Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của [Cảm Biến Nhiệt độ Pt100]
Có thể bạn quan tâm
Trong hầu hết các ứng dụng công nghiệp, nhiệt độ và áp suất là 2 loại tín hiệu luôn được giám sát chặt chẽ. Đối với tín hiệu áp suất, ta có cảm biến áp suất hoặc đồng hồ áp suất để đo và giám sát. Vậy thì đối với nhiệt độ, ta có gì? Chính xác là ta sẽ có cảm biến nhiệt độ Pt100 để đo và giám sát nhiệt độ trong nhà máy.
Vậy thì cảm biến nhiệt độ Pt100 là gì? Có mấy loại cảm biến nhiệt độ? Ưu điểm và nhược điểm của từng loại cảm biến nhiệt độ? và còn nhiều thông tin khác nữa mà mình sẽ chia sẻ trong bài viết này.
Hãy cùng mình tìm hiểu nha.
Table of Contents
- Cảm biến nhiệt độ là gì?
- Ứng dụng của cảm biến nhiệt độ:
- Các loại cảm biến nhiệt độ?
- Vì sao cảm biến nhiệt độ loại Pt100 được dùng nhiều hơn Can nhiệt?
- Cảm biến nhiệt độ Pt100:
- Pt100 là gì? Ý nghĩa của Pt100?
- Vì sao lại sử dụng Platinium trong chế tạo cảm biến nhiệt độ (Pt100)?
- Các loại cảm biến nhiệt độ Pt100:
- Cảm biến nhiệt độ Pt100 dạng que dò:
- Cảm biến nhiệt độ PT100 dạng dây:
- Cấu tạo cảm biến nhiệt độ Pt100:
- Cặp nhiệt điện (Thermocouple):
- Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ Can nhiệt:
- Ưu điểm và nhược điểm:
- Các loại cặp nhiệt điện:
- Tùy theo dải đo của Can nhiệt:
- Tùy theo vị trí lắp đặt:
- Cách phân biệt cảm biến nhiệt độ loại Pt100 và loại Can nhiệt?
- Phân biệt theo số dây kết nối:
- Phân biệt dựa theo tín hiệu output?
- Độ sai số của cảm biến nhiệt độ RTD?
- Cách đấu dây cảm biến nhiệt độ Pt100:
- Đấu dây cảm biến nhiệt độ pt100 2 dây:
- Đấy dây cảm biến nhiệt độ Pt100 3 dây:
- Đấu dây cảm biến nhiệt độ Pt100 4 dây:
- Tín hiệu đầu ra của cảm biến nhiệt độ bị nhiễu?
- Cảm biến nhiệt độ Pt100 ra 4-20mA?
- Vì sao nên chuyển tín hiệu cảm biến nhiệt độ ra 4-20mA?
- Vì sao tín hiệu cảm biến nhiệt độ bị nhiễu?
- Cách chống nhiễu cho tín hiệu nhiệt độ?
- Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ:
- Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ gắn trên đầu củ hành:
- Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ gắn tủ điện:
- Cảm biến nhiệt độ Pt100 ra ModBUS:
- Bộ hiển thị và điều khiển nhiệt độ:
- Bộ hiển thị nhiệt độ giá rẻ Pixsys ATR121-AD:
- Bộ điều khiển PID on/off ATR144-ABC:
- Bộ điều khiển PID tuyến tính ATR244-12ABC:
- Báo Giá cảm biến nhiệt độ Pt100:
- Vì sao nên dùng cảm biến nhiệt độ xuất xứ G7?
- Related posts:
Cảm biến nhiệt độ là gì?
Cảm biến nhiệt độ là một thiết bị cảm biến chuyên dùng để đo nhiệt độ tại một vị trí nhất định. Vị trí đó có thể là đường ống dẫn khí, trong lò hơi, trong động cơ máy, trong các mô tơ,….
Ứng dụng của cảm biến nhiệt độ:
Trong hầu hết các ứng dụng trong nhà máy, ta đều thấy bóng dáng của cảm biến nhiệt độ. Bởi vì trong các nhà máy hiện nay, hầu hết các thiết bị đều đã được tự động hóa. Vì thế, sử dụng cảm biến nhiệt độ sẽ tiện lợi và đỡ tốn thời gian hơn rất nhiều so với giám sát nhiệt độ theo cách thủ công.
Các loại cảm biến nhiệt độ?
Tùy theo từng môi trường và ứng dụng khác nhau mà ta sẽ có loại cảm biến nhiệt độ tương ứng. Thông thường ta sẽ có 2 loại chính:
Cảm biến nhiệt độ pt100.
Cảm biến nhiệt độ Can nhiệt (Thermocouple) hay còn được gọi là cặp nhiệt điện.
Vì sao cảm biến nhiệt độ loại Pt100 được dùng nhiều hơn Can nhiệt?
Trên thị trường, ta sẽ bắt gặp loại cảm biến nhiệt độ pt100 được sử dụng nhiều hơn so với cảm biến nhiệt độ can nhiệt, chiếm đến 98-99%.
Lý do giải thích cho việc này là cảm biến nhiệt độ pt100 có một dải đo rất rộng, dao động vào khoảng -200 đến 850 độ C và độ chính xác cao hơn là cảm biến nhiệt độ can nhiệt.
Còn đối với cặp nhiệt điện, nó thường được dùng trong những ứng dụng có nhiệt độ cao như lò hơi hoặc lò nung. Bởi vì loại này có khả năng đo được nhiệt độ cao và duy trì liên tục.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại này là sai số khá cao.
Và một lý do nữa, là cảm biến nhiệt độ Pt100 có giá thành cao hơn khá nhiều so với cảm biến nhiệt độ Can nhiệt.
Cảm biến nhiệt độ Pt100:
Hay còn được gọi là cảm biến nhiệt độ RTD (Resistance Temperature Detectors). Đây là loại thiết bị dùng để đo nhiệt độ thông qua 1 que dò cảm biến có tích hợp Platinium bên trong. Thành phần Platinium được xem như là thành phần quan trọng nhất của cảm biến nhiệt độ pt100. Và đây cũng là lý do vì sao cảm biến nhiệt độ RTD (cảm biến nhiệt điện trở) thường được gọi chung là cảm biến nhiệt độ Pt100.
Pt100 là gì? Ý nghĩa của Pt100?
Pt100 với Pt là chữ viết tắt của platinum, còn 100 là giá trị 100 ohm(Ω) tại 0oC.
Về nguyên lý hoạt động, cảm biến nhiệt độ Pt100 hoạt động dựa trên nguyên tắc nhiệt điện trở. Nghĩa là điện trở sẽ tăng lên khi nhiệt độ tăng lên. Khi đó, ta chỉ cần đo được giá trị điện trở này thì sẽ quy đổi ngược ra được nhiệt độ.
Ngoài Pt100 ra chúng ta còn có Pt500 , PT1000 , Ni500 , Ni1000 …
Vì sao lại sử dụng Platinium trong chế tạo cảm biến nhiệt độ (Pt100)?
Trong công nghiệp, phần lớn các loại cảm biến nhiệt độ dạng điện trở đều được chế tạo với vật liệu là platinum-một loại kim loại quý có khả năng chịu được nhiệt độ cao.
Với ưu điểm là khả năng chịu được nhiệt độ cao và rất nhạy với nhiệt độ, vì thế nên thường được dùng để chế tạo cảm biến nhiệt độ RTD.
Các loại cảm biến nhiệt độ Pt100:
Xét về cấu tạo, cách sử dụng, dải đo nhiệt độ, ta có thể chia cảm biến nhiệt độ pt100 ra thành 2 loại chính:
- Cảm biến nhiệt độ Pt100 dạng que dò hay còn gọi là đầu dò nhiệt pt100
- Cảm biến nhiệt độ Pt100 dạng dây.
Mỗi loại cảm biến nhiệt độ pt100 sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà ta sẽ chọn loại phù hợp.
Loại đầu dò pt100 thì thích hợp cho những dải đo cao, từ 850 độ C trở xuống. Còn loại pt100 dạng dây có thang đo nhiệt độ chỉ từ 400 độ C trở lại.
Cảm biến nhiệt độ Pt100 dạng que dò:
Loại này có thiết kế chắc chắn với phần que cảm biến làm bằng Inox 316L nên thích hợp cho các môi trường có độ ăn mòn, độ khắc nghiệt cao.
Ngoài ra loại này còn có dải đo nhiệt độ rất rộng, lên đến 650 độ C; có thể đạt mức max 850 độ C. Tuy nhiên nếu lên tới mức 850 độ C thì đa số người dùng đều chuyển qua sử dụng cảm biến nhiệt độ Can nhiệt.
Cảm biến nhiệt độ PT100 dạng dây:
Loại này thì có thiết kế có vẻ mềm dẻo hơn bao gồm 1 que cảm biến được gắn phía trên 1 sợi dây dài (thông thường là 2m).
Đối với một số vị trí mà loại que dò không gắn vào được, người ta thường dùng đến loại dây dò nhiệt độ này. Vì thiết kế chuyên dùng cho các vị trí nhỏ, hẹp nên loại cảm biến nhiệt độ pt100 loại dây có dải đo nhỏ hơn so với loại que dò, trung bình dao động khoảng -40 đến 200 độ C, maximum có thể lên đến 400 độ C.
Nói riêng về dây dò nhiệt Pt100, loại này còn được chia thành 2 loại nhỏ:
- Dây dò nhiệt độ pt100 có ren.
- Và dây dò nhiệt độ pt100 không ren.
Dây dò nhiệt độ pt100 có ren:
Là loại thường thấy nhất trong 2 loại cảm biến nhiệt độ Pt100 dạng dây. Loại này sẽ có phần ren kết nối (thông thường là chuẩn G1/4” – 21mm) để vặn chắc vào vị trí cần đo.
Ưu điểm lớn nhất của loại này là có thể lắp đặt được trong những vị trí có diện tích nhỏ.
Còn nhược điểm lớn nhất của loại này là thang đo nhiệt độ thường không cao, chỉ tầm 400 độ C trở lại.
Dây dò nhiệt độ Pt100 không ren:
Loại này có thiết kế giống với loại dây dò nhiệt độ pt100 có ren, chỉ khác là nó không có phần ren kết nối. Để sử dụng loại này, ta phải chọn chính xác kích thước của lỗ ren cần đo. Sau đó cắm phần que dò vào, vậy là xong.
Cấu tạo cảm biến nhiệt độ Pt100:
Cảm biến nhiệt độ Pt100 có 6 thành phần chính:
(1) Đầu dò nhiệt: thành phần quan trọng nhất, thường được làm bằng platinium hoặc nickel.
(2) dây kết nối tín hiệu với đầu ra dạng 2 dây, 3 dây, 4 dây
(3) chất cách điện: được làm bằng gốm giúp cách điện các dây nối từ vỏ bọc bảo vệ.
(4) chất làm đầy: chứa bột alumina được làm khô và đổ đầy vào nhằm bảo vệ cảm biến khi bị rung động.
(5) vỏ bảo vệ: là thành phần tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt cần đo, giúp bảo vệ đầu dò cảm biến và dây tín hiệu của cảm biến, trong trường hợp
(6) đầu củ hành: thường làm bằng các vật liệu cách điện như : nhựa , nhôm hay gốm.
Cặp nhiệt điện (Thermocouple):
Cũng là một loại cảm biến nhiệt độ, tuy nhiên loại cảm biến nhiệt độ Can nhiệt lại ít được gặp nhất. Lý do là độ sai số của loại này khá cao. Và loại cảm biến nhiệt độ này chỉ thường gặp trong các lò hơi, trong các lò đốt rác….những nơi có nhiệt độ trên 1000 độ C.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ Can nhiệt:
Hay còn được gọi là cảm biến cặp nhiệt, được cấu tạo bởi hai sợi kim loại khác nhau và được hàn dính vào một đầu, khi nhiệt độ thay đổi thì giá trị điện áp cũng sẽ thay đổi.
Nghĩa là tín hiệu đầu ra của cảm biến nhiệt độ can nhiệt là tín hiệu điện áp (mV).
Ưu điểm và nhược điểm:
Cảm biến nhiệt độ Can nhiệt có ưu điểm là dải đo nhiệt độ rất cao, tối đa là 1600 độ C, vì thế Can nhiệt được sử dụng đa phần trong các lò hơi hoặc máy cán thép, dây chuyền sản xuất thép….nơi mà nhiệt độ thấp nhất cũng phải trên 1000 độ C.
Bên cạnh ưu điểm, Can nhiệt có khá nhiều nhược điểm:
- Độ nhạy nhiệt độ không cao.
- Sai số cao hơn Cảm biến nhiệt độ loại Pt100.
- Khi truyền đi xa, tín hiệu đầu ra rất dễ bị nhiễu. Vì thế phải dùng thêm dây bù nhiệt.
Nhưng xét về việc đo nhiệt độ cao, Can nhiệt đúng là…trùm cuối.
Các loại cặp nhiệt điện:
Tùy theo từng tiêu chí giống như cảm biến nhiệt độ Pt100, ta cũng có thể chia Can nhiệt ra thành nhiều loại.
Tùy theo dải đo của Can nhiệt:
Như mình đã đề cập phía trên, Can nhiệt có thể đo được nhiệt độ maximum là 1600 độ C. Và tùy theo dải đo, ta sẽ có từng loại Can nhiệt tương ứng:
Cặp nhiệt điện loại K: dải đo max 1200 độ C.
Cặp nhiệt điện loại S, R: dải đo max 1600 độ C.
Cảm biến Can nhiệt loại B: dải đo max là 1700 độ C.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thông tin về cặp nhiệt điện tại địa chỉ:
Cặp nhiệt điện là gì?
Tùy theo vị trí lắp đặt:
Tùy theo vị trí lắp đặt can nhiệt mà ta sẽ lựa chọn loại Can nhiệt là loại dây hoặc loại đầu dò. Loại dây Can nhiệt thì có dải đo max là 400 độ C.
Cách phân biệt cảm biến nhiệt độ loại Pt100 và loại Can nhiệt?
Như đối với mình, khi tiếp xúc lần đầu với các loại cảm biến nhiệt độ; rất khó để phân biệt giữa cảm biến nhiệt độ Pt100 với Can nhiệt.
Thông thường thì trên phần thân của que dò pt100 sẽ có phần giấy nhỏ ghi chú thông tin cụ thể.
Nhưng đặt trường hợp, sau 1 thời gian dài sử dụng, phần chữ này bị mờ đi nhiều hoặc không đọc được. Mà bên bộ phận kỹ thuật chỉ đưa cho bạn sản phẩm mà không có thông tin gì. Vậy thì ta phải làm sao? Mình xin chia sẻ về kinh nghiệm thực tế của mình về cách phân biệt cảm biến nhiệt độ RTD và cảm biến nhiệt độ Can nhiệt. Tuy nhiên, có thể sẽ có nhiều cách khác nữa mà mình chưa biết; nếu bạn có cách khác, comment phía dưới giúp mình nha.
Phân biệt theo số dây kết nối:
Cách thứ 1 là nhìn vào số dây của cảm biến: cảm biến nhiệt độ pt100 thông thường sẽ có 3 dây. Và Can nhiệt sẽ có 2 dây kết nối.
Tuy nhiên, cảm biến nhiệt độ Pt100 cũng có loại chỉ có 2 dây, nên nếu loại bạn đang dùng có 2 dây thì cũng chưa chắc lắm.
Vậy ta chuyển sang cách 2.
Phân biệt dựa theo tín hiệu output?
Cách thứ 2 là ta sẽ dùng đồng hồ VOM để đo điện trở giữa các dây. Vì theo nguyên lý của Pt100 thì loại Pt100 sẽ có giá trị điện trở là 100Ω tại O độ C.
Giả sử nhiệt độ môi trường ta đang đo là khoảng 35-36 độ C thì điện trở khi đo được chắc chắn sẽ cao hơn 100Ω. Ta chỉ cần đo là xong. Ngược lại thì khi ta đo điện trở của Can nhiệt sẽ không có phản ứng.
Từ đó ta sẽ xác định được sản phẩm mình đang dùng là cam bien nhiet do rtd hay là Can nhiệt.
Độ sai số của cảm biến nhiệt độ RTD?
Có khá ít những thông tin liên quan đến độ sai số của cảm biến nhiệt độ. Tuy nhiên, yếu tố này ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng và giá thành của sản phẩm.
Về độ chính xác của cảm biến nhiệt độ Pt100 có 4 mức: mức AA, mức A, mức B và mức C. Trong đó mức AA là cao nhất với sai số là khoảng 0,1%. Sau đây là bảng tính độ sai số của cảm biến nhiệt độ Pt100:
Trong đó t chính là dải đo của cảm biến nhiệt độ pt100.
Cách đấu dây cảm biến nhiệt độ Pt100:
Theo như sơ đồ trên, ta có thể thấy cảm biến nhiệt độ Pt100 chia thành các loại: cảm biến nhiệt độ pt100 2 dây, cảm biến nhiệt độ Pt100 3 dây, cảm biến nhiệt độ Pt100 4 dây. Ngoài ra, còn có loại cảm biến nhiệt độ Pt100 6 dây nhưng rất ít gặp trên thị trường.
Về cách đấu dây thì ta có thể làm như sau:
Đấu dây cảm biến nhiệt độ pt100 2 dây:
Với loại này, ta sẽ đấu trực tiếp 2 dây vào 2 chân số 3 và số 6.
Đấy dây cảm biến nhiệt độ Pt100 3 dây:
Đây là loại pt100 thường được dùng nhất hiện nay. Lý do là nó có dây bù nhiệt nên có độ chính xác rất cao. Nhìn vào dây kết nối, ta sẽ thấy có 3 dây, trong đó có 2 dây cùng màu (thường là màu đỏ) và 1 dây khác màu (thường là màu trắng).
Để đấu dây, ta đấu 2 dây cùng màu vào chân số 3 và chân số 4. Sau đó nối 2 dây lại với nhau, dây còn lại đấu vào chân số 6.
Đấu dây cảm biến nhiệt độ Pt100 4 dây:
Loại pt100 4 dây sẽ có 4 dây với 2 màu khác nhau. Khi đấu dây, ta dùng 2 dây cùng màu đấu vào chân 3 và chân 4. 2 dây cùng màu còn lại đấu vào chân 5 và chân 6.
Tín hiệu đầu ra của cảm biến nhiệt độ bị nhiễu?
Khi truyền tín hiệu nhiệt độ về PLC xử lý thì nếu trong nhà máy của bạn có các loại biến tần hoặc mô tơ công suất lớn, tín hiệu sẽ rất dễ bị nhiễu.
Để giảm thiểu việc nhiễu tín hiệu, ta có thể đưa tín hiệu cảm biến nhiệt độ về dạng analog 4-20mA. Bởi vì đặc điểm của dạng tín hiệu này là không bị nhiễu khi truyền đi xa.
Ngoài ra thì để đảm bảo tín hiệu khi truyền đi xa, ta có thể dùng thêm cái loại dây cáp chống nhiễu tín hiệu. Loại dây này ta có thể mua tại các cửa hàng chuyên bán dây cáp tín hiệu chống nhiễu.
Cảm biến nhiệt độ Pt100 ra 4-20mA?
Tín hiệu output của cảm biến nhiệt độ RTD là dạng điện trở. Vậy thì tại sao lại nói là ra 4-20mA?
Rất đơn giản các bạn à, chỉ cần ta gắn thêm một bộ chuyển đổi tín hiệu thì sẽ cho tín hiệu output là 4-20mA hoặc 0-10V. Còn lý do vì sao lại chuyển tín hiệu điện trở của Pt100 ra tín hiệu dòng 4-20mA thì lý do là vì tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V khi truyền đi xa sẽ không bị nhiễu, còn tín hiệu điện trở hoặc điện áp thì khi truyền đi xa sẽ bị nhiễu.
Vì sao nên chuyển tín hiệu cảm biến nhiệt độ ra 4-20mA?
Có nhiều lý do mà chúng ta nên chuyển tín hiệu output của cảm biến nhiệt độ ra tín hiệu dòng 4-20mA. Các lý do có thể là:
- Tín hiệu output của cảm biến nhiệt độ khi truyền đi xa dễ bị nhiễu; dẫn đến việc báo sai nhiệt độ. Còn tín hiệu 4-20mA khi truyền đi xa không bị giảm tín hiệu.
- Bạn muốn chuẩn hóa tín hiệu 4-20mA trong nhà máy. Khi bạn muốn tất cả tín hiệu trong nhà máy đều được đưa về 4-20mA để dễ xử lý.
- PLC hoặc biến tần trong nhà máy của bạn chỉ nhận được tín hiệu 4-20mA hoặc 0-10V chứ không nhận trực tiếp tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ.
Vì sao tín hiệu cảm biến nhiệt độ bị nhiễu?
Tín hiệu nhiệt độ khi truyền trong nhà máy từ vị trí đo nhiệt độ đến bộ hiển thị nhiệt độ hoặc PLC thì rất dễ bị báo sai nhiệt độ. Lý do có thể là:
- Khi đi ngang các loại mô tơ công suất lớn hoặc biến tần, tín hiệu này sẽ bị nhiễu.
- Thực tế thì trên dây dẫn chúng ta cũng có một giá trị điện trở nhất định tùy theo độ dài và tiết diện của dây dẫn. Vì thế khi truyền tín hiệu điện trở từ Pt100 về thì sẽ cộng thêm điện trở của dây và gây ra tín hiệu không ổn định.
- Còn đối với Can nhiệt, tín hiệu đầu ra là dạng điện áp (mV). Mà như ta đã biết, tín hiệu điện áp khi truyền xa sẽ bị sụt áp; dẫn đến việc báo nhiệt độ không ổn định.
Cách chống nhiễu cho tín hiệu nhiệt độ?
Chúng ta có thể chống nhiễu cho tín hiệu nhiệt độ này bằng cách chuyển đổi tín hiệu output của cảm biến nhiệt độ ra thành tín hiệu 4-20mA.
Và để chuyển tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ ra tín hiệu dòng 4-20mA; ta cần dùng thêm bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ ra 4-20mA.
Và với mỗi loại cảm biến nhiệt độ, ta sẽ có bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ tương ứng:
- Đối với loại cảm biến nhiệt độ loại đầu củ hành; ta có bộ chuyển đổi nhiệt độ gắn trên đầu cảm biến.
- Còn đối với loại cảm biến nhiệt độ loại dây, ta phải dùng loại gắn tủ điện.
Cùng tìm hiểu về các loại bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ này nha.
Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ:
Để đưa tín hiệu nhiệt độ về dạng analog 4-20mA, ta có 2 loại bộ chuyển đổi với 2 hình dạng và vị trí lắp đặt khác nhau như sau:
Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ gắn trên đầu củ hành:
Ở phần trên của cảm biến nhiệt độ loại đầu củ hành; có thiết kế chỗ để lắp đặt bộ chuyển đổi tín hiệu. Khi sử dụng bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ này, ta sẽ gắn trực tiếp bộ chuyển đổi vào phần này.
Ưu điểm của bộ này là tín hiệu nhiệt độ được chuyển đổi trực tiếp trên đầu cảm biến. Việc này sẽ giúp tín hiệu luôn hoạt động ổn định, ít bị nhiễu khi truyền đi.
Có thể tham khảo thêm về bộ chuyển đổi này tại địa chỉ:
Các bộ chuyển đổi nhiệt độ
Bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ gắn tủ điện:
Loại thiết bị này thường được dùng cho cảm biến nhiệt độ loại dây là nhiều nhất. Với thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt trên tủ điện; nên đôi khi loại này cũng được dùng cho cảm biến nhiệt độ loại đầu củ hành.
Tham khảo các bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ ra tín hiệu dòng 4-20mA tại đường link sau:
Bộ Chuyển Đổi Nhiệt Độ Pt100 – Thermocouple
Cảm biến nhiệt độ Pt100 ra ModBUS:
Khi sự phát triển của công nghiệp 4.0 và xu hương IoT trong công nghiệp tự động; việc giám sát tín hiệu nhiệt độ không còn gói gọn trong phạm vi nhà máy nữa.
Thử hình dung là bạn có thể ngồi tại văn phòng và theo dõi tín hiệu nhiệt độ trong nhà máy. Thật dễ dàng và tiện lợi đúng không?
Và đó cũng chính là xu hướng tương lai của ngành công nghiệp tự động hóa.
Nói đơn giản hơn là ta sẽ dùng một giao thức là ModBUS RTU để giao tiếp giữa cảm biến nhiệt độ và bộ điều khiển. Đây là một chuẩn công nghiệp đang được dùng để dần thay thế cho hiệu truyền thống.
Việc chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ từ cảm biến nhiệt độ thông thường sang tín hiệu MobBUS được thực hiện thông qua bộ chuyển đổi tín hiệu 4 kênh Z-4RTD của hãng Seneca-Italy.
Bộ chuyển đổi này có thể nhận được cùng lúc 4 tín hiệu Pt100; và chuyển thành tín hiệu ModBUS RTU RS485. Số node có thể kết nối của bộ này có thể lên đến 32 node. Nghĩa là ta có thể lắp được nối tiếp 32 bộ chuyển đổi trên 2 dây tín hiệu; nâng tổng số lượng thiết bị có thể kết nối lên đến 128 cái chỉ với 2 dây tín hiệu.
Có thể xem thêm thông tin về bộ chuyển đổi này tại đường link sau:
Bộ chuyển đổi Pt100 ra ModBUS RTU 4 kênh
Bộ hiển thị và điều khiển nhiệt độ:
Đối với các loại cảm biến nhiệt độ thì thường chúng sẽ không có màn hình hiển thị. Vì thế để đọc được tín hiệu nhiệt độ hiện tại; ta cần phải dùng thêm 1 bộ hiển thị hoặc đưa về PLC để đọc giá trị.
Trong đó thì việc dùng bộ hiển thị sẽ đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.
Với công nghệ hiện nay, thì sẽ có những bộ hiển thị nhiệt độ vừa có tính năng hiển thị, vừa có khả năng điều khiển nhiệt độ, truyền thông ModBUS chẳng hạn, điều khiển PID,…
Sau đây hãy cùng mình tìm hiểu sơ qua về một vài những bộ hiển thị của Italy mà bên mình đang cung cấp nha.
Bộ hiển thị nhiệt độ giá rẻ Pixsys ATR121-AD:
Đây là bộ hiển thị với giá thành rẻ nhất trong 3 model mà bên mình đang cung cấp, chỉ với mức giá trên 1.000.000đ là bạn đã có 1 sản phẩm với thiết kế nhỏ gọn, chất lượng chính hiệu Italy.
Với khả năng nhận được hầu hết tín hiệu đầu vào, từ dạng pt100, cặp nhiệt điện, 4-20mA, 0-10V, biến trở,… ta có thể sử dụng để hiển thị nhiệt độ, hiển thị áp suất hoặc hiển thị giá trị đo mức, tùy mục đích sử dụng của bạn.
Điểm trừ nhỏ của bộ này là nó dùng nguồn 24 VDC. Nên nếu bạn đang có nguồn 220 Vac, ta phải dùng thêm bộ nguồn để chuyển đổi.
Bộ điều khiển PID on/off ATR144-ABC:
Với tính năng hoàn toàn tương tự như bộ ATR121 bên trên; bộ hiển thị này là dòng bán chạy nhất của hãng Pixsys bên mình.
Một vài những tính năng hay ho của nó như:
- Sử dụng được nguồn 220Vac và 24 Vdc.
- Tín hiệu đầu vào đa dạng, pt100, cặp nhiệt điện, 4-20mA, 0-10V, biến trở.
- Chức năng điều khiển PID dạng on/off.
- Kích thước nhỏ gọn, dễ lắp đặt
Bộ điều khiển PID tuyến tính ATR244-12ABC:
Ưu điểm lớn nhất của bộ này là khả năng điều khiển PID tuyến tính đối với tín hiệu 4-20mA output.
Ngoài nhận đa dạng tín hiệu đầu vào thì bộ này còn có tín hiệu đầu ra dạng 4-20mA. Tính năng này rất thích hợp cho các ứng dụng muốn hiển thị nhiệt độ và đưa về PLC lập trình điều khiển.\
Báo Giá cảm biến nhiệt độ Pt100:
Thông thường, giá của các dòng cảm biến nhiệt độ Pt100 có xuất xứ từ các nước Châu Âu hoặc G7; sẽ có giá cao hơn vì chất lượng của sản phẩm cao hơn. Ngoài ra, một số ưu điểm của dòng cảm biến nhiệt độ G7 như sau:
- Hàm lượng Titanium trong cảm biến cao nên rất nhạy với nhiệt độ.
- Vỏ của que dò cảm biến làm bằng vật liệu SS 316L nên rất bền.
- Độ sai số thấp.
Vì sao nên dùng cảm biến nhiệt độ xuất xứ G7?
Độ chính xác:
Cảm biến nhiệt độ có xuất xứ từ Châu Âu hoặc G7 sẽ có độ chính xác cao hơn rất nhiều so với các dòng sản phẩm từ Trung Quốc hoặc Châu Á.
Độ an toàn:
Việc sử dụng cảm biến nhiệt độ có độ chính xác cao sẽ giúp an toàn hơn trong việc giám sát, điều khiển. Đặc biệt là trong các môi trường nhiệt độ cao; chỉ cần một sai sót nhỏ trong việc quản lý nhiệt độ có thể làm ảnh hưởng cả một dây chuyền hệ thống.
Hàm lượng Platinium cao:
Thành phần cấu tạo chính của cảm biến nhiệt độ Pt1oo chính là Platinium. Và thành phần này sẽ trực tiếp cảm ứng với nhiệt độ. Với các dòng sản phẩm cảm biến nhiệt độ có hàm lượng Platinium cao sẽ nhạy hơn với nhiệt độ.
Thông tin liên hệ:
Hy vọng bài viết đã cung cấp được cho mọi người những kiến thức về Cảm biến nhiệt độ Pt100.
Nếu cần tư vấn chi tiết về sản phẩm hoặc báo giá; xin vui lòng liên hệ với mình theo thông tin bên dưới.
Related posts:
Bộ cảm biến nhiệt độ xuất xứ Italy Cảm biến nhiệt độ pt100 3 dây của Seneca Cảm biến nhiệt độ pt100 ra analog Cảm biến pt100 3 dâyTừ khóa » Cấu Tạo Cảm Biến Nhiệt độ Pt100
-
Cấu Tạo Cảm Biến Nhiệt Độ Pt100
-
(Bạn Cần Biết) Cảm Biến Pt100 Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động?
-
Cảm Biến Nhiệt độ Pt100 Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt động Và ứng Dụng Của Can Nhiệt PT100
-
Cấu Tạo Cảm Biến Nhiệt Độ PT100
-
[Định Nghĩa] Pt100 Là Gì? Cấu Tạo Và Ứng Dụng ... - Loadcell | MV
-
Cảm Biến Nhiệt độ PT100 | Cấu Tạo – Nguyên Lý Hoạt động – Phân Loại
-
Cảm Biến Nhiệt PT100, Can Nhiệt Và Kinh Nghiệm Sử Dụng
-
Giới Thiệu Pt100 Là Gì
-
Cấu Tạo Cảm Biến Nhiệt độ RTD Pt100 - Thiết Bị đo Lường
-
Cảm Biến Nhiệt Độ Pt100 Là Gì - Nguyên Lý Và Ứng Dụng
-
Pt100 Là Gì? - DrGauges
-
Cảm Biến Nhiệt độ Pt100 - VHB.VN