Cấu Trúc Chương Trình IGCSE - Các Cấp độ Học, Thang điểm Và Kỳ Thi

Nhiều phụ huynh quan tâm đến chương trình quốc tế Cambridge thắc mắc về cấu trúc chương trình IGCSE khác gì so với các bậc học khác? Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ hơn về cấu trúc chương trình và cách tính điểm của IGCSE.

  1. 1. Cấu trúc chương trình IGCSE
  2. 2. Các cấp độ môn học trong chương trình IGCSE
  3. 3. Thang điểm và kỳ thi chương trình IGCSE

1. Cấu trúc chương trình IGCSE

IGCSE (International General Certificate of Secondary Education) là chương trình THPT Quốc tế Cambridge dành cho học sinh từ 14 – 16 tuổi (tương đương với lớp 9 – 10 tại Việt Nam). Hội đồng khảo thí Quốc tế Cambridge (CAIE) là đơn vị chủ quản của chương trình này. CAIE cung cấp hơn 70+ môn học và không giới hạn số môn được triển khai.

Cấu trúc chương trình IGCSE gồm 6 nhóm lĩnh vực chính:

  • Nhóm 1: Ngôn ngữ
  • Nhóm 2: Ngôn ngữ Anh và Văn học
  • Nhóm 3: Toán học
  • Nhóm 4: Khoa học
  • Nhóm 5: Khoa học xã hội và nhân văn
  • Nhóm 6: Sáng tạo và nghề nghiệp

Trong đó, các nhóm Ngôn ngữ, Ngôn ngữ Anh và Văn học, Toán học, Khoa học được xếp vào nhóm bắt buộc (trọng tâm). Học sinh được học tối thiểu 5 môn và tối đa 14 môn cho lộ trình này, trong đó học sinh nên đảm bảo có 2 môn học thuộc Nhóm 1 và 1 môn học thuộc nhóm 2 – 5.

Thông thường, các trường sẽ lựa chọn triển khai từ 6 – 8 môn học trong chương trình THPT quốc tế Cambridge IGCSE. Các trường thường sẽ chọn triển khai nhóm các môn chính gồm: Ngôn ngữ Anh, Toán học, Khoa học… và nhóm các môn lựa chọn khác như: Kinh tế học, Công nghệ thông tin, Truyền thông, Mỹ thuật & Đồ họa… để học sinh lựa chọn.

Cấu trúc chương trình IGCSE đa dạng nhất trong toàn bộ lộ trình của chương trình Quốc tế Cambridge. Phụ huynh cần tìm hiểu kỹ để cùng con lựa chọn các môn học phù hợp với sở trường và chuẩn bị tốt nhất cho các bậc học tiếp theo.

Cấu trúc chương trình IGCSE
Cấu trúc chương trình IGCSE linh hoạt giúp học sinh chuẩn bị lộ trình tốt nhất cho các bậc học sau.

2. Các cấp độ môn học trong chương trình IGCSE

Để phân loại năng lực khác nhau của các học sinh, một số môn học của ICGSE sẽ được chia 2 cấp độ cho phép học sinh lựa chọn là “Core” (căn bản) và “Extended” (mở rộng/nâng cao). Đây là một ưu điểm nổi bật trong cấu trúc chương trình IGCSE giúp giáo viên có thể quyết định mức độ phù hợp của các môn học, bài kiểm tra dựa trên trình độ và mong muốn của học sinh.

Cấp độ “Core” cung cấp các kiến thức mang tính tổng quan, trong khi cấp độ “Extended” được thiết kế giúp học sinh chuyên sâu hóa kiến thức ở những chủ đề cụ thể phù hợp với từng nhóm học sinh như sau:

  • Đối với cấp độ “Core”: Chương trình này được thiết kế để tối ưu cho trình độ của phần lớn học sinh, tập trung vào việc cung cấp những kiến ​​thức căn bản nhất.
  • Đối với trình độ “Extended”: Chương trình này bao gồm kiến thức cấp độ “Core” và bổ sung kiến thức nâng cao để phù hợp với những học sinh có trình độ cao và gần với các bậc học cao hơn như A Level, IB hay AP.

Các bạn học sinh không cần phải đăng ký cùng một cấp độ cho tất cả các môn học. Như vậy, khi đăng ký cho con theo học chương trình IGCSE, quý phụ huynh hoàn toàn chủ động trong việc quyết định những môn học khác nhau với cấp độ phù hợp theo sở trường và mục tiêu cá nhân của các con. Điều này không chỉ giúp kết quả học tập của con được tốt hơn mà còn là cách tối ưu nhất đê tiết kiệm thời gian và chi phí. Quý phụ huynh có thể tìm hiểu chi tiết hơn các môn học trong cấu trúc chương trình IGCSE tại:Link

Cấu trúc chương trình IGCSE
Cấu trúc chương trình IGCSE phù hợp với học sinh ở nhiều trình độ khác nhau

3. Thang điểm và kỳ thi chương trình IGCSE

Vậy các môn học của IGCSE được chấm điểm như thế nào? Kết quả quá trình giảng dạy và học tập dựa trên thang điểm IGCSE được tính từ A* đến G (A* là điểm cao nhất) cho những học sinh đủ điều kiện hoàn thành môn học, học sinh sẽ nhận điểm U (ungraded) tương đương với không được xếp loại khi không đáp ứng đủ điều kiện hoàn thành môn học.

Thang điểm được dùng trong chương trình IGCSE có sự khác nhau ở 2 cấp độ:

  • Cấp độ “Core”: sử dụng thang điểm C D E F G.
  • Cấp độ “Extended”: sử dụng thang điểm A* A B C D E.
Xem chi tiết ngay: Thang điểm khác nhau giữa IGCSE Core và IGCSE Extended 

Ba thang điểm C, D, E ở cả 2 cấp độ Core và Extended được thiết kế để đánh giá những học sinh có thành tích tốt hơn hoặc kém hơn so với mong đợi của giáo viên. Học sinh sẽ không được xếp loại môn học (ungraded) nếu không đạt tiêu chuẩn tối thiểu là điểm G đối với cấp độ Core và điểm E đối với cấp độ Extended. Nếu muốn đăng ký vào các chương trình học cao hơn như A Levels, học sinh cần phải đạt từ điểm C trở lên cho tất cả môn học.

Kết thúc bậc học, học sinh sẽ tham gia thi lấy chứng chỉ Cambridge IGCSE. Mỗi năm sẽ có 2 đợt thi IGCSE là  tháng 5 hoặc tháng 6 và tháng 10 hoặc tháng 11. Học sinh sẽ  nhận kết quả tương ứng vào tháng 8 hoặc tháng 12 năm sau. Phụ huynh và học sinh cần lưu ý thời gian thi để không bị bỏ lỡ thời điểm phù hợp nhất.

Chứng chỉ Cambridge IGCSE là bước đệm quan trọng giúp học sinh có thể du học sớm, học chuyển tiếp lên các chương trình dự bị đại học như A Level hoặc học nghề và đi làm sớm với nhiều cơ hội làm việc ở các tập đoàn đa quốc gia. Phụ huynh tham khảo thêm thông tin về chứng chỉ này tại đây. (Key 24)

Với đa dạng môn học, linh hoạt trong cách tính điểm và để học sinh tự lựa chọn môn học, cấu trúc chương trình IGCSE đáp ứng được nhiều trình độ, khả năng và nguyện vọng của học sinh. Hy vọng với những thông tin trên, phụ huynh sẽ có những lựa chọn phù hợp và đúng đắn.

Quý phụ huynh và học sinh cần tìm hiểu thêm thông tin về chương trình học tại Vinschool, vui lòng truy cập vào website hoặc bấm số 1800.6511 (bấm chọn ngôn ngữ và bấm số máy lẻ 1 hoặc 3 với khu vực Miền Bắc & Miền Trung; bấm số máy lẻ 2 với khu vực Miền Nam).

Để được tư vấn chi tiết về lộ trình học tập và quy trình tuyển sinh tại Vinschool, phụ huynh đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY.

Từ khóa » điểm Igcse