Cấu Tạo Xe Nâng Tay – Chi Tiết - Có ảnh Và Video Minh Họa - Thủy Vũ

Nội dung chính

Toggle
  • Định nghĩa xe nâng tay
  • Thông số kỹ thuật xe nâng tay
  • Cấu tạo chung của xe nâng tay
  • Cách vận hành xe nâng tay
    • Cách vận hành xe nâng tay cao
    • Cách vận hành xe nâng tay thấp
  • 5 điều cầu lưu ý khi vận hành xe nâng tay:
    • Kiểm tra thông tin kỹ thuật trước khi vận hành
    • Kiểm tra tình trạng xe nâng tay trước khi vận hành
    • Tuân thủ nguyên tắc an toàn
    • Lưu ý về gia cố khối hàng trước khi chất lên xe nâng
    • Luôn luôn để ý tới xe nâng
  • Giới thiệu IFC (đơn vị cung cấp xe nâng tay uy tín)

Xe nâng tay là loại xe nâng được sử dụng khá phổ biến hiện nay ở các kho bãi, nhà máy, siêu thị hoặc những nơi cần vận chuyển hàng hoá linh động và thường xuyên. Cấu tạo xe nâng tay khá đơn giản nhưng lại vô cùng chắc chắn và bền bỉ. Trong nội dung dưới đây, hãy cùng Thuỷ Vũ tìm hiểu thông số kỹ thuật, cấu tạo chung và cách vận hành xe nâng tay nhé!

Định nghĩa xe nâng tay

Xe nâng tay là loại xe chuyên dụng để vận chuyển hàng hoá, đồ đạc. Chúng có kích thước nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản, chủ yếu vận hành bằng tay để nâng, hạ, di chuyển hàng hoá.

Tuỳ theo kích thước và công dụng mà xe nâng tay được chia thành nhiều loại khác nhau như xe nâng tay cao, xe nâng tay thấp,…

cấu tạo xe nâng tay

Thông số kỹ thuật xe nâng tay

Dưới đây là thông số kỹ thuật của xe nâng tay mà bạn nên biết:

  • Xe nâng tay cao

Xe nâng tay cao sử dụng hệ thống thuỷ lực giúp việc nâng hạ hàng hoá được đơn giản và dễ dàng hơn với:

  • Chiều cao nâng tối thiểu: 1600mm
  • Chiều cao nâng tối đa: 3000mm
  • Tải trọng nâng: 1000kg – 2000kg
  • Chiều rộng càng nâng: từ 330 – 740mm
  • Chiều dài càng nâng: 1000mm
  • Bánh xe lõi thép, bọc nhựa PU

xẻ nâng tay cao

Mẫu xe nâng tay cao

  • Xe nâng tay thấp

Xe nâng tay thấp có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển và giúp nâng hạ hàng hoá với trọng lượng lớn. Cụ thể:

  • Tải trọng nâng: từ 2 tấn – 5 tấn
  • Chiều cao nâng tối thiểu: 85mm
  • Chiều cao nâng tối đa: 200mm
  • Kích thước càng nâng: càng hẹp (510mm x 1150mm), càng rộng (685mm x 1220mm)
  • Có nấc nâng hạ càng xe
  • Tay cầm bọc nhựa

xe nâng tay thấp

Mẫu xe nâng tay thấp

Cấu tạo chung của xe nâng tay

Cấu tạo chung của xe nâng tay thường bao gồm: càng xe, chiều cao và bánh xe. Cụ thể:

  • Càng xe

Làm bằng thép không gỉ, càng xe được sơn phủ lớp cách điện bên ngoài để đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng.

  • Chiều cao

Chiều cao của xe nâng tay dao động từ 1.2m đến 3m tuỳ từng loại xe, dòng xe. Trong đó, chiều cao phổ biến của xe nâng tay cao là 1.6m

  • Bánh xe

Bánh xe của xe nâng tay thường được làm từ nhựa, thép hoặc lõi thép bọc nhựa PU bên ngoài. Mỗi xe nâng có 4 bánh, bao gồm 2 bánh ở càng nâng và 2 bánh lái, tạo sự vững chắc khi vận chuyển hàng. Một số xe còn lắp hệ thống phanh để kiểm soát tốc độ khi vận chuyển.

Cách vận hành xe nâng tay

  • Cách vận hành xe nâng tay cao

Đối với xe nâng tay cao chân hẹp, chúng ta chỉ sử dụng được pallet loại 1 mặt. Đối với xe nâng chân rộng, chúng ta có thể sử dụng các loại pallet khác nhau.

Để vận hành xe nâng tay cao, chỉ cần điều chỉnh càng nâng bằng kích chân hoặc tay thuỷ lực đến độ cao phù hợp để càng nâng vào gầm pallet. Sau khi vận chuyển pallet đến nơi cần đặt để, tiến hành xả van xả để càng nâng hạ xuống và tiếp tục vận hành tương tự để vận chuyển các pallet khác.

  • Cách vận hành xe nâng tay thấp

Cách vận hành xe nâng tay thấp cũng tương tự xe nâng tay cao, thậm chí đơn giản hơn. Bạn chỉ cần lựa chọn pallet có kích thước phù hợp, đẩy xe nâng tay thấp vào gầm pallet đó và nâng hạ hoặc di chuyển. Khi cần hạ, gạt cần để van xả bên trong cho càng hạ xuống rồi kéo xe nâng ra.

Cách vận hành xe nâng tay thấp

5 điều cầu lưu ý khi vận hành xe nâng tay:

  1. Kiểm tra thông tin kỹ thuật trước khi vận hành

Điều đầu tiên trước khi vận hành xe nâng tay là bạn phải nghiên cứu, kiểm tra các thông tin kỹ thuật để vận hành cho đúng, bao gồm: tải trọng cho phép, cách sử dụng, các khuyến cáo,…

  1. Kiểm tra tình trạng xe nâng tay trước khi vận hành

Tiếp theo, cần kiểm tra xem tình trạng xe nâng như thế nào trước khi vận hành, bằng việc:

  • Đảm bảo bộ phận điều khiển hoạt động tốt, phản ứng nhanh nhạy
  • Kiểm tra phanh xe, tay đẩy, càng xe và trục nâng, đảm bảo không bị hư hỏng
  • Quan sát kỹ bánh xe, không sử dụng nếu thấy bánh xe bị mòn, nứt để giảm nguy cơ hàng hoá bị nghiêng hoặc rơi vỡ do bánh xe hỏng.

Sau đó, bạn cần kiểm hành trình di chuyển, bao gồm:

  • Kiểm tra đoạn đường xe đi qua có bằng phẳng không? Có đủ rộng không? Nếu đường gồ ghề sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình di chuyển
  • Loại bỏ những vật cản trên đường xe đi qua, đảm bảo không có dầu nhớt, nước hay chất lỏng gây trơn trượt.
  • Tránh việc di chuyển xe trên đoạn dốc, nếu bắt buộc phải di chuyển thì nên đẩy xe theo hướng lên trên.
  1. Tuân thủ nguyên tắc an toàn

Hãy đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu khi thực hiện bất cứ công việc gì. Hãy trang bị đầy đủ trang phục bảo hộ như ủng, găng tay,… và lưu ý:

  • Không đặt tay chân hoặc bộ phận nào trên cơ thể phía dưới pallet
  • Luôn cẩn thận với những góc nhọn hoặc cạnh sắc của xe
  • Không nên vận hành xe nâng tay bằng cách kéo để tránh gây đau lưng, thay vào đó bạn nên đẩy xe trong tư thế lưng thẳng, đặt trọng tâm lên phần cơ và xương chân.
  • Không đứng phía trước khi xe đang lao xuống dốc
  • Hãy bắt đầu việc di chuyển xe bằng tốc độ thấp, sau đó tăng tốc từ từ để đảm bảo an toàn.
  • Khi di chuyển qua góc cua, hãy cua một khoảng rộng để tránh va chạm làm hư hỏng cạnh cửa hay góc tường
  • Để nâng hàng hoá, phải bơm bằng hai tay, vì bơm một tay sẽ dễ bị đau cơ hoặc trật khớp vai
  1. Lưu ý về gia cố khối hàng trước khi chất lên xe nâng

Để đảm bảo an toàn thì việc gia cố hàng hoá trước khi chất lên xe nâng là điều vô cùng quan trọng. Gia cố hàng hoá chắc chắn sẽ giúp bạn hạn chế việc rơi, vỡ gây nguy hiểm cho người điều khiển xe. Trong quá trình gia cố cần lưu ý:

  • Phải đảm bảo càng xe được đặt ở vị trí ổn định, đúng trọng tâm của pallet
  • Luôn giữ khoảng 1 inch giữa pallet và mặt sàn
  • Hãy gia cố hàng hoá bằng dây thừng, dây nilong hoặc băng keo để hạn chế tình trạng hàng hoá bị rơi khi vận chuyển
  1. Luôn luôn để ý tới xe nâng

Điều cuối cùng cần lưu ý là ngay cả khi không sử dụng, bạn cũng nên thường xuyên để ý tới xe nâng. Không để người khác dùng xe nâng đùa giỡn hoặc sử dụng sai mục đích, gây ra những tai nạn không đáng tiếc.

Khi không sử dụng, hãy để càng xe hạ thấp xuống đất để không bị vướng vào vật khác hoặc tránh trường hợp người khác va phải.

Hãy để xe nâng tay ở nơi bằng phẳng, khô ráo, tránh nơi ẩm mốc gây gỉ sét xe. Phương án tốt nhất là nên cất xe trong kho hoặc nơi có ít người qua lại.

Giới thiệu IFC (đơn vị cung cấp xe nâng tay uy tín)

Ra đời năm 2013, công ty TNHH IFC Việt Nam hiện đang là đơn vị uy tín chuyên kinh doanh các loại xe tải, xe chuyên dụng, các loại phụ tùng và phụ kiện nhập khẩu chính hãng từ Nhật Bản, Đức,….Các sản phẩm chủ lực của công ty bao gồm các loại xe tải, xe đầu kéo, xe chuyên dụng để phun nước rửa đường, chở rác, xe hút bể phốt, xe nâng đầu chở máy công trình, xe nâng tay cao – thấp…

Hoạt động với phương châm đặt chữ tín lên hàng đầu, các sản phẩm xe, phụ tùng, phụ kiện nhập khẩu được IFC Việt Nam kiểm tra rất kỹ càng để đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao và xuất xứ rõ ràng.

Với đội ngũ nhân viên bán hàng, kỹ thuật viên sửa chữa nhiệt tình, chuyên môn cao, khi mua xe tại IFC Việt Nam, chắc chắn khách hàng sẽ luôn được tư vấn, hỗ trợ tận tình và chu đáo. Đặc biệt khi khách hàng đến bảo hành – bảo trì xe, chúng tôi sẽ không để khách hàng phải chờ đợi quá lâu.

>>>Xem thêm: Xe nâng tay cao 1.5 tấn nhập khẩu chính hãng

Từ khóa » Cấu Tạo Xe Nâng Tay