Cấu Trúc Câu điều Kiện Loại 3 - Cách Dùng Và Những Biến Thể

Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về cấu trúc câu điều điều kiện loại 3 một cách chi tiết. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dùng và những điều cần biết đối với điểm ngữ pháp quan trọng này.

Mục Lục

  • Câu điều kiện loại 3 là gì ?
  • Cách dùng câu điều kiện loại 3
  • Cấu trúc câu điều kiện loại 3
    • Cấu trúc câu điều kiện loại 3 cơ bản
    • Lưu ý khi sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 3
  • Biến thể cấu trúc câu điều kiện loại 3
    • Biến thể mệnh đề chứa kết quả
    • Biến thể mệnh đề chứa điều kiện

Câu điều kiện loại 3 là gì ?

Câu điều kiện loại 3 là câu mô tả một sự việc hay hành động xảy ra trái với sự thật trong quá khứ. Cấu trúc câu điều kiện loại này thường được sử dụng để chỉ sự tiếc nuối, mong muốn trong quá khứ hay trách móc người khác về một vấn đề đã qua.

Hãy tìm hiểu sâu hơn về cách dùng và cấu trúc của câu điều kiện loại 3 (Conditinal sentence – type 3) ở các phần tiếp theo nhé!

Câu điều kiện loại 3 là gì?
Câu điều kiện loại 3 là gì?

Cách dùng câu điều kiện loại 3

Khi sử dụng câu điều kiện loại 3 chủ yếu là để miêu tả những hành động/sự việc trái với quá khứ. Cụ thể các trường hợp như sau:

Diễn tả sự tiếc nuối về quá khứ.

Ví dụ:

If I had run faster, I would have won a gold medal.

(Nếu tôi chạy nhanh hơn, tôi đã đạt được huy chương vàng rồi.

Diễn tả một mong muốn trong quá khứ.

Ví dụ:

If you had learned piano earlier, you could have been a professional musician.

(Nếu bạn học đàn piano sớm hơn, bạn có thể đã trở thành nhạc công chuyên nghiệp rồi).

– Thể hiện sự trách móc chuyện đã qua.

Ví dụ:

If you had listened to me, we might have been richer.

(Nếu bạn nghe lời tôi, chúng ta có thể đã giàu hơn rồi).

– Mô tả một sự việc trái sự thật trong quá khứ và giả định kết quả của nó.

Ví dụ:

If you had met him, he would not have gone abroad.

(Nếu bạn gặp anh ta, anh ta có thể không đi du học rồi).

Cấu trúc câu điều kiện loại 3

Cấu trúc câu điều kiện loại 3
Cấu trúc câu điều kiện loại 3

Cấu trúc câu điều kiện loại 3 cơ bản

Mang cấu trúc cơ bản của câu điều kiện (mệnh đề If), câu điều kiện loại 3 cũng gồm 2 mệnh đề: mệnh đề điều kiện và mệnh đề kết quả. Trong đó, mệnh đề điều kiện (chứa If) chia ở thì quá khứ hoàn thành, mệnh đề còn lại ở dạng would have PP.

If + S + had + PP + “,” + S + would/ could/ should + have + PP

PP: quá khứ phân từ hay động từ chia ở cột 3 trong bảng động từ bất quy tắc.

Ví dụ:

If I had studied Maths harder, I would have passed that exam.

(Nếu tôi học môn Toán chăm chỉ hơn, tôi đã đậu kỳ thi đó rồi).

If I hadn’t moved to a new company, I could have kept in touch with her.

(Nếu tôi không chuyển sang công ty mới, tôi đã có thể giữ liên lạc với cô ấy).

If you had spoken English, you could have made friends with him.

(Nếu bạn nói được tiếng Anh, bạn có thể kết bạn với anh ta).

Lưu ý khi sử dụng cấu trúc câu điều kiện loại 3

Lưu ý khi dùng câu điều kiện loại 3
Lưu ý khi dùng câu điều kiện loại 3

Nếu để ý chúng ta sẽ thấy cấu trúc câu điều kiện loại 3 là dạng lùi lại 1 thì nữa của câu điều kiện loại 2.

Chúng ta nên nắm chắc bản động từ quy tắc để chia cho đúng ở cấu trúc câu điều kiện này.

  Nếu mệnh đề điều kiện ở dạng phủ định, ta có thể dùng “unless” thay thế cho “if…not”

Ví dụ:

I would have visited Hue unless it had rained that day.

(Tôi có thể đã đến thăm Huế nếu như hôm đó trời không mưa).

  Chúng ta có thể sử dụng dạng đảo ngữ ở cấu trúc câu điều kiện loại 3 bằng cách đưa HAD lên đầu câu.

Had + S + (not) + PP, S + would/ could/ should + have + PP

Ví dụ:

If you had not bought that bike, you could have bought a better one.

=> Had you not bought that bike, you could have bought a better one.

(Nếu bạn không mua chiếc xe đạp đó, bạn có thể mua chiếc tốt hơn rồi).

Biến thể cấu trúc câu điều kiện loại 3

Biến thể của câu điều kiện loại 3
Biến thể của câu điều kiện loại 3

Biến thể mệnh đề chứa kết quả

– Khi cần nhấn mạnh tính liên tục và lâu dài của hành động đang diễn ra trong quá khứ ở mệnh đề chứa kết quả. Ta sẽ chia dạng would have been V_ing cho mệnh đề kết quả.

If + S + had + PP + “,” + S + would/ could/ should + have been + V_ing

Ví dụ:

If you had gone home earlier, you could have been joining that festival last Sunday.

(Nếu bạn về nhà sớm hơn, bạn có thể đang tham gia được lễ hội đó vào chủ nhật vừa rồi).

– Tình huống cần nhấn mạnh đến kết quả xảy ra ở hiện tại (câu thường chứa now). Thì ta chỉ cần dùng would V_inf trong mệnh đề kết quả.

If + S + had + PP + “,” + S + would/ could/ should + V_inf

Ví dụ:

If you had followed my idea, you could be happier now.

(Nếu bạn làm theo ý tưởng của tôi, bây giờ bạn có thể vui vẻ hơn).

Biến thể mệnh đề chứa điều kiện

– Tình huống cần nhấn mạnh sự việc trong mệnh đề điều kiện đang xảy ra liên tục ở quá khứ, ta chia dạng quá khứ hoàn thành tiếp diễn cho mệnh đề điều kiện.

If + S + had (not) + been + V_ing + “,” + S + would/ could/ should + have + PP

Ví dụ:

If I had not been working the whole week, I would have travelled with them.

(Nếu tôi không làm việc suốt tuần, tôi đã đi du lịch với họ).

——————

Sau bài viết về cấu trúc điều kiện loại 3 này, mình tin rằng các bạn sẽ tự tin để đạt điểm số tối đa khi có điểm ngữ pháp này xuất hiện trong bài thi. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

  • Các loại mệnh đề trong Tiếng Anh từ A đến Z không thể bỏ quaCác loại mệnh đề trong Tiếng Anh từ A đến Z không thể bỏ qua
  • Cách dùng unless trong tiếng anh và những lưu ý cần ghi nhớCách dùng unless trong tiếng anh và những lưu ý cần ghi nhớ
  • Cấu trúc câu enough trong Tiếng Anh và các quy tắc cần biếtCấu trúc câu enough trong Tiếng Anh và các quy tắc cần biết
  • Cấu trúc Only when trong tiếng anh: Khái niệm và cách dùngCấu trúc Only when trong tiếng anh: Khái niệm và cách dùng
  • Cấu trúc Let trong tiếng anh: Khái niệm và cách dùng nên nhớCấu trúc Let trong tiếng anh: Khái niệm và cách dùng nên nhớ
  • Cấu trúc it's high time và cách dùng trong tiếng anh cần nhớCấu trúc it's high time và cách dùng trong tiếng anh cần nhớ

Từ khóa » đặt Câu Với If Loại 3