Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Aptomat Bạn Nên Biết - Hecico

Aptomat là tên thường gọi của thiết bị đóng cắt tự động (cầu dao tự động). Trong tiếng Anh thiết bị đóng cắt là Circuit Breaker (viết tắt là CB). Aptomat có chức năng bảo vệ quá tảingắn mạch trong hệ thống điện. Một số dòng Aptomat có thêm chức năng bảo vệ chống dòng rò được gọi là aptomat chống rò hay aptomat chống giật.

Mục lục

Toggle
  • Phân loại Aptomat
    • Phân loại theo cấu tạo
    • Phân loại theo chức năng
    • Phân loại theo số pha / số cực
    • Phân loại theo dòng cắt ngắn mạch
    • Phân loại theo khả năng chỉnh dòng
  • Cấu tạo Aptomat gồm những bộ phận nào ?
    • Tiếp điểm
    • Hộp dập hồ quang
    • Bộ phận truyền động cắt
    • Móc bảo vệ
  • Các thông số kỹ thuật của Aptomat
  • Kết luận
  • Nội dung liên quan
    • Sản phẩm liên quan
    • Bài viết liên quan
    • Danh mục SP liên quan
    • Từ khoá SP liên quan

Phân loại Aptomat

Một chiếc Aptomat có cấu tạo khá phức tạp. Nó không chỉ đơn giản như một chiếc máy biến áp mà bất cứ ai cũng có thể chế tạo ra được. Aptomat thường được phân loại theo cấu tạo, chức năng, số cực, dòng ngắn mạch, khả năng chỉnh dòng.

Phân loại theo cấu tạo

Aptomat có cấu tạo gồm các bộ phận chính như: tiếp điểm, hồ quang dập tắt, bộ phận truyền động, móc bảo vệ.

Dựa vào chức năng và nguyên lý hoạt động phân loại aptomat theo cấu tạo như sau:

Aptomat dạng tép MCB hay còn gọi là Aptomat tép, Aptomat cài (Miniature Circuit Breaker): bảo vệ quá tải và ngắn mạch.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Aptomat bạn nên biết

Aptomat tép được sử dụng thông dụng nhất trên thị trường hiện nay trong cả dân dụng và công nghiệp.

Aptomat dạng khối MCCB: (Moulded Case Circuit Breaker): bảo vệ quá tải và ngắn mạch.

Aptomat dạng khối MCCB của hãng Mitsubishi

Hình ảnh: Aptomat dạng khối MCCB của hãng Mitsubishi

Do đặc tính của mỗi loại cầu dao tự động được cấu tạo khác nhau. Nên để sử dụng đúng mục đích yêu cầu của từng loại khi mua khách hàng cần tư vấn rõ công dụng của từng loại.

Phân loại theo chức năng

Aptomat thường được phân loại theo chức năng để trong quá trình sử dụng bạn phải đảm bảo về mặt an toàn.Dựa vào chức năng bạn có thể chọn Aptomat cho hộ gia đình phù hợp nhất. Lắp đặt đúng công suất, điện năng tiêu thụ trên thiết bị.

Aptomat phân loại theo chức năng như sau:

Aptomat thường (bảo vệ quá tải, ngắn mạch): MCB, MCCB

Aptomat chống rò: RCCB (Residual Current Circuit Breaker – aptomat chống dòng rò dạng tép). RCBO (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection – aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng tép). ELCB (Earth Leakage Circuit Breaker – aptomat chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng khối).

Phân loại theo số pha / số cực

Aptomat thường được phân loại theo số cực như sau: 

  •  Aptomat 1 pha: 1 cực
  • Aptomat 1 pha + trung tính (1P+N): 2 cực
  • Aptomat 2 pha: 2 cực
  •  Aptomat 3 pha: 3 cực
  • Aptomat 3 pha + trung tính (3P+N): 4 cực
  • Aptomat 4 pha: 4 cực

Như vậy, tùy theo mục đích sử dụng, người dùng sẽ lựa chọn aptomat có số cực phù hợp với mục đích sử dụng.

Phân loại theo dòng cắt ngắn mạch

Dòng cắt của aptomat là khả năng ngắt dòng khi quá tải, sụt áp hay có sự cố về điện, giúp cho thiết bị vận hành ổn định hơn và chuẩn xác hơn.

Dựa vào dòng cắt ngắn mạch, người ta thường phân loại aptomat như sau: 

  • Dòng cắt thấp: thường dùng trong dân dụng. Ví dụ MCCB NF125-CV 3P 100A của Mitsubishi có dòng cắt 10kA.
  •  Dòng cắt tiêu chuẩn: thường dùng trong công nghiệp. Ví dụ MCCB NF125-SV 3P 100A của Mitsubishi có dòng cắt 30kA.
  •  Dòng cắt cao: thường dùng trong công nghiệp và các ứng dụng đặc biệt. Ví dụ MCCB NF125-HV 3P 100A của Mitsubishi có dòng cắt 50kA.

Thông thường, dòng cắt ngắn mạch càng lớn thì giá thành aptomat càng cao.

Phân loại theo khả năng chỉnh dòng

Tùy thuộc vào khả năng chỉnh dòng của aptomat người ta phân loại như sau: 

  • Aptomat có dòng định mức không đổi. Ví dụ MCCB NF400-SW 3P 400A của Mitsubishi có dòng định mức 400A không thay đổi được.
  • Aptomat chỉnh dòng định mức. Ví dụ MCCB NF400-SEW 3P 400A của Mitsubishi có dòng định mức điều chỉnh được từ 200A – 400A.

Aptomat chỉnh dòng có khả năng chỉnh dòng giúp cho người sử dụng điều hành được dòng điện của thiết bị. Dễ dàng tùy chỉnh nhanh chóng, phát huy ưu điểm của thiết bị. Vì vậy, Aptomat chỉnh dòng được sử dụng nhiều và rộng rãi trong những nơi có công suất làm việc cao.

Cấu tạo Aptomat gồm những bộ phận nào ?

Aptomat có cấu tạo gồm các bộ phận chính như: tiếp điểm, hồ quang dập tắt, bộ phận truyền động, móc bảo vệ.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Aptomat bạn nên biết

Tiếp điểm

Tiếp điểm sẻ được chia thành hai cấp (tiếp điểm chính và hồ quang), hoặc ba cấp tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang).

Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước > tiếp điểm phụ > tiếp điểm chính, khắt ngắt điện thì cơ chế hoạt động ngược lại

Chính vì thế hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Nên dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm như tiếp điểm chính

Hộp dập hồ quang

Để aptomat có thể dập tắt được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện, người ta thường dùng hai kiểu nửa kín và kiểu hở.

  •  Nửa kín: Được đặt trong vỏ kín của aptomat và có lỗ thoát khí, kiểu này có dòng điện giới hạn không quá 50KA
  •  Kiểu hở: Được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn 1000V (cao áp)

Trong buồng dập hồ quang, người ta dùng những tấm thép xếp thành lưới ngăn để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang

Bộ phận truyền động cắt

Truyền động cắt thường có hai cách bằng tay và bằng cơ như sau:

  • Bằng tay được thực hiện với các CB có dòng điện định mức không quá 600A
  •  Điều khiển bằng điện từ (Nam châm điện) được ứng dụng ở các CB có dòng điện lớn hơn 1000A

Để tăng lực truyền động cắt bằng tay ta dùng một tay dài phụ theo nguyên lý đòn bẩy, ngoài ra còn có thêm cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc khí nén

Móc bảo v

Bộ phận này có chức năng truyền tín hiệu tự động ngắt Aptomat. Tức là khi có tác động của sự cố quá tải, ngắn mạch thì bộ phận này hoạt động.

Móc bảo vệ quá dòng thường được đặt nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ. Người ta thường sử dụng hệ thống điện tử và rơle nhiệt làm móc bảo vệ, đặt bên trong CB

Chính vì thể, người ta thường sử dụng tổng hợp 2 kiểu móc bảo vệ trên trong cùng một CB, loại này được dùng ở CB có dòng điện định mức đến 600A

Các thông số kỹ thuật của Aptomat

Thông số kỹ thuật là một dạng giúp cho người sử dụng cho bất kì thiết bị nào cũng hiểu về cách thức hoạt động cũng như công suất có phù hợp hay không.

Các thông số kỹ thuật quan trọng của aptomat: 

  • In: Dòng điện định mức. Ví dụ: MCCB 3P 250A 36kA, In = 250A.
  •  Ir: là dòng hoạt động được chỉnh trong phạm vi cho phép của Aptomat. Ví dụ aptomat chỉnh dòng 250A có thể điều chỉnh từ 125A đến 250A.
  • Ue: Điện áp làm việc định mức.
  • Icu: Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm trong 1 giây.
  • Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.
  • Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị. Khả năng này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất do công nghệ chế tạo khác nhau. Ví dụ cùng một hãng sản xuất nhưng có 2 loại MCCB là Ics = 50% Icu và Ics = 100% Icu.
  • AT: Ampe Trip (dòng điện tác động)
  •  AF: Ampe Frame (dòng điện khung). 

Khi bạn nắm rõ ý nghĩa thông số kỹ thuật của Aptomat bạn sẽ sử dụng thiết bị được tốt hơn. Bạn biết cách điều chỉnh khi thiết bị xảy ra vấn đề thay vì chạy đi chỉnh sửa thiết bị tốn nhiều chi phí.

Kết luận

Với những chia sẻ của chúng tôi về phân loại, cấu tạo, và các thông số kỹ thuật của aptomat. Bạn có thể lựa chọn aptomat phù hợp với mục đích sử dụng, công suất tiêu thụ của gia đình.

Hecico tự hào là đơn vị cung cấp aptomat chính hãng, giá tốt, chất lượng cao.

Nếu bạn có nhu cầu mua aptomat tại Hà Nội hay Hải Phòng có thể đến cửa hàng của hệ Hecico để được tư vấn và hỗ trợ về các thông tin sản phẩm. Chi tiết vui lòng liên số Hotline 0766.299.989

Để có chiết khấu tốt nhất thị trường, hoặc nhu cầu tư vấn sản phẩm, hoặc thông tin kỹ thuật, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline bên dưới để được tư vấn tốt nhất.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Aptomat bạn nên biết

07662.999.89 | 07662.999.69 

TẠI SAO NÊN CHỌN THIẾT BỊ ĐIỆN HECICO?

  • ✔ HÀNG CHÍNH HÃNG CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT✔ CAM KẾT GIÁ TỐT NHẤT KHU VỰC✔ DỊCH VỤ BẢO HÀNH HẬU MÃI TẬN TÌNH LÂU DÀI

Thiết Bị Điện Hecico nhà cung cấp sỉ, lẻ thiết bị điện xây dựng dân dụng và công nghiệp giá tốt nhất thị trường miền bắc.

Bài viết: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Aptomat bạn nên biết (https://hecico.com.vn/blog/cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong-cua-aptomat/) được biên tập bởi Thiết bị điện Hecico (https://hecico.com.vn). Vui lòng liên kết tới web của chúng tôi khi tái sử dụng thông tin. Chân thành cảm ơn.

Nội dung liên quan

Sản phẩm liên quan

Aptomat Schneider Ezc100h1060

Cầu dao tự động MCCB EasyPact EZC Type H 1P 60A 25kA 240V Aptomat Schneider EZC100H1060

Schneider E Logo 863.940 VNĐ Aptomat Mitshubishi Bh D10 1p 25a

Aptomat MCB 1 pha 10kA Mitsubishi BH-D10 1P 25A

Mitsubishi Logo 263.000 VNĐ Aptomat Panasonic Bbw260y

Aptomat/Cầu dao MCCB 2P 60A 5KA 200VAC Panasonic BBW260Y

Panasonic Logo 940.000 VNĐ Aptomat Ls Abn52c 50a

Aptomat/Cầu dao MCCB 2P 30kA LS ABN52c 50A

Ls Logo 675.000 VNĐ

Bài viết liên quan

  • Aptomat chống giật giải pháp an toàn cho gia đình
  • Những điều cần biết về aptomat
  • Nguyên nhân và cách khắc phục Aptomat nóng lạnh bị nhảy liên tục
  • Phân loại Aptomat chống giật
  • Cách lắp aptomat chống giật nhanh chóng và an toàn

Danh mục SP liên quan

Aptomat

Từ khoá SP liên quan

aptomat, aptomat chống giật, át chống giật, cầu dao điện, cb chống giật

Từ khóa » Nguyên Lý Cb