Cấu Trúc đề Thi THPT Quốc Gia 2019 đầy đủ Các Môn - Tuyển Sinh Số
Có thể bạn quan tâm
Dưới đây là cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2019 đầy đủ các môn giúp thí sinh có định hướng ôn tập hiệu quả cho kỳ thi sắp tới.
1. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Văn
Môn Văn thi theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 120 phút.
Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ Văn thường gồm 2 phần là: Đọc hiểu và Làm văn. Phần đọc hiểu chiếm 30% còn phần làm văn chiếm 70% tổng số điểm bài thi.
Phần đọc hiểu:
Thường có một đoạn trích thuộc lĩnh vực xã hội và 4 câu hỏi đi kèm từng mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.
- Câu 1 thường là câu kiểm tra kiến thức tiếng Việt và văn học. Để làm tốt câu này, sĩ tử cần nắm rõ về phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, phương thức lập luận, đề tài, thể loại,…
- Câu 2 người học chú ý câu hỏi dạng như: "Theo tác giả, (từ khóa/khái niệm/ý kiến…) được nói đến trong đoạn trích là gì?", hay "Anh/ chị hiểu thế nào về (từ khóa/khái niệm/ý kiến…) trong đoạn trích trên?"...
- Câu 3 thường ở dạng: vì sao sao tác giả cho rằng (ý kiến)?
- Câu 4 thường kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng của thí sinh vào thực hành. Dạng câu hỏi thường gặp là: "Anh/chị có đồng quan điểm với tác giả không? Vì sao?", "Bài học rút ra từ đoạn trích trên?"..
Phần làm văn:
Thường có 2 câu
- Câu 1 thường yêu cầu làm một bài nghị luận xã hội được rút ra từ phần Đọc hiểu với độ dài khoảng 200 chữ. Vấn đề được nêu trong câu hỏi đều là những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống.
- Câu 2 chiếm nửa số điểm của toàn bài, là câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận văn học, liên quan tới các tác phẩm văn học trong chương trình phổ thông (chủ yếu là lớp 12).
Bảng phân tích ma trận đề thi tham khảo môn Ngữ văn của Bộ GD&ĐT
2. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Toán
Môn thi Toán gồm 50 câu, thí sinh làm trong 90 phút. Theo dự kiến, kỳ thi năm 2019, đề thi môn Toán có thể trải rộng kiến thức của cả lớp 10, lớp 11 và lớp 12. Dựa theo đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT, kiến thức Toán 12 chiếm khoảng 90% câu hỏi; kiến thức Toán 10 và 11chiếm khoảng 10%.
Bảng phân tích ma trận đề thi môn Toán giúp thí sinh có định hướng ôn tập tốt hơn
Phân tích chi tiết các chuyên đề:
- Chuyên đề hàm số: là chuyên đề có số lượng câu hỏi lớn nhất trong đề thi (12 câu) và cũng là chuyên đề có nhiều câu hỏi khó nhất trong đề (3 câu vận dụng cao).
Các câu hỏi ở mức độ Nhận biết – Thông hiểu đều rơi vào các dạng bài quen thuộc mà thí sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa là có thể làm được. Bên cạnh đó, những các câu Vận dụng – Vận dụng cao đều được lồng ghép kiến thức của các chuyên đề khác.
- Chuyên đề mũ Logarit: Vẫn có dạng bài toán lãi suất trong đề, nhưng mức độ câu hỏi rất cơ bản không làm khó được thí sinh.
- Chuyên đề số phức: Chuyên đề này không có thay đổi nhiều so với các đề thi năm 2018, các dạng bài đều quen thuộc với thí sinh, trong đó 5 câu hỏi chia đều cho 4 cấp độ nhận thức trong đề.
Câu hỏi khó nhất trong đề rơi vào dạng bài “xác định số phức thỏa mãn điều kiện cho trước”.
- Chuyên đề nguyên hàm – tích phân: Đề bài có 6 câu hỏi, trong đó câu hỏi khó nhất trong đề rơi vào dạng bài “tính diện tích hình phẳng” nhưng cho ở dạng hình vẽ. Với dạng này, thí sinh cần phải nắm được kiến thức lớp 10 (hình elip) và biết cách tọa độ hóa lên mới làm được câu hỏi này.
- Chuyên đề hình học Oxyz: Số lượng là 8 câu hỏi. Các câu hỏi thuộc phần nhận biết – thông hiểu quen thuộc, thí sinh có thể hoàn thành nhanh chóng. Ở câu hỏi mang tính phân loại, mức độ tư duy tăng lên, học sinh cần biết cách quy một bài toán hình tọa độ không gian sang các dạng bài hình học phẳng.
- Chuyên đề hình học không gian – tròn xoay: Số lượng câu hỏi là 8 câu, chiếm khoảng 15% câu hỏi trong đề.
Các câu hỏi các dạng bài quen thuộc: Tính góc, tính khoảng cách, tính thể tích của các hình khối quen thuộc. Câu hỏi khó nhất thuộc phần này là câu về thể tích của một khối đa diện, đòi hỏi học sinh biết cách phân chia thể tích các khối đa diện thật thành thạo mới làm được.
- Các chuyên đề khác: Những câu hỏi còn lại thuộc các chuyên đề tổ hợp – xác suất, cấp số cộng – cấp số nhân; phương trình – hệ phương trình – bất phương trình, chiếm khoảng 8% đến 10% số lượng câu hỏi trong đề. Các dạng bài đều không khó, quen thuộc với học sinh.
3. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh
Đề thi THPT quốc gia môn Tiếng Anh gồm 50 câu hỏi, làm bài trong 60 phút.
Dựa theo đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT, đề thi tiếng Anh năm nay có sự thay đổi trong một số điểm về cấu trúc đề, nội dung, phạm vi và độ khó so với năm 2018. Về tổng quan, đề thi vẫn chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 với 60% kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao. Các câu hỏi quen thuộc, dễ lấy điểm nằm ở các dạng bài: câu giao tiếp, ngữ âm, hoàn thành câu phần ngữ pháp, nối câu, tìm lỗi sai, câu đồng nghĩa....
Các câu hỏi khó là phần từ vựng như tìm từ đồng nghĩa trái nghĩa, các câu từ vựng trong phần hoàn thành câu và đọc hiểu. Trong đề thi thử của Bộ GD&ĐT năm nay, phần đọc hiểu là dạng bài để phân loại học sinh, giảm 2 câu nhưng tăng độ khó.
Bảng phân tích ma trận đề thi môn tiếng Anh
4. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Lý
Thời gian làm bài thi môn Vật lý là 50 phút với 40 câu hỏi.
Theo đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT, câu hỏi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 (90% - 36 câu hỏi) và một phần nhỏ kiến thức lớp 11 (10% - 4 câu), trong đó, khoảng với 60% cơ bản và 40% mang tính phân loại.
Cụ thể cấu trúc đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019 môn Vật lí về mặt nội dung:
- Chương I. Dao động cơ: 7 câu
- Chương II. Sóng cơ và sóng âm: 5 câu
- Chương III. Dòng điện xoay chiều: 7 câu
- Chương IV. Dao động và sóng điện từ: 3 câu
- Chương V. Sóng ánh sáng: 7 câu
- Chương VI. Lượng tử ánh sáng: 2 câu
- Chương VII. Hạt nhân nguyên tử: 5 câu
- Vật lí 11: 4 câu
Ma trận đề thi THPT quốc gia 2019 môn Vật lý của Bộ GD&ĐT
5. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Hóa
Với đề thi tham khảo trên, tỷ lệ câu hỏi thuộc chương trình Hóa học 11 là 10 %, còn lại 90% là các câu hỏi thuộc chương trình lớp 12, không có câu hỏi chỉ thuộc chương trình lớp 10.
Trong đó các câu hỏi lớp 11 tập trung chủ yếu vào chương sự điện li, nitơ, photpho, đại cương hóa hữu cơ và chủ yếu thuộc các cấp độ Nhận biết/thông hiểu và vận dụng thấp. Các câu hỏi vận dụng cao để phân loại học sinh vẫn nằm trong các chuyên đề lớn như Este, lipit, tổng hợp hóa học vô cơ, tổng hợp hóa học hữu cơ, kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm và hợp chất thuộc chương trình Hóa học 12.
Ma trận kiến thức đề thi THPT quốc gia môn Hóa học năm 2019 của Bộ GD&ĐT
6. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Sinh học
Theo phân tích đề thi tham khảo môn Sinh học của Bộ GD&ĐT, số lượng kiến thức lớp 12 chiếm 85%, lớp 10 chiếm 5%, lớp 11 chiếm 10% trong đề thi. Giống như năm 2018, câu hỏi khó tập trung vào phần bài tập, tính vận dụng ít.
Ma trận kiến thức đề thi THPT quốc gia môn Sinh học năm 2019 của Bộ GD&ĐT
- Cơ chế di truyền và biến dị: Thí sinh chỉ cần nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa về gen, mã di truyền, phiên mã, dịch mã, nhân đôi, đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể...
- Quy luật di truyền: Các câu hỏi trong chuyên đề này chủ yếu là bài tập tính toán, thí sinh cần học và luyện các bài tập về quy luật di truyền (về các phép lai, tỉ lệ và số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con, bài tập phối hợp các quy luật di truyền)...
- Di truyền quần thể: Nội dung kiến thức bao gồm cả quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối.
- Ứng dụng di truyền học: Chỉ cần ghi nhớ kiến thức trong sách giáo khoa là có thể làm tốt phần này
- Di truyền người: Câu hỏi thuộc mức độ vận dụng cao thuộc dạng bài tập phả hệ
- Tiến hóa: Chỉ cần ghi nhớ kiến thức trong sách giáo khoa
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật: Câu hỏi ở mức độ nhận biệt - thông hiểu, thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật: Câu hỏi ở mức độ nhận biệt - thông hiểu, thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa
- Thành phần hóa học của tế bào: Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức sách giáo khoa và luyện tập dạng bài tập tính về các thành phần của ADN
Nhìn chung, cơ bản thí sinh có thể làm được 70% bài thi.
7. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Sử
Ma trận kiến thức đề thi THPT quốc gia môn Lịch sử ăm 2019 của Bộ GD&ĐT
Theo phân tích đề thi tham khảo môn Lịch sử của Bộ GD&ĐT, tỉ lệ câu hỏi thuộc chương trình Lịch sử 11 là 12,5 %, Lịch sử 12 là 87,5% và không có câu hỏi chỉ thuộc chương trình lớp 10.
Trong đó
- Câu hỏi lớp 11 xuất hiện ở chuyên đề Cách mạng tháng Mười Nga (1917), Việt Nam (1858 – 1918).
- Lịch sử thế giới bao gồm 6 chuyên đề: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917; Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 -1941); Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai; Liên bang Nga (1991 -2000); Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản; Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh; Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh.
- Lịch sử Việt Nam cũng có 6 chuyên đề: Việt Nam từ 1858 – 1918; Việt Nam từ năm 1919 đến 1930. Việt Nam từ năm 1930 đến 1945; Việt Nam từ năm 1945 đến 1954; Việt Nam từ năm 1954 đến 1975; Việt Nam từ năm 1975 đến 2000.
Về cơ bản, thí sinh nắm chỉ cần chắc kiến thức sách giao khoa đã có thể đạt được 6 - 7 điểm, để đạt điểm cao hơn cần khả năng tổng hợp kiến thức tốt.
8. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Địa
Ma trận kiến thức đề thi THPT quốc gia môn Địa lý năm 2019 của Bộ GD&ĐT
Theo đề thi tham khảo môn Địa lý của Bộ GD&ĐT, nội dung đề thi nằm trong chương trình Địa lý lớp 11 (10%) và lớp 12 (90%). So với năm 2018, đề thi tham khảo 2019 được đánh giá dễ hơn.
Những câu hỏi khó tập trung vào hai chuyên đề : Địa lí các ngành kinh tế và Địa lí vùng kinh tế.
- Địa lí Khu vực và Quốc gia: thuộc chương trình lớp 11 ở mức độ thông hiểu và khá gần gũi với thí sinh
- Địa lí tự nhiên: Câu hỏi tập trung vào vấn đề vị trí địa lý, đặc điểm địa hình và bảo vệ đất ở đồng bằng.
- Địa lí dân cư: Câu hỏi tập trung vào dân cư và đô thị hóa ở Việt Nam
- Địa lí ngành kinh tế: Các câu hỏi thuộc chuyên đề ngành nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch, giao thông vận tải, biển đảo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ...
- Địa lí vùng kinh tế: Câu hỏi trải đều ở các chuyên đề vềcác vùng kinh tế của cả nước và cả vấn đề vùng kinh tế trọng điểm.
- Câu hỏi thực hành các kĩ năng Địa lí: Chỉ cần khai thác tốt Atlat bạn có thể tránh được điểm liệt môn này
9. Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Giáo dục công dân
Ma trận kiến thức đề thi THPT quốc gia môn GDCD năm 2019 của Bộ GD&ĐT
So với đề thi năm 2018, đề thi tham khảo môn GDCD của Bộ năm nay dễ hơn. Câu hỏi khó tập trung vào các chuyên đề: Thực hiện pháp luật, Công dân với các quyền tự do cơ bản và công dân với các quyền dân chủ, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, đề thi vẫn đảm bảo 70% câu hỏi dễ và trung bình để học sinh xét tốt nghiệp.
Suzy
Từ khóa » Cấu Trúc đề Thi Tiếng Anh Thpt Quốc Gia 2019
-
Cấu Trúc đề Thi Tiếng Anh THPT Quốc Gia 2019 - Luyện Thi PRO
-
[CỰC HOT] Bật Mí Cấu Trúc đề Thi Tiếng Anh Kỳ ... - Đại Học FPT Hà Nội
-
Trọn Bộ Cấu Trúc đề Thi THPT Quốc Gia 2019 ... - Đại Học FPT Hà Nội
-
CẤU TRÚC ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2019 MÔN TIẾNG ANH
-
Tải Ma Trận Kiến Thức đề Thi Môn Tiếng Anh THPT Quốc Gia 2019
-
Trọn Bộ Cấu Trúc đề Thi THPT Quốc Gia 2019 Tất Cả ... - ThiênBảo Edu
-
[Cực Hot] Bật Mí Cấu Trúc đề Thi Tiếng Anh Kỳ Thi THPT Quốc Gia 2019
-
Cấu Trúc đề Các Môn Thi THPT Quốc Gia 2019 Cho Teen 2k1
-
Cấu Trúc đề Thi Thpt Quốc Gia 2019 Môn Anh
-
Cấu Trúc đề Thi Kỳ Thi Tốt Nghiệp THPT Quốc Gia Môn Tiếng Anh Năm ...
-
Cấu Trúc đề Thi THPT Quốc Gia 2022 Tất Cả Các Môn - VinaPhone
-
Đề Thi Tiếng Anh THPT Quốc Gia 2019 Bám Sát Cấu Trúc đề Thi Tham ...
-
Đề Thi Tham Khảo THPT Quốc Gia 2019: Cấu Trúc Môn Tiếng Anh ...