Cấu Trúc đề Thi JLPT Theo Chuẩn Mới Nhất - Nhật Ngữ ICHIGO

Kỳ thi JLPT là kỳ thi quan trọng được tổ chức ở tầm cỡ quốc gia, với mục đích đánh giá năng lực, trình độ tiếng Nhật của các đối tượng đang theo học Nhật ngữ.

Đề thi JLPT được bảo mật hoàn toàn và do Hiệp hội tổ chức thi JLPT Nhật Bản trực tiếp ra đề. Tuy nhiên, mỗi năm phía Nhật Bản sẽ thay đổi cấu trúc đề thi JLPT tạo thế xoay chuyển tránh tình trạng nhiều thí sinh học tủ, học vẹt dựa trên đề mẫu năm trước.

[responsive_video type=’youtube’ hide_related=’0′ hide_logo=’0′ hide_controls=’0′ hide_title=’0′ hide_fullscreen=’0′ autoplay=’0′]https://www.youtube.com/watch?v=lvuLGdtr9oU[/responsive_video]

Hướng dẫn điền phiếu dự thi JLPT từ A đến Z

Xem thêm: Đáp án kỳ thi JLPT Tháng 12/2020 8 điều cần biết về kỳ thi JLPT

Chính vì vây, việc nắm rõ cấu trúc đề, thang điểm thi tổng quát sẽ giúp các bạn trang bị kỹ càng hơn về kiến thức lẫn tâm lý. Hãy cùng lướt qua các phần quan trọng tạo nên cấu trúc đề thi nào!

Thời gian thi và tổng điểm đậu:

CẤP ĐỘ TỪ VỰNG ĐỌC HIỂU & NGỮ PHÁP NGHE
N1 110 phút 60 phút
N2 105 phút 50 phút
N3 30 phút 70 phút 40 phút
N4 30 phút 60 phút 35 phút
N5 25 phút 50 phút 30 phút
CẤP ĐỘ TỪ VỰNG ĐỌC HIỂU & NGỮ PHÁP NGHE TỔNG ĐIỂM ĐẬU ĐIỂM TỐI ĐA
N1 – Tổng điểm: 60 – Điểm liệt: 19 – Tổng điểm: 60 – Điểm liệt: 19 100 điểm trở lên 180
N2 – Tổng điểm: 60 – Điểm liệt: 19 – Tổng điểm: 60 – Điểm liệt: 19 90 điểm trở lên 180
N3 – Tổng điểm: 60 – Điểm liệt: 19 – Tổng điểm: 60 – Điểm liệt: 19 – Tổng điểm: 60 – Điểm liệt: 19 95 điểm trở lên 180
N4 – Tổng điểm: 60 – Điểm liệt: 19 – Tổng điểm: 60 – Điểm liệt: 19 – Tổng điểm: 60 – Điểm liệt: 19 90 điểm trở lên 180
N5 – Tổng điểm: 60 – Điểm liệt: 19 – Tổng điểm: 60 – Điểm liệt: 19 – Tổng điểm: 60 – Điểm liệt: 19 80 điểm trở lên 180

* Chú ý: thang điểm thực tế từng mục trong bài thi sẽ khác nhau tùy theo mức độ khó của phần đó. Thang điểm này tổ chức JLPT không công bố nên việc tính điểm đậu chỉ mang tính tương đối.

8 Điều bạn cần biết về kỳ thi JLPT
Cách tính điểm JLPT từ N5 – N1 Trong đó cấp độ cao nhất là N1, cấp độ thấp nhất là N5. Điểm thi tối đa là 180 điểm cho 3 nhóm môn thi. Các phần thi đều có tổng điểm trong phạm vi 0 – 180 điểm, trong đó:

CHI TIẾT VỀ CÁCH TÍNH ĐIỂM TRONG TỪNG PHẦN THI SẼ NHƯ SAU:

Cấp độ thi JLPT N1:

  • Điểm tổng: Trên 100 điểm (Tối đa: 180 điểm)
  • Điểm kiến thức ngôn ngữ (Kanji, Từ vựng, Ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)
  • Điểm Đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)
  • Điểm Nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)

Cấp độ thi JLPT N2:

  • Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180 điểm)
  • Điểm kiến thức Ngôn Ngữ (Kanji, Từ vựng, Ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)
  • Điểm Đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)
  • Điểm Nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)

Cấp độ thi JLPT N3:

  • Điểm tổng: Trên 95 điểm (Tối đa: 180 điểm)
  • Điểm kiến thức Ngôn Ngữ (Kanji, Từ vựng, Ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)
  • Điểm Đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
  • Điểm Nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Cấp độ thi JLPT N4:

  • Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180 điểm)
  • Điểm kiến thức Ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120 điểm)
  • Điểm Nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)

Cấp độ thi JLPT N5:

  • Điểm tổng: Trên 80 điểm (Tối đa: 180 điểm)
  • Điểm kiến thức Ngôn Ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120 điểm)
  • Điểm Nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60 điểm)
Lưu ý về điểm số: – Điểm số cho mỗi câu ta không thể biết rõ (ví dụ không biết là 1 điểm hay 2 điểm) – Điểm thi sẽ được chuẩn hóa (等価 touka = đẳng hóa). “Chuẩn hóa” là để làm cho các kỳ thi công bằng nhau, ví dụ cùng làm được số câu như nhau, nhưng kỳ thi mà nội dung khó hơn thì điểm sẽ cao hơn. Độ khó của kỳ thi có lẽ sẽ được tính theo phân bố điểm của toàn bộ thí sinh dự thi. Chúng ta không biết thuật toán để tính điểm của ban tổ chức kỳ thi và cách tính điểm không được công khai. Do đó, chúng ta chỉ có thể tính gần đúng điểm số mà thôi.

CẤU TRÚC ĐỀ THI JLPT N5

CẤU TRÚC MỤC SỐ CÂU NỘI DUNG
Phần 1 Từ vựng (35 câu) Mục 1 12 Cách đọc những từ được viết bằng Hán tự.
Mục 2 8 Những từ được viết bằng Hiragana sẽ được viết sang Hán tự hoặc Katakana như thế nào.
Mục 3 10 Tùy theo mạch văn tìm những từ được quy định phù hợp về mặt ngữ nghĩa là từ nào.
Mục 4 5 Tìm những cách diễn đạt, những từ gần nghĩa với các từ đã cho.
Phần 2 Ngữ pháp – đọc hiểu (32 câu) Mục 1 16 Có thể phán đoán được hình thức ngữ pháp nào phù hợp với nội dung câu văn.
Mục 2 5 Có thể tạo được câu văn mạch lạc về mặt ý nghĩa và đúng cú pháp.
Mục 3 5 Có thể phán đoán được câu nào phù hợp với dòng chảy của đoạn văn.
Mục 4 3 Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 80 chữ Hán tự đơn giản về các ngữ cảnh, các vấn đề có liên quan đến học tập, cuộc sống hay công việc.
Mục 5 2 Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 250 chữ Hán tự đơn giản về đề tài có liên quan đến cuộc sống hàng ngày.
Mục 6 1 Có thể tìm ra những thông tin cần thiết trong các bản tin, bản hướng dẫn… có khoảng 250 chữ Hán tự cơ bản.
Phần 3 Thi nghe (24 câu) Mục 1 7 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Nghe và nắm bắt những thông tin cần thiết, giải quyết những chủ đề mang tính cụ thể và có thể biết được cái thích hợp tiếp theo là cái gì. )
Mục 2 6 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Phải nghe cái đã được chỉ thị từ trước, có khả năng nghe và lược ra những điểm chính)
Mục 3 5 Vừa nhìn hình vừa nghe giải thích tình huống để chọn lựa câu thoại thích hợp.
Mục 4 6 Nghe câu thoại ngắn chẳng hạn như một câu hỏi rồi chọn câu ứng đáp thích hợp.
Tổng hợp bộ tài liệu luyện thi JLPT N5 đến N1

CẤU TRÚC ĐỀ THI JLPT N4

CẤU TRÚC MỤC Số câu NỘI DUNG
Phần 1 Từ vựng (35 câu) 1 9 Cách đọc những từ được viết bằng Hán tự.
2 6 Những từ được viết bằng Hiragana sẽ được viết sang Hán tự hoặc Katakana như thế nào.
3 10 Tùy theo mạch văn tìm những từ được quy định phù hợp về mặt ngữ nghĩa là từ nào.
4 5 Tìm những cách diễn đạt, những từ gần nghĩa với các từ đã cho.
5 5 Biết được từ đó sử dụng như thế nào trong các câu được đưa ra.
Phần 2 Ngữ pháp – đọc hiểu (35 câu) 1 15 Có thể phán đoán được hình thức ngữ pháp nào phù hợp với nội dung câu văn.
2 5 Có thể tạo được câu văn mạch lạc về mặt ý nghĩa và đúng cú pháp.
3 5 Có thể phán đoán được câu nào phù hợp với dòng chảy của đoạn văn.
4 4 Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 100 ~ 200 chữ Hán tự đơn giản về các ngữ cảnh, các vấn đề có liên quan đến học tập, cuộc sống hay công việc.
5 4 Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 450 chữ Hán tự đơn giản về đề tài có liên quan đến cuộc sống hàng ngày.
6 2 Có thể tìm ra những thông tin cần thiết trong các bản tin, bản hướng dẫn… có khoảng 400 chữ Hán tự cơ bản.
PHẦN 3 NGHE (28 câu) 1 8 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Nghe và nắm bắt những thông tin cần thiết, giải quyết những chủ đề mang tính cụ thể và có thể biết được cái thích hợp tiếp theo là cái gì. )
2 7 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Phải nghe cái đã được chỉ thị từ trước, có khả năng nghe và lược ra những điểm chính)
3 5 Vừa nhìn hình vừa nghe giải thích tình huống để chọn lựa câu thoại thích hợp.
4 8 Nghe câu thoại ngắn chẳng hạn như một câu hỏi rồi chọn câu ứng đáp thích hợp.
Tổng hợp bộ đề thi JLPT N5 đến N1 (có đáp án)

CẤU TRÚC ĐỀ THI JLPT N3

CẤU TRÚC MỤC Số câu NỘI DUNG
Phần 1 Từ Vựng (35 câu) 1 8 Cách đọc những từ được viết bằng Hán tự.
2 6 Những từ được viết bằng Hiragana sẽ được viết sang Hán tự hoặc Katakana như thế nào, phù hợp với ý nghĩa của câu.
3 11 Tùy theo mạch văn tìm những từ được quy định phù hợp về mặt ngữ nghĩa là từ nào.
4 5 Tìm những cách diễn đạt, những từ gần nghĩa với các từ đã cho.
5 5 Biết được từ đó sử dụng như thế nào trong các câu được đưa ra.
Phần 2 Ngữ pháp – đọc hiểu (39 câu) 1 13 Có thể phán đoán được hình thức ngữ pháp nào phù hợp với nội dung câu văn.
2 5 Có thể tạo được câu văn mạch lạc về mặt ý nghĩa và đúng cú pháp.
3 5 Có thể phán đoán được câu nào phù hợp với dòng chảy của đoạn văn.
4 4 Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 150 ~ 200 chữ Hán tự, thể loại văn giải thích, chỉ thị.. với nội dụng có liên quan đến công việc và cuộc sống.
5 6 Đọc nội dung của một văn bản khoảng 350 chữ Hán tự, thể loại văn giải thích hoặc tự luận… Biết được các từ khóa, các mối quan hệ nhân quả…
6 4 Đọc nội dung của một văn bản khoảng 550 chữ Hán tự, thể loại văn giải thích, thư từ hoặc tự luận… Biết cách khái quát, nắm được hướng triển khai của các lí luận.
7 2 Có thể tìm ra những thông tin cần thiết trong các bản quảng cáo, tờ rơi… có khoảng 600 chữ Hán tự cơ bản.
Phần 3 Nghe (28 câu) 1 6 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Nghe và nắm bắt những thông tin cần thiết, giải quyết những chủ đề mang tính cụ thể và có thể biết được cái thích hợp tiếp theo là cái gì. )
2 6 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Phải nghe cái đã được chỉ thị từ trước, có khả năng nghe và lược ra những điểm chính)
3 3 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại.(Từ đoạn hội thoại có thể hiểu được chủ trương, ý đồ của người nói)
4 4 Vừa nhìn hình vừa nghe giải thích tình huống để chọn lựa câu thoại thích hợp.
5 9 Nghe câu thoại ngắn chẳng hạn như một câu hỏi rồi chọn câu ứng đáp thích hợp.

CẤU TRÚC ĐỀ THI JLPT N2

Cấu trúc Mục Số câu Mục tiêu
Phần 1 Từ vựng Ngữ pháp Đọc hiểu (75 câu ) 1 5 Cách đọc những từ được viết bằng Hán tự.
2 5 Những từ được viết bằng Hiragana sẽ được viết sang Hán tự hoặc Katakana như thế nào.
3 5 Biết các từ ghép, các từ phát sinh.
4 7 Tùy theo mạch văn tìm những từ được quy định phù hợp về mặt ngữ nghĩa là từ nào.
5 5 Tìm những cách diễn đạt, những từ gần nghĩa với các từ đã cho.
6 5 Biết được từ đó sử dụng như thế nào trong các câu được đưa ra.
7 12 Có thể phán đoán được hình thức ngữ pháp nào phù hợp với nội dung câu văn.
8 5 Có thể tạo được câu văn mạch lạc về mặt ý nghĩa và đúng cú pháp.
9 5 Có thể phán đoán được câu nào phù hợp với dòng chảy của đoạn văn.
10 5 Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 200 chữ Hán tự, thể loại văn giải thích, chỉ thị..với nội dung có liên quan đến công việc và cuộc sống.
11 9 Đọc nội dung của một văn bản khoảng 500 chữ Hán tự, thể loại văn giải thích hoặc tự luận, bình phẩm… Nắm được khái quát cách suy nghĩ của tác giả, hiểu lí do, các mối quan hệ nhân quả…
12 2 Đọc nội dung của một số văn bản (khoảng 600 chữ Hán tự). Biết cách vừa tổng hợp vừa so sánh đối chiếu.
13 3 Đọc nội dung của một văn bản khoảng 900 chữ Hán tự, thể loại văn lí luận, bình phẩm mang tính so sánh.. Nắm bắt được ý kiến, chủ trương cần truyền đạt trong tổng thể đoạn văn.
14 2 Có thể tìm ra những thông tin cần thiết trong các bản quảng cáo, tờ rơi, thông tin trong tạp chí, thương mại… có khoảng 700 chữ Hán tự cơ bản.
Nghe hiểu (32 câu ) 1 5 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Nghe và nắm bắt những thông tin cần thiết, giải quyết những chủ đề mang tính cụ thể và có thể biết được cái thích hợp tiếp theo là cái gì. )
2 6 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Phải nghe cái đã được chỉ thị từ trước, có khả năng nghe và lược ra những điểm chính)
3 5 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại.(Từ đoạn hội thoại có thể hiểu được chủ trương, ý đồ của người nói)
4 12 Nghe câu thoại ngắn chẳng hạn như một câu hỏi rồi chọn câu ứng đáp thích hợp.
5 4 Nghe một đoạn hội thoại dài, vừa hiểu nội dung vừa tổng hợp, so sánh các thông tin.
Khóa luyện thi JLPT tại Ichigo

CẤU TRÚC ĐỀ THI JLPT N1

CẤU TRÚC MỤC SỐ CÂU NỘI DUNG
Phần 1 Từ vựng Ngữ pháp Đọc hiểu (71 câu ) 1 6 Cách đọc những từ được viết bằng Hán tự.
2 7 Tùy theo mạch văn tìm những từ được quy định phù hợp về mặt ngữ nghĩa là từ nào.
3 6 Tìm những cách diễn đạt, những từ gần nghĩa với các từ đã cho.
4 6 Biết được từ đó sử dụng như thế nào trong các câu được đưa ra.
5 10 Có thể phán đoán được hình thức ngữ pháp nào phù hợp với nội dung câu văn.
6 5 Có thể tạo được câu văn mạch lạc về mặt ý nghĩa và đúng cú pháp.
7 5 Có thể phán đoán được câu nào phù hợp với dòng chảy của đoạn văn.
8 4 Đọc và hiểu được nội dung của một văn bản khoảng 200 chữ Hán tự, thể loại văn giải thích, chỉ thị.. với nội dung có liên quan đến công việc và cuộc sống.
9 9 Đọc nội dung của một văn bản khoảng 500 chữ Hán tự, thể loại văn giải thích hoặc tự luận, bình phẩm… Hiểu được các lí do, các mối quan hệ nhân quả…
10 4 Đọc nội dung của một văn bản khoảng 1000 chữ Hán tự, thể loại văn giải thích hoặc tự luận… Biết cách khái quát, nắm được cách suy nghĩ của tác giả…
11 3 Đọc nội dung của một số văn bản (khoảng 600 chữ Hán tự). Biết cách vừa tổng hợp vừa so sánh đối chiếu.
12 4 Đọc nội dung của một văn bản khoảng 1000 chữ Hán tự, thể loại văn mang tính lí luận, tính trừu tượng chẳng hạn như bình phẩm, xã luận… Nắm bắt được ý kiến, chủ trương cần truyền đạt trong tổng thể đoạn văn.
13 2 Có thể tìm ra những thông tin cần thiết trong các bản quảng cáo, tờ rơi, thông tin trong tạp chí, thương mại… có khoảng 700 chữ Hán tự cơ bản.
Phần 2 : Nghe hiểu ( 27 câu ) 1 6 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Nghe và nắm bắt những thông tin cần thiết, giải quyết những chủ đề mang tính cụ thể và có thể biết được cái thích hợp tiếp theo là cái gì. )
2 7 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại. ( Phải nghe cái đã được chỉ thị từ trước, có khả năng nghe và lược ra những điểm chính)
3 6 Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại.(Từ đoạn hội thoại có thể hiểu được chủ trương, ý đồ của người nói)
4 14 Nghe câu thoại ngắn chẳng hạn như một câu hỏi rồi chọn câu ứng đáp thích hợp.
5 4 Nghe một đoạn hội thoại dài, vừa hiểu nội dung vừa tổng hợp, so sánh các thông tin.

Nhật ngữ ICHIGO Chúc các bạn ôn luyện hiệu quả và có một kỳ thi thật thành công!

Từ khóa » Cấu Trúc đề N5