Cấu Tạo Vị Trí Của Iot, Cách điều Chế Và ứng Dụng Của Iot ( I )
Có thể bạn quan tâm
Cấu tạo vị trí của Iot, Cách điều chế và ứng dụng của Iot ( I ) để tìm hiểu được nguyên tử Iot này chúng ta cùng tìm hiểu nhé. Iod là chất rắn có màu tím thẫm/xám có thể thăng hoa tại nhiệt độ thường tạo ra chất khí màu tím hồng có mùi khó chịu. Chất halogen này có thể tạo thành hợp chất với nhiều nguyên tố hóa học khác, nhưng nó ít hoạt động hơn so với các nguyên tố khác trong nhóm nguyên tố VII và nó có thêm một số tính chất hơi giống kim loại. Iod có thể hòa tan trong Chloroform, Carbon tetrachloride (CCl4), hay carbon đisulfua(CS2) để tạo thành dung dịch màu tím. Nó tan nhẹ trong nước tạo ra dung dịch màu vàng. Màu xanh lam của một chất gây ra khi tương tác với tinh bột chỉ là đặc điểm của nguyên tố tự do.
Lịch sử tìm ra nguyên tố iot
– Iốt (gốc tiếng Hy Lạp iodes nghĩa là tím) được khám phá bởi Barnard Courtois năm 1811. Ông là con trai của một người sản xuất nitrat kali (dùng trong thuốc súng). Vào thời điểm Pháp đang có chiến tranh, thuốc súng được tiêu thụ mạnh. Nitrat kali được tách từ rong biển lấy tại bờ biển Normandy và Brittany. Để tách kali nitrat, rong biển được đem đốt và tro đem rửa vào nước. Những chất không phải là nitrat kali bị phá hủy bởi việc thêm axít sunfuríc. Vào một ngày Courtois thêm quá nhiều axít sunfuríc khiến một chất khí màu tím bay ra. Courtois nhận thấy hơi này kết tinh trên các bề mặt lạnh tạo ra các tinh thể màu sẫm. Courtois nghi ngờ rằng đây là một nguyên tố hóa học mới nhưng thiếu kinh phí để theo đuổi các quan sát chi tiết hơn.
- Mangan ( Mn ) hóa trị mấy? Mn có mấy điện tử hóa trị? Kim loại hay phi kim
- Hợp chất của Niken, Niken hóa trị mấy? Niken dùng để làm gì?
- Vàng ( Au ) hóa trị mấy? Tính chất hóa học và cách nhận biết Au
– Tuy vậy ông đã đưa các mẫu tinh thể này cho các bạn, Charles Bernard Desormes (1777–1862) và Nicolas Clément (1779–1841) để họ tiếp tục nghiên cứu. Ông cũng đem mẫu vật cho Joseph Louis Gay-Lussac (1778–1850), một nhà hóa học nổi tiếng lúc đó, và André-Marie Ampère (1775–1836). Ngày 29 tháng 11 năm 1813 Dersormes và Clément thông báo cho đại chúng về phát hiện của Courtois. Họ miêu tả mẫu vật tại một cuộc họp của Viện Hoàng đế Pháp. Ngày 6 tháng 12 Gay-Lussac thông báo rằng mẫu vật đó có thể là một nguyên tố hóa học mới hoặc một hợp chất ôxy. Ampère đưa một số mẫu vật cho Humphry Davy (1778–1829). Davy đã tiến hành một số thí nghiệm trên mẫu vật và nhận thấy sự tương tự của nó với clo. Davy gửi một bức thư ngày 10 tháng 12 tới Hội Hoàng gia Luân Đôn nói rằng ông đã tìm thấy nguyên tố mới. Một cuộc cãi cọ lớn giữa Davy và Gay-Lussac về việc ai đã tìm ra iốt trước tiên đã nổ ra, nhưng cả hai đều đồng ý rằng Barnard Courtois là người đầu tiên đã tách nguyên tố hóa học mới này.
Điều chế:
1. Trong phòng thí nghiệm: dung dịch I2 có sẵn.
2. Trong công nghiệp:
– Điều chế từ rong biển.
– Cho dung dịch NaI tác dụng với chất oxi hóa để oxi hóa I- thành I2.
2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2
Vị trí và cấu tạo của nguyên tử:
– Ký hiệu hóa học: I.
– Nguyên tử khối: 126,9 g/mol (thường lấy là 127 g/mol).
– Số đơn vị điện tích hạt nhân: Z = 53.
– Độ âm điện: 2,66.
– Số oxi hóa: -1; 0; +1; +3; +5; +7.
– Cấu hình: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p5hay [Kr] 4d105s25p5.
=> Vị trí: ô số 53; chu kỳ 5; nhóm VIIA.
– Bán kính nguyên tử (nm): 1,33.
– Có 7e lớp ngoài cùng → cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np5 -> .
– Ở trạng thái cơ bản, Iot chỉ thiếu 1 e đạt cấu hình e bền vững của khí hiếm => dễ dàng nhận 1e để tạo thành ion âm I‑ hoặc tạo 1 liên kết CHT với 1 nguyên tử I khác tạo I2.
– Đơn chất của Iot tồn tại ở dạng phân tử do 2 nguyên tử I kết hợp với nhau bằng liên kết CHT tạo thành (I2).
– Trong các hợp chất, Iot có các số oxi hóa là -1; 0; +1; +3; +5; +7 (vì Iot còn có phân lớp d trống nên khi được kích thích thì 1e, 2e hoặc 3e sẽ nhảy sang phân lớp d để tạo thành 3; 5 hoặc 7e độc thân nên Iot có các số oxi hóa dương).
Trạng thái tự nhiên
– Có 37 đồng vị của iốt, trong đó chỉ có duy nhất 127I là bền.
– Trong tự nhiêu chỉ gặp iot ở dạng hợp chất, chủ yếu là các muối natri và kali của chúng có nhiều trong nước biển. Hợp chất của iot còn gặp trong một số loài rong biển.
Ứng dụng
– Phần lớn iot được dùng để sản xuất ra các dược phẩm khác nhau. Trong cơ thể người, iot có ở tuyến giáp trạng, dưới dạng những hợp chất hữu cơ phức tạp. Nếu thiếu iot, người thường bị bệnh bướu cổ.
Bảng Hóa Trị Lớp 8, Cách Học Thuộc Bằng Bài Ca Hóa Trị Hóa Học.
IỐT ( I ) hóa trị mấy? Nguyên tử khối và tính chất hóa học của IỐt
Rubi ( Rb ) là gì? Cấu tạo và tính chất hóa học của Rubi ( Rb )
Nguyên tử khối của oxi ( O ), Oxi là phi kim có tính oxi hóa mạnh
Canxi ( Ca ) hóa trị mấy? Ca có nguyên tử khối là bao nhiêu?
Thủy ngân ( Hg ) hóa trị mấy? Hg là gì? Nguyên tử khối của Thủy ngân ( Hg )
Từ khóa » Công Thức E Của Iot
-
Cấu Hình Electron ☢️ (Iốt) 2022 + Cấu Hình Viết Tắt - Vật Chất (VN)
-
Iod – Wikipedia Tiếng Việt
-
Iốt | Nguyên Tố Hóa Học - Páginas De Delphi
-
Iot, Iođ (I) - ChemicalAid
-
CẤU TẠO, TÍNH CHẤT VẬT LÍ, HÓA HỌC ...
-
Tính Chất Của Iot (I): Tính Chất Hóa Học, Vật Lí, Điều Chế, Ứng Dụng ...
-
Iot Và Các Hợp Chất Của Iot - Môn Hóa Lớp 10 - Bút Bi Blog
-
Iốt - Iodium
-
Bài 21. Khái Quát Về Nhóm Halogen - Củng Cố Kiến Thức
-
Phân Nhóm Chính Nhóm VII - Nhóm Halogen
-
[CHUẨN NHẤT] Cách điều Chế Iot - TopLoigiai
-
Flo - Brom - Iot - Vinastudy