Cấu Tạo Xe Nâng Tay Và Lưu ý Khi Sử Dụng

Table of Contents

Toggle
  • Xe nâng tay là gì?
  • Cấu tạo của xe nâng tay
    • Xe nâng tay cao
      • Khung xe
      • Bánh xe
      • Bơm thủy lực
    • Xe nâng tay thấp
      • Tay cầm
      • Bánh xe
      • Bơm thủy lực
  • Một số lưu ý khi vận hành xe nâng
    • Kiểm tra thông số kỹ thuật
    • Kiểm tra khả năng nâng hạ
    • Đảm bảo an toàn
Đánh giá post

Là một trong những thiết bị hỗ trợ cho việc vận chuyển hàng hóa, xe nâng tay phù hợp với hầu hết các không gian. Bên cạnh đó loại xe này còn có rất nhiều mẫu mã khác nhau phục vụ cho từng mục đích riêng biệt. Để có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm và cấu tạo xe nâng tay hãy cùng thiết bị nâng Duy Khôi điểm qua một số các thông tin về xe nâng tay dưới đây nhé.

Xe nâng tay là gì?

Cau Tao Xe Nang Tay Va Luu Y Khi Su Dung 1

Đây là thiết bị chuyên sử dụng cho các ngành sản xuất, xây dựng, thương mại. Với mục đích chủ yếu là vận chuyển hàng hóa nặng từ vị trí này sang vị trí khác hoặc từ cao xuống thấp từ thấp lên cao. Xe nâng tay còn kết hợp với các thiết bị khác như xe nâng điện, cầu nối container, tời điện, … hỗ trợ hiệu quả cho các công việc tại kho bãi.

Trên cơ bản xe nâng tay có 2 loại chính là xe nâng tay thấp và xe nâng tay cao. Xe nâng tay thấp chủ yếu dùng để di chuyển hàng hóa còn xe nâng tay cao là để nâng hạ và di chuyển. Với các hàng hóa kích thước và khối lượng lớn thì việc sử dụng kết hợp 2 loại xe này cũng khá cần thiết. 

Cấu tạo của xe nâng tay

Xe nâng tay cao

Khung xe

Hầu hết phần khung của xe nâng tay cao đều được làm bằng thép không gỉ. Càng nâng cần có thiết kế chắc chắn đảm bảo khả năng chịu lực tốt. Thông thường các càng này sẽ có thể mở rộng hay thu hẹp khá linh hoạt. Xe nâng tay cao thường cồng kềnh chính vì vậy vị trí để đặt tay cầm thường là ở trên thân xe để tiết kiệm không gian. Ngoài ra còn có sự kết hợp giữa màn lưới, xích tải và các bộ phận khác.

Bánh xe

Cấu tạo xe nâng tay cao thường có 4 bánh, 2 bánh lái và 2 bánh tải. Bánh lái thường có đường kính to đồng thời có khả năng xoay 360 độ để di chuyển theo hướng mà người sử dụng mong muốn. Bánh xe phải được thiết kế với lõi và viền có khả năng chịu tải tốt.

Bơm thủy lực

Đây là bộ phận gần như quan trọng nhất của một chiếc xe nâng. Bộ phận này giúp nâng hạ càng nâng, bao gồm pittong đẩy, dầu thủy lực. Tùy theo model của sản phẩm mà trụ thủy lực này sẽ có kích thước phù hợp. 

Xe nâng tay thấp

Cấu tạo xe nâng tay thấp

Càng nâng được làm từ thép cho khả năng chịu lực tốt. Chiều dài càng nâng thường vào khoảng từ 1 đến 2 m. Khi lựa chọn mua xe người ta cũng thường quan tâm đến chiều dài càng bởi càng đủ dài mới có thể di chuyển được pallet phù hợp.

Tay cầm

Tay cầm có thiết kế khá đơn giản ở phần càng điều khiển sẽ có 3 vị trí tương ứng với 3 hoạt động khác nhau của xe nâng như nâng, hạ, di chuyển. Càng này còn đóng vai trò là phanh bóp xã giúp bạn dễ dàng điều chỉnh độ cao của xe nâng sao cho phù hợp với pallet và sàn nhà 

Bánh xe

Cấu tạo xe nâng tay thấp thường có bánh ở 3 vị trí là hai bánh tải và bánh lái. Tại vị trí bánh tải tùy theo tải trọng của xe nâng mà số lượng bánh xe khác nhau, với các loại xe có tải trọng lớn hơn 3 tấn thì mỗi càng sẽ có hai bánh.

Bơm thủy lực

Bơm này thường được cấu tạo từ hợp kim nhôm bao gồm dầu thủy lực, phớt, gioăng, … cũng có tác dụng tạo áp lực để nâng hạ càng xe. Mỗi loại xe của mỗi hãng xe sẽ có bơm thủy lực khác nhau. Bạn cần phải quan tâm đến thông số nếu muốn tìm mua và thay thế bơm thủy lực cho xe nâng của mình.

Một số lưu ý khi vận hành xe nâng

Kiểm tra thông số kỹ thuật

Mỗi model xe nâng sẽ có thông số kỹ thuật riêng biệt đặc biệt là về tải trọng cũng như kích thước càng nâng. Chỉ sử dụng xe nâng có tải trọng và kích thước lớn hơn so với hàng hóa mà bạn muốn vận chuyển. Khi mua xe về sẽ có các thông tin kỹ thuật đồng thời hướng dẫn sử dụng. Hãy làm theo hướng dẫn để đảm bảo tuổi thọ cho xe.

Kiểm tra khả năng nâng hạ

Một thời gian không sử dụng có thể dẫn đến tình trạng hư hỏng nên cần phải được bảo trì. Do đó trước khi dùng bạn cần phải kiểm tra khả năng nâng hạ, di chuyển, phanh xe. Kiểm tra phần bánh xe xem có bị bào mòn hay nứt vỡ không 

Đảm bảo an toàn

Vì xe chủ yếu dùng để nâng hạ và di chuyển các hàng hóa có kích thước và khối lượng lớn. Do đó bạn cần phải đảm bảo những an toàn trong quá trình nâng hạ như:

  • Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ.
  • Đảm bảo trên đường đi không có các vật cản gạch đá hay dầu nhớt.
  • Không di chuyển xe lên hoặc xuống dốc vì có thể bạn sẽ không điều khiển được hướng di chuyển của xe.
  • Yêu cầu những người xung quanh tránh xa khỏi vị trí xe cũng như lộ trình di chuyển.
  • Sử dụng xe đúng theo hướng dẫn ăn không thực hiện các tư thế dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Không để quá nhiều hàng hóa che khuất tầm nhìn
  • Di chuyển ở tốc độ vừa phải đặc biệt là trong các trường hợp rẽ trái rẽ phải.
  • Nếu như phát hiện hư hỏng trong cấu tạo xe nâng tay, hoặc có vấn đề trong quá trình nâng hạ thì phải ngừng ngay lập tức. 

Để tìm hiểu thêm thông tin và giá cả của xe nâng tay cao xe nâng tay thấp quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với thiết bị nâng Duy Khôi – nhà phân phối thiết bị nâng Ssangyong Hàn Quốc qua hotline 093 147 7988.

Từ khóa » Cấu Tạo Xe Nâng Tay Thấp