóng hơi.

Thành phần cấp khí:

Bao gồm: Máy nén khí động cơ, bình khí, van khí và đường dẫn.

Máy nén khí động cơ

Máy nén khí động cơ xe khách

Cung cấp không khí cho các thiết bị sử dụng khí trên xe. Áp suất tối đa sẽ phụ thuộc vào từng loại bơm khác nhau. Trước đây, nguồn cấp khí của máy nén thường ở ngưỡng 120 – 125 PSI. Nhưng hiện nay, công nghệ cải thiện, các dòng xe mới hơn, tải trọng lớn hơn thường sử dụng máy nén áp suất 135 PSI. Ở mỗi máy nén khí động có sẽ có đồng hồ đo để cung cấp thông tin về áp suất hệ thống. Đồng thời lắp đặt thêm van bật tắt. Khi đạt đến áp suất không khí tối đa, van sẽ hoạt động.

Các bình khí:

Thành phần này làm nhiệm vụ cung cấp và duy trì khí luôn đủ cho hệ thống hoạt động. Cách sắp đặt, bố trí bình khí cũng dựa vào từng thiết kế xe. Có những dòng xe lớn được thiết kế khoang chứa bình khí vô cùng rộng rãi và phân chia rõ ràng. Có bình chính, bình phụ hoặc bình phụ cho các thành phần khác trong hệ thống. Có tới 10 – 12 bình chứa khác nhau. Thuật ngữ cho các bình này cũng phân biệt rất rõ ràng. Như bình sơ cấp, bình thứ cấp, bình ướt, bình phụ, bình khí phanh trước, bình khí phanh sau. Thực sự không phải vấn đề là có bao nhiêu hoặc chúng gọi là gì. Tất cả chúng đều cùng thực hiện 1 nhiệm vụ là lưu trữ không khí cho các hệ thống khác nhau trên phương tiện.

Van khí:

Các van chính trong hệ thống khí nén là và kiểm tra và van bảo vệ hệ thống. Van kiểm tra không khí giống như van kiểm tra thủy lực. Chúng chỉ cho phép không khí lưu thông theo 1 chiều duy nhất. Thường sử dụng để giữ khí không quay ngược trở lại ra khỏi hệ thống.

Van thứ 2 là van bảo vệ hệ thống. Van này được lắp đặt vào 1 trong các bình khí của hệ thống và sử dụng để cách ly nguồn cấp khi phanh từ mọi hệ thống khí khác trên xe, kể cả hệ thống giảm xóc bóng hơi. Khi áp suất không khí của hệ thống giảm xuống 1 điểm cụ thể. Thường là 60 – 75 PSI, van bảo vệ sẽ đóng lại, cách ly hệ thống phanh khí khỏi hệ thống giảm xóc khí nén và các hệ thống khác trên xe. Điều này giúp phanh luôn duy trì nguồn cấp khí tối thiểu cho các tình huống khẩn cấp.

Đường dẫn khí và phụ kiện:

Hệ thống khí treo khác nhau đồng nghĩa với phụ kiện kèm theo cũng khác nhau về màu sắc, kích thước và cách lắp đặt. Mặc dù đường dẫn khí được quy định màu sắc tiêu chuẩn cho các nhà sản xuất cụ thể. Nhưng dường như không có ai quản lý. Các ống dẫn khí và phụ kiện chỉ có thể đánh giá sau khi sử dụng.

Bầu hơi

Bầu hơi giảm xóc xe khách

Hay còn gọi là túi khí. Cấu tạo đơn giản chỉ là 1 bóng cao su lưu hóa siêu bền, giúp lưu trữ không khí. Bầu hơi giữ vai trò như 1 lò xo không khí giúp cân bằng xe. Các bầu hơi được đặt giữa khung và trục xe, có khả năng chịu tải và áp lực cao.

Vị trí và cách lắp đặt bầu hơi giữa các dòng xe là khác nhau. Về cơ bản, ít nhất sẽ có 1 bầu hơi cho mỗi bên trục xe. Có thể có 2 bầu mỗi bên nhưng số lượng luôn đều nhau. Một số nhà sản xuất sử dụng 2 bầu khí cho mỗi bên trục truyền động. Một số thì sử dụng 2 bầu mỗi bên ở ổ đĩa và trục trước.

Không gian giữa các bầu hơi bố trí cũng khác nhau. Một số đặt các bầu hơi cách xa nhau nhất có thể, một số lại đặt gần nhau. Khi 2 bầu mỗi bên sử dụng, 1 bầu sẽ ở phía trước trục, cái còn lại ở phía sau trục, khoảng cách có thể thay đổi.

Hầu hết các bầu hơi sẽ có đế giữ. Làm nhiệm vụ giúp bóng khí không bị nghiền nát hoặc hư hỏng khi xì hơi hoàn toàn. Bơm khí được giới hạn ở áp suất không khí tích hợp sẵn trong hệ thống. Có bao nhiêu bóng hơi là tùy thuộc vào phương tiện. Mức nâng trung bình mà bầu hơi cung cấp khi áp suất không khí tối đa sử dụng nằm trong khoảng 5 ½ đến 6 ½ inch từ trạng thái hoàn toàn xì hơi.

Van điều khiển chiều cao hệ thống giảm xóc bóng hơi

Van điều khiển chiều cao hệ thống giảm xóc khí nén

Van điều khiển chiều cao viết tắt là HCV (height control valves) là cơ quan đầu não của hệ thống. Chúng quyết định bơm bao nhiêu khí vào bầu hơi. Do đó, van quyết định chiều cao của xe. Hầu hết các HCV là van cơ học nhưng hiện nay cũng có 1 số van điện tử. HCV được gắn vào khung của xe, 1 thiết bị chữ L gắn vào trục. Khi trục di chuyển lên xuống theo khung, thiết bị L sẽ di chuyển van.

Với các van cơ học, sẽ có đường dẫn khí từ nguồn đến HCV. Từ HCV đến bầu hơi mà nó kiểm soát. HCV cũng có 1 cổng xả. Khi thiết bị chữ L di chuyển lên, HCV sẽ kết nối nguồn cung cấp không khí với các bóng hơi, làm căng bóng khí. Khi thiết bị di chuyển xuống, HCV kết nối bóng khí với cổng xả, làm lệch hướng bóng. Việc này giúp kiểm soát chiều cao của phương tiện.

Với HCV là van điện tửu, khi thiết bị di chuyển, cảm biến trong HCV sẽ gửi thông tin đến điều khiển điện tử để mở hoặc đóng van điện từ không khí để làm phồng hoặc xì hơi bóng khí.

Có 2 kiểu cơ bản của HCV cơ học: van phản ứng tức thời (van IR) và van trễ. Van IR sẽ làm phồng lên hoặc xì hơi túi khí ngay khi kích hoạt cần gạt di chuyển. Van trễ sẽ tạo độ trễ nhẹ khi cần kích hoạt di chuyển trước khi bơm phồng hoặc xì hơi túi khí.

Kết luận

Như vậy, qua 3 thành phần cơ bản trong hệ thống giảm xóc bóng hơi, chắc hẳn bạn đã hiểu thêm về cấu tạo cũng như nguyên tắc để chúng hoạt động như thế nào. Autobus cung cấp đầy đủ các thành phần trong hệ thống giảm xóc khí nén trên. Nếu có nhu cầu, vui lòng liên hệ tới hotline 24/7: 0985 238 883 hoặc 038 338 5558.

Xem thêm:

- Bầu hơi xe khách là gì?

- 5 lỗi thường gặp trong giảm xóc bóng hơi

- 7 triệu chứng nhận biết giảm xóc bóng hơi sắp hỏng.

Từ khóa » độ Giảm Xóc Bóng Hơi