Cầu Thủ Thiêm 1,2,3,4 - Cập Nhật Tiến độ Xây Dựng Mới Nhất

Cầu Thủ Thiêm 1,2,3,4 có điểm kết nối là Khu đô thị Thủ Thiêm Quận 2 vượt sông Sài Gòn tới các Quận Bình Thạnh,1,4 và 7. Việc xây dựng những cây cầu này sẽ giúp hoàn chỉnh hạ tầng giao thông kết nối, giải quyết dứt điểm tình trạng ùn tắc giao thông cho khu vực trung tâm cũng như thúc đẩy phát triển bán đảo Thủ Thiêm.

Mục lục

  • Cầu Thủ Thiêm 1 – Khánh thành năm 2010
  • Cầu Thủ Thiêm 2 – Khánh thành năm 2021
  • Cầu Thủ Thiêm 3 – Khởi công năm 2022
  • Cầu Thủ Thiêm 4 – Khởi công năm 2024

Cầu Thủ Thiêm 1 – Khánh thành năm 2010

Dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm có tổng mức đầu tư là 1.473 tỉ đồng (2 giai đoạn), được động thổ vào ngày 24.4.2005. Trước đó, giai đoạn 1 được khánh thành vào năm tháng 1 năm 2008.

Các hạng mục chính của dự án bao gồm: 

+ Phần cầu chính có bề mặt đường cho xe chạy rộng 21m (6 làn xe); 

+ Phần cầu dẫn phía Thủ Thiêm (Q.2); 

+ Phần cầu dẫn phía Q.Bình Thạnh gồm 4 nhánh:

Nhánh 1: cầu dẫn từ cầu chính rẽ trái vào đường Nguyễn Hữu Cảnh đi về phố Tôn Đức Thắng;

Nhánh 2: cầu dẫn từ đường Nguyễn Hữu Cảnh đi lên cầu chính;

Nhánh 3: cầu dẫn từ cầu chính rẽ vào đường Nguyễn Hữu Cảnh đi cầu Sài Gòn; 

Nhánh 4: cầu dẫn nối từ cầu chính với đường Ngô Tất Tố); 

+ Hầm chui dài 460m, rộng tương đương 4 làn xe

Kể từ khi cầu Thủ Thiêm được khánh thành đã góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông trục chính, giảm bớt áp lực giao thông qua cầu Sài Gòn. Đồng thời, công trình có tác động thu hút các dự án bất động sản cao cấp như The River Thủ Thiêm, Sunwah Pearl, biến khu vực xung quanh thành một đô thị mới hiện đại, trở thành một trung tâm thương mại, tài chính và dịch vụ quan trọng của thành phố.

Cầu Thủ Thiêm 2 – Khánh thành năm 2021

Cầu Thủ Thiêm 2 là một công trình giao thông trọng điểm của TPHCM trong giai đoạn 2015 – 2020. Tiến độ dự án hiện đã hoàn thành hơn 70% nhưng đang phải dừng thi công do vướng giải phóng mặt bằng ở khu đất Ba Son.

Vị trí và ý nghĩa khi xây dựng cầu Thủ Thiêm 2

Dự án cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn để kết nối khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2) với Quận 1. Đây là một trong 14 cầu vượt sông Sài Gòn theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2007.

Điểm đầu của dự án là tuyến đường R1 (Đại lộ vòng cung), điểm cuối là giao lộ Tôn Đức Thắng – Đinh Tiên Hoàng. Chiều dài toàn tuyến khoảng 1.4km, cầu vượt sông dài 885.7m, quy mô 6 làn xe (4 làn xe ô tô, 2 làn xe máy và xe thô sơ).

Chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh – Đơn vị phát triển dự án Khu đô thị Sala. Đơn vị thiết kế cầu là Công ty WSP Phần Lan. Đây là là những công ty có tên tuổi trong ngành xây dựng tại Việt Nam.

Theo thiết kế, cầu Thủ Thiêm 2 là cầu dây văng với trụ tháp chính có hình dáng kiến trúc cầu Rồng cao 113m, nghiêng về phía Thủ Thiêm, là biểu tượng cổng chào từ Trung tâm thành phố qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đồng thời, đây cũng là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn cả ban ngày và về đêm.

Đối với phần cầu dẫn phía Quận 1, nhánh chính dài 437m có 04 làn xe đi thẳng vượt qua nút giao Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn, và kết thúc tại nút giao Lê Duẩn – Tôn Đức Thắng.

– Nhánh N2 dài 192,7m, kết nối từ Quận 2 qua Quận 1, đáp xuống đường Tôn Đức Thắng trước nút giao Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn.

– Nhánh N1 dài 195,5m bắt đầu từ Công trường Mê Linh chạy dọc đường Tôn Đức Thắng cập theo sông Sài Gòn kết nối vào cầu chính, đi qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Với đường dẫn phía Quận 2 dài 140m, kết nối vào Đại lộ Vòng cung trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Khu vực này sẽ được xử lý nền đất yếu triệt để bằng các phương pháp sàn giảm tải và trụ đất gia cố xi măng.

Theo Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh, tổng mức đầu tư dự án xây cầu Thủ Thiêm 2 là hơn 3000 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức BT (xây dựng chuyển giao). Cụ thể:

– Chi phí xây dựng và tư vấn là 2.283 tỷ đồng.

– Chi phí di dời hạ tầng kỹ thuật và đền bù giải tỏa là 308,5 tỷ đồng.

– Chi phí dự phòng khối lượng và dự phòng thay đổi mức lương là 491 tỷ đồng.

Đại diện chủ đầu tư cho biết, khi hoàn thành xây dựng cây cầu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và góp phần giảm tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực trung tâm thành phố.

Tiến độ thi công cầu Thủ Thiêm 2 từ 2015 đến nay

Ngày 3 tháng 2 năm 2015, Công ty Đại Quang Minh phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức LỄ ĐỘNG THỔ DỰ ÁN XÂY DỰNG CẦU THỦ THIÊM 2 THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG BT tại TPHCM. Ngay sau đó, nhà thầu xây dựng đã huy động nhân công, máy móc và thiết bị để bắt đầu thi công.

Tuy nhiên, sau hơn 5 năm xây dựng dự án vẫn chưa thể hợp long chính thức do vướng giải phóng mặt bằng tại khu vực nhà máy đóng tàu Ba Son. Theo chủ đầu tư, nếu không sớm bàn giao mặt bằng thì người dân còn phải chờ rất lâu mới được đi qua cây cầu này.

Hiện tổng giá trị khối lượng công việc tại cầu Thủ Thiêm 2 đến nay ước đạt khoảng 70%. Kết cấu trụ tháp S2 giữa sông đã thi công được 27/34 đốt trụ tháp; nhịp dầm thép băng ngang sông Sài Gòn đã thi công đạt 11/17; 36/56 bó cáp nhập khẩu từ châu Âu đã được lắp đặt.

Theo ghi nhận, mặt bằng để thi công hai nhánh cầu N1, N2 hiện vẫn chưa được giải tỏa để bàn giao cho nhà thầu. Khu vực thi công nhịp cuối của cây cầu chỉ mới bàn giao được 60m không đủ để đơn vị đưa máy móc vào làm việc.

Hy vọng Ủy ban nhân dân TPHCM sẽ tích cực làm việc với Bộ Quốc phòng để sớm bàn giao đất để “lời hứa” hoàn thành dự án vào ngày 9 tháng 9 năm 2021 sẽ không bị kéo dài thêm. Chuyên gia Hoàng Bắc sẽ liên tục thông tin cho quý anh chị về dự án này.

Cầu Thủ Thiêm 3 – Khởi công năm 2022

Năm 2016, UBND TPHCM giao 2 công ty tư nhân nghiên cứu, lập đề xuất đầu tư dự án xây cầu Thủ Thiêm 3; đồng thời mở rộng, nâng cấp đường Tôn Đản (quận 4) theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao).

Theo báo cáo, vị trí cầu Thủ Thiêm 3 dự kiến bắt đầu từ đường Tôn Đản (quận 4), băng qua đường Nguyễn Tất Thành, khu đất bến cảng Nhà Rồng – Khánh Hội (cảng Sài Gòn), vượt sông Sài Gòn để nối với khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2). Do cầu nằm ở vị trí khá đẹp (gần trung tâm thành phố) nên các sở ngành cho rằng phải chọn kiến trúc độc đáo, có thể trở thành biểu tượng của TP HCM.

Cầu Thủ Thiêm 4 – Khởi công năm 2024

Theo Sở Quy hoạch và Kiến trúc TPHCM, cầu Thủ Thiêm 4 có chiều dài gần 2,2 km, rộng 28m với 6 làn xe và 2 lề bộ hành; tuổi thọ thiết kế 100 năm, chịu được động đất cấp 7; tĩnh không thông thuyền 80x10m; vận tốc thiết kế 60 km/h.

Công trình bắt đầu từ trước giao lộ cầu Tân Thuận 2 – Nguyễn Văn Linh đi dọc theo đường Nguyễn Văn Linh, rẽ trái ở ngã tư Huỳnh Tấn Phát để kết nối vào đường Lưu Trọng Lư. Cầu tiếp tục cắt qua khu cảng Tân Thuận, vượt sông Sài Gòn, rồi nối với Khu đô thị Thủ Thiêm tại giao lộ trục Bắc Nam và tuyến R4.

Dự án có tổng mức đầu tư là 5200 tỷ đồng sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa khu vực thành phố Thủ Đức và khu Nam Sài Gòn mà không cần phải đi qua Quận 1 và Quận 4.

Ý tưởng thiết kế cầu Thủ Thiêm 4 được lấy hình ảnh từ cây tre gắn bó với nông thôn Việt Nam. Theo đơn vị tư vấn, Thiết kế chi tiết kết cấu vòm cầu thể hiện rõ cấu trúc cách điệu các đốt tre lắp ghép; trụ đèn chiếu sáng, lan can cầu cách điệu từ hình ảnh chiếc cầu tre; phương án chiếu sáng đổi màu, cường độ theo từng khung giờ, chiếu sáng nhịp dẫn hài hòa với cấu trúc tổng thể cầu.

Hiện đơn vị tư vấn đang phối hợp với Sở Quy hoạch và Kiến trúc hoàn thiện thiết kế kiến trúc để trình UBND TPHCM thông qua chủ trương đầu tư trong giai đoạn 2022 – 2025.

Ngoài việc xây dựng 4 cây cầu cho xe cộ lưu thông, một cây cầu đi bộ nối phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) và Quảng trường trung tâm Thủ Thiêm đang được nghiên cứu xây dựng. Ý tưởng cây cầu lấy từ hình ảnh lá dừa nước – đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ. Đây hứa hẹn sẽ trở thành một điểm vui chơi, “check in” mới đầy sôi động của giới trẻ Sài thành.

Khu đô thị Vinhomes

Từ khóa » Bản đồ Cầu Thủ Thiêm 2