Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Máy Bơm Trục đứng
Hiện nay, nhu cầu sử dụng máy bơm rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực và với nhiều mục đích khác nhau. Từ đó, ngày càng nhiều các dòng máy bơm đã ra đời với nhiều công dụng và công suất làm việc khác nhau để đáp ứng các yêu cầu ấy. Máy bơm cũng vì thế mà có nhiều thiết kế đa dạng hơn với nhiều kiểu dáng khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của máy bơm trục đứng.
Máy bơm trục đứng là gì?
Máy bơm trục đứng là loại máy bơm ly tâm đặc biệt. Nó có trục bơm dạng thẳng đứng, thường được dùng để bơm tăng áp cho các hệ thống chữa cháy hoặc tăng áp cho hệ thống nước ở các nhà cao tầng.
Nó cũng có cấu tạo đặc biệt với buồng bơm dài, hình trụ; trục bơm cũng dài tương đương buồng bơm; động cơ bơm được đặt trên đỉnh bơm; cành bơm đặt dưới đáy bơm và máy bơm thường có công xuất rất lớn, phục vụ hệ thống tăng áp.
Cấu tạo của máy bơm trục đứng
Đây là loại bơm có cấu tạo đặc biệt với thân bơm được thiết kế thẳng đứng, động cơ bơm lại được thiết kế nằm trên đỉnh máy bơm khác với các dòng bơm khác được đặt bên ngang hông máy hoặc dưới gầm máy, đầu hút và đầu xả cùng nằm trên một đường thẳng.
Máy bơm trục đứng có nhiều loại khác nhau và mỗi loại lại có cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, dòng máy bơm trục đứng có cấu tạo chung gồm các bộ phận như sau:
- Thân bơm, buồng bơm
- Trục bơm
- Cánh bơm (được đặt dưới đáy bơm, thường là cánh dạng kín)
- Động cơ máy bơm (đặt trên đỉnh bơm)
- Cổng ra, cổng vào
- Rọ bơm (trường hợp dùng làm bơm hút bể)
Nguyên lý hoạt động của máy bơm trục đứng
Máy bơm trục đứng hoạt động theo nguyên tắc ly tâm: Khi động cơ bắt đầu hoạt động, trục bơm quay kéo theo cánh quạt bơm quay. Chất bơm sẽ được hút vào buồng bơm theo nguyên lý ly tâm. Khi chất bơm bị đẩy ra ngoài, áp suất bơm được hình thành và tiếp tục hút chất lỏng vào trong buồng bơm. Đồng thời, áp suất trong bơm tiếp tục đẩy chất lỏng vào buồng bơm.
Bên cạnh đó, máy bơm có phớt làm kín, ngăn chặn chất lỏng tiếp xúc làm hư hỏng động cơ. Trục bơm và động cơ cũng được thiết kế di động có thể tách rời, tiện cho việc bảo trì, bảo dưỡng.
Ưu điểm của máy bơm trục đứng
Dòng máy bơm này có nhiều ưu điểm nổi bật phải kể đến như sau:
- Động cơ máy do được đặt trên đỉnh máy nên luôn trong tình trạng khô ráo, không lo ẩm ướt và tản nhiệt tốt.
- Máy bơm trục đứng không cần có ro bơm vẫn có khả năng bơm mồi cao, có phớt làm kín giúp bảo vệ chất bơm trong quá trình bơm.
- Cánh bơm được đặt dưới đáy bơm mà không phải trên thân bơm nên khi trục quay, cánh bơm quay theo.
- Bơm trục đứng loại 1 tầng và đa tầng đều có những ứng dụng đặc biệt khác nhau.
- Vật liệu bơm hết sức đa dạng, cho phép người dùng lựa chọn thoải mái sao cho phù hợp với chất bơm và môi trường sử dụng.
- Cánh bơm thường kín do máy bơm hoạt động theo nguyên lý ly tâm chất lỏng.
- Máy bơm trục đứng sẽ có cột áp cao.
Hiệu quả làm việc của dòng máy bơm này rất cao, đặc biệt là khi sử dụng để bơm các loại chất lỏng có tính ăn mòn cao, chất lỏng ở nhiệt độ cao hay hóa chất…
Nhờ cấu tạo đặc biệt và hoạt động trên nguyên lý ly tâm, dòng máy bơm trục đứng mang lại hiệu quả làm việc rất cao, phù hợp với nhiều điều kiện khác nhau. Vì thế mà nó được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt được ứng dụng làm máy bơm tăng áp hoặc dùng bơm nước nóng cho lò hơi.
Từ khóa » Trục Bơm
-
Chi Tiết Từng Bộ Phận Cấu Tạo Của Bơm Ly Tâm Trục Ngang
-
Bơm Trục Ngang, Cấu Tạo, ưu điểm – Bơm Trục Ngang Uy Tín Tại Hà Nội
-
Trục Bơm Ly Tâm
-
BẢNG GIÁ MÁY BƠM TRỤC NGANG - Vnpump
-
Bơm Ly Tâm Trục Ngang - Thái Khương Pump
-
Do đâu Mà Trục Bơm Bị Vỡ, Bị Gãy Khi Vận Hành ? (Kì 1)
-
Tìm Hiểu Cấu Tạo Bơm Ly Tâm
-
Thế Nào Là Máy Bơm Ly Tâm Rời Trục?
-
Phân Biệt Máy Bơm Trục Ngang Và Máy Bơm Trục đứng
-
Máy Bơm Trục đứng Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Bơm Trục đứng
-
Máy Bơm Ly Tâm Trục Đứng Inline Điện 3 Pha Giá Tốt - MinhMOTOR
-
CĂN CHỈNH MÁY BƠM TRỤC NGANG RỜI TRỤC
-
Các Loại Phớt Máy Bơm - Trục 12 / 14mm | Shopee Việt Nam