Cấu Trúc Dữ Liệu Hash Table

Cấu trúc dữ liệu Hash Table Trang trước Trang sau

Hash Table là gì?

Cấu trúc dữ liệu Hash Table là một cấu trúc dữ liệu lưu giữ dữ liệu theo cách thức liên hợp. Trong Hash Table, dữ liệu được lưu giữ trong định dạng mảng, trong đó các giá trị dữ liệu có giá trị chỉ mục riêng. Việc truy cập dữ liệu trở nên nhanh hơn nếu chúng ta biết chỉ mục của dữ liệu cần tìm.

Do đó, với loại cấu trúc dữ liệu Hash Table này thì các hoạt động chèn và hoạt động tìm kiếm sẽ diễn ra rất nhanh, bất chấp kích cỡ của dữ liệu là bao nhiêu. Hash Table sử dụng mảng như là một kho lưu giữ trung gian và sử dụng kỹ thuật Hash để tạo chỉ mục tại nơi phần tử được chèn vào.

Kỹ thuật Hashing

Hashing là một kỹ thuật để chuyển đổi một dãy các giá trị khóa (key) vào trong một dãy các giá trị chỉ mục (index) của một mảng. Chúng ta đang sử dụng toán tử lấy phần dư để thu được một dãy các giá trị khóa. Giả sử có một HashTable có kích cỡ là 20, và dưới đây là các phần tử cần được lưu giữ. Phần tử trong định dạng (key, value).

Cấu trúc dữ liệu hash table
  • (1,20)
  • (2,70)
  • (42,80)
  • (4,25)
  • (12,44)
  • (14,32)
  • (17,11)
  • (13,78)
  • (37,98)
Stt Key Hash Chỉ mục mảng
1 1 1 % 20 = 1 1
2 2 2 % 20 = 2 2
3 42 42 % 20 = 2 2
4 4 4 % 20 = 4 4
5 12 12 % 20 = 12 12
6 14 14 % 20 = 14 14
7 17 17 % 20 = 17 17
8 13 13 % 20 = 13 13
9 37 37 % 20 = 17 17
Quảng cáo

Kỹ thuật Dò tuyến tính (Linear Probing)

Chúng ta thấy rằng có thể xảy ra trường hợp mà kỹ thuật Hashing được sử dụng để tạo chỉ mục đã tồn tại trong mảng. Trong tình huống này, chúng ta cần tìm kiếm vị trí trống kế tiếp trong mảng bằng việc nhìn vào trong ô tiếp theo cho tới khi chúng ta tìm thấy một ô trống. Kỹ thuật này được gọi là Dò tuyến tính (Linear Probing).

Stt Key Hash Chỉ mục mảng Sau kỹ thuật Linear Probing, chỉ mục mảng
1 1 1 % 20 = 1 1 1
2 2 2 % 20 = 2 2 2
3 42 42 % 20 = 2 2 3
4 4 4 % 20 = 4 4 4
5 12 12 % 20 = 12 12 12
6 14 14 % 20 = 14 14 14
7 17 17 % 20 = 17 17 17
8 13 13 % 20 = 13 13 13
9 37 37 % 20 = 17 17 18
Quảng cáo

Các hoạt động cơ bản trên Hash Table

Dưới đây là một số hoạt động cơ bản có thể được thực hiện trên cấu trúc dữ liệu Hash Table.

  • Hoạt động tìm kiếm: tìm kiếm một phần tử trong cấu trúc dữ liệu HashTable.

  • Hoạt động chèn: chèn một phần tử vào trong cấu trúc dữ liệu HashTable.

  • Hoạt động xóa: xóa một phần tử từ cấu trúc dữ liệu HashTable.

Phần tử dữ liệu (DataItem) trong HashTable

Phần tử dữ liệu bao gồm: data và key. Dựa vào key này chúng ta có thể thực hiện các hoạt động tìm kiếm trong cấu trúc dữ liệu HashTable.

struct DataItem { int data; int key; };

Phương thức của cấu trúc dữ liệu Hash Table

Xác định một phương thức để ước lượng Hash Code của key của phần tử dữ liệu.

int hashCode(int key){ return key % SIZE; }

Hoạt động tìm kiếm trong Hash Table

Mỗi khi một phần tử được tìm kiếm: ước lượng giá trị hash code của key đã truyền vào và sau đó xác định vị trí của phần tử bởi sử dụng giá trị hash code đó giống như là chỉ mục trong mảng. Sử dụng kỹ thuật Dò tuyến tính (Linear Probing) để lấy phần tử nếu như không tìm thấy phần tử với giá trị hash code đã ước lượng.

struct DataItem *search(int key){ //lấy giá trị hash int hashIndex = hashCode(key); //di chuyển trong mảng cho tới khi gặp ô trống while(hashArray[hashIndex] != NULL){ if(hashArray[hashIndex]->key == key) return hashArray[hashIndex]; //tới ô tiếp theo ++hashIndex; //bao quanh hash table hashIndex %= SIZE; } return NULL; }

Để theo dõi code đầy đủ các hoạt động trong Hash Table, mời bạn click chuột vào chương: Hash Table trong C.

Hoạt động chèn trong Hash Table

Mỗi khi một phần tử được chèn: ước lượng giá trị hash code của key đã truyền và xác định vị trí của phần tử bởi sử dụng giá trị hash code đó giống như là chỉ mục trong mảng. Sử dụng Dò tuyến tính (Linear Probing) cho vị trí trống nếu phần tử được tìm thấy với giá trị hash code đã ước lượng.

void insert(int key,int data){ struct DataItem *item = (struct DataItem*) malloc(sizeof(struct DataItem)); item->data = data; item->key = key; //Lấy giá trị hash int hashIndex = hashCode(key); //di chuyển trong mảng cho tới khi gặp ô trống hoặc bị xóa while(hashArray[hashIndex] != NULL && hashArray[hashIndex]->key != -1){ //tới ô tiếp theo ++hashIndex; //bao quanh hash table hashIndex %= SIZE; } hashArray[hashIndex] = item; }

Để theo dõi code đầy đủ các hoạt động trong Hash Table, mời bạn click chuột vào chương: Hash Table trong C.

Hoạt động xóa trong Hash Table

Mỗi khi một phần tử cần được xóa: ước lượng giá trị hash code của key đã truyền vào và sau đó xác định vị trí của phần tử bởi sử dụng giá trị hash code đó giống như là chỉ mục trong mảng. Sử dụng Dò tuyến tính (Linear Probing) để lấy phần tử nếu như không tìm thấy phần tử với giá trị hash code đã ước lượng. Khi tìm thấy, lưu trữ một phần tử giả tại đây để giữ hiệu suất của hash table.

struct DataItem* delete(struct DataItem* item){ int key = item->key; //lấy giá trị hash int hashIndex = hashCode(key); //di chuyển trong mảng cho tới khi gặp ô trống while(hashArray[hashIndex] !=NULL){ if(hashArray[hashIndex]->key == key){ struct DataItem* temp = hashArray[hashIndex]; //gán một phần tử giả tại vị trí bị xóa hashArray[hashIndex] = dummyItem; return temp; } //tới ô tiếp theo ++hashIndex; //bao quanh hash table hashIndex %= SIZE; } return NULL; }

Để theo dõi code đầy đủ các hoạt động trong Hash Table, mời bạn click chuột vào chương: Hash Table trong C.

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Follow fanpage của team https://www.facebook.com/vietjackteam/ hoặc facebook cá nhân Nguyễn Thanh Tuyền https://www.facebook.com/tuyen.vietjack để tiếp tục theo dõi các loạt bài mới nhất về Java,C,C++,Javascript,HTML,Python,Database,Mobile.... mới nhất của chúng tôi.

Bài học Cấu trúc dữ liệu và giải thuật phổ biến tại vietjack.com:

  • Giải thuật tiệm cận - Asymptotic Algorithms
  • Cấu trúc dữ liệu mảng (Array)
  • Danh sách liên kết - Linked List
  • Cấu trúc dữ liệu ngăn xếp - Stack
  • Cấu trúc dữ liệu hàng đợi - Queue
  • Tìm kiếm tuyến tính - Linear Search
  • Tìm kiếm nhị phân - Binary Search
  • Sắp xếp nổi bọt - Bubble Sort
  • Sắp xếp chèn - Insertion Sort
Trang trước Trang sau Bài viết liên quan
  • 160 bài học ngữ pháp tiếng Anh hay nhất

  • 155 bài học Java tiếng Việt hay nhất

  • 100 bài học Android tiếng Việt hay nhất

  • 247 bài học CSS tiếng Việt hay nhất

  • 197 thẻ HTML cơ bản

  • 297 bài học PHP

  • 101 bài học C++ hay nhất

  • 97 bài tập C++ có giải hay nhất

  • 208 bài học Javascript có giải hay nhất

Từ khóa » Băm Trong C++