Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Bơm Ly Tâm
Có thể bạn quan tâm
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay ngày càng nhiều những máy móc hiện đại được con người chế tạo. Những máy móc này, có thể giảm nhẹ sức lao động, nâng cao năng suất, giúp cuộc sống con người trở nên thoải mái và dễ chịu hơn. Máy móc mà con người phát minh ra, đều là sự kế thừa, học hỏi và áp dụng từ những kiến thức khoa học được phát hiện từ trước đến nay. Lực ly tâm là một trong những nguyên lý được áp dụng rất nhiều trong thực tiễn cuộc sống hiện nay, trong đó có việc người ta chế tạo ra bơm ly tâm, loại máy móc vô cùng phổ biến và hữu dụng đối với cuộc sống của chúng ta.
Khái quát chung về bơm ly tâm
Bơm ly tâm là loại máy móc xuất hiện khá sớm, thông dụng cả trong công nghiệp và trong đời sống hằng ngày. Nó được sử dụng rộng rãi nhờ có những ưu điểm tuyệt vời sau:
– Bơm ly tâm có cấu tạo khá đơn giản. Do đó hầu hết thợ cơ khi đều có thể tự gia công và chế tạo một máy bơm ly tâm đơn giản bằng những phương tiện sẵn có. Việc tháo lắp và sửa chữa bơm rất đơn giản, dễ làm.
– Giá thành tương đối rẻ, diện tích không lớn nên dễ sử dụng và dễ di chuyển.
– Có thể khởi động máy bơm nhanh, dễ dàng điều chỉnh.
– Khi bơm có thể truyền nước đều đặn, liên tục. Ngoài nước ra còn có thể bơm truyền được các loại chất lỏng khác, thậm chí là hỗn hợp chất rắn và chất lỏng.
– Dễ thích ứng và nâng cao hiệu suất của liên hợp bơm.
Cấu tạo của bơm ly tâm
Một máy bơm ly tâm, có những bộ phận chính sau đây:
Bánh công tác ( impeller)
Bánh công tác của bơm ly tâm có những đặc điểm cơ bản sau đây:
– Kết cấu bánh công tác có 3 dạng chính: cánh mở hoàn toàn, cánh mở một phần và cánh kín.
– Được lắp cố định cùng một số chi tiết khác trên máy bơm, tạo nên phần cực kì quan trọng, quyết định hoạt động của bơm ly tâm, đó là phần quay. Trong cơ khí, phần này gọi là Roto.
– Được đúc một cách chính xác bằng vật liệu kim loại. Đó có thể là gang, thép, hoặc đồng.
– Để giảm tổn thất, các bề mặt cánh và đĩa bánh đều phải rất nhẵn.
– Bánh công tác cùng với Roto luôn được giữ ở trạng thái cân bằng tĩnh và cân bằng động để tránh hiện tượng mất cân bằng, làm máy bị rung động.
Trục bơm
Trục bơm ly tâm là bộ phận được lắp với bánh công tác thông qua các mối ghép then. Trục bơm được chế tạo bằng thép hợp kim hoặc thép chậm gỉ.
Bộ phận dẫn hướng: bao gồm bộ phận dẫn hướng vào và bộ phận dẫn hướng ra.
Ống hút và ống đẩy
Một số đặc điểm khác trong cấu tạo của bơm ly tâm:
– Vành mòn (head late pump), là phần thể tích (volute) phía sau cửa hút ( inlet ), cách bánh công tác ( impeller) một khoảng từ 0,1 đến 1 mm sẽ giúp tăng áp lực dòng chảy và đường truyền chất lỏng. Nếu bánh công tác bị bào mòn, khe hở này sẽ to ra, làm giảm áp lực đẩy chất lỏng, từ đó dẫn đến giảm hiệu suất công việc.
– Lắp trục bơm ly tâm với bánh công tác không chỉ dùng then mà còn phải dùng ren. Thông thường sẽ có 2 trường hợp. Một là: lắp bằng then thì trên đầu trục phải có ren và giữ bằng đai ốc ( Hexal Bolt), phía đầu trục nhánh bị đẩy về phía trước. Thông thường lắp kiểu này hơi lỏng. Hai là, trên bánh công tác có sẵn bước ren lớn và trên trục cũng có, đồng thời trên trục cũng có ren và Hexal Bolt để giữ.
Nguyên lý hoạt động của bơm ly tâm:
Bơm ly tâm là loại bơm sử dụng nguyên lý hoạt động dựa trên lực ly tâm. Theo đó, chất lỏng sẽ được dẫn vào tâm quay của cánh bơm. Lực ly tâm sẽ khiến chất lỏng này bị đẩy văng ra mép cánh bơm. Cánh bơm đã truyền năng lượng bên ngoài cho dòng chất lỏng, tạo ra áp năng và động năng, giúp chất lỏng chuyển động.
Cách sử dụng bơm ly tâm:
– Đầu tiên, muốn bơm làm việc, cần phải mồi bơm. Tức là phải chêm đầy chất lỏng vào thân bơm và ống hút.
– Trong quá trình làm việc, bơm ly tâm sẽ hút và đẩy chất lỏng liên tục, tạo nên dòng chảy ổn định.
– Bộ phận dẫn hướng ra sẽ điều hòa lượng chất lỏng được đẩy ra ngoài.
Một số lưu ý khi sử dụng bơm ly tâm
– Khi mua bơm, phải chọn bơm theo đúng những yêu cầu về thông số kỹ thuật.
– Trang bị các thiết bị đo áp suất, đo chân không, van một chiều…để làm việc hiệu quả hơn.
– Trước khi khởi động máy, nên kiểm tra lại động cơ, các mối ghép, dầu bôi trơn..rồi mới bắt đầu đổ chất lỏng để mồi bơm.
– Sau khi khởi động, nên đợi đến khi động cơ được ổn định mới mở khóa ở ống đẩy.
– Trong lúc máy đang hoạt động, nên thường xuyên quan sát đồng hồ đo và nghe âm thanh của động cơ để kịp thời phát hiện những dấu hiện bất thường và giải quyết.
– Nếu thấy chất lỏng không lên, lên không đều, lên quá ít..cần lập tức kiểm tra lại.
– Trước khi tắt máy, nên đóng khóa của ống đẩy.
Bạn có thể xem: top 10 các thương hiệu hơm hàng đầu Việt Nam
Trên đây là một số đặc điểm cấu tạo và hoạt động của bơm ly tâm. Hãy liên hệ với công ty cổ phần máy bơm công nghiệp Vippco để chọn được chiếc máy bơm chất lượng và giá cả phải chăng nhé.
Từ khóa » Nguyên Lý Bơm Ly Tâm Tự Mồi
-
Bơm Tự Mồi Là Gì - Thái Khương Pump
-
Tìm Hiểu Về Máy Bơm Tự Mồi Và Nguyên Lý Hoạt động - LinkedIn
-
Bơm Tự Mồi Là Gì? Những điều Cần Biết Về Bơm Tự Mồi
-
Bơm Tự Mồi - "Bản Nâng Cấp" Hoàn Hảo Của Bơm Ly Tâm
-
NGUYÊN LÝ BƠM TỰ MỒI
-
Máy Bơm Tự Mồi Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động, ưu Nhược điểm Của Máy
-
Bơm Tự Mồi Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động Của Bơm Tự Mồi - Hải Thu
-
Máy Bơm Tự Mồi Là Gì? Khi Nào Cần Sử Dụng Máy Bơm Tự Mồi Wilo
-
Máy Bơm Ly Tâm Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Làm Việc Và ứng Dụng Của ...
-
Bơm Ly Tâm Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại, Nguyên Lý Và Giá Bán
-
Căn Bản Về Các Loại Máy Bơm Ly Tâm Tự Mồi
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Bơm Ly Tâm - Thăng Long PT
-
MÁY BƠM LY TÂM VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
-
Thiết Bị Và Nguyên Lý Hoạt động Của Bơm Tự Mồi Cho Nước