Cấu Trúc Khu Vực Châu Á - Thái Bình Dương đến Năm 2025 Và Chính ...
Có thể bạn quan tâm
Nghiên cứu về CA-TBD thường chỉ tập trung vào cấu trúc an ninh và ít dự báo
Châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) là khu vực có môi trường an ninh-chính trị rất phức tạp. Khu vực này có nhiều quốc gia đa dạng về chính trị với những lợi ích và quan niệm khác nhau. Đây cũng là khu vực có sự hiện diện của nhiều cường quốc trên thế giới với sự tập trung lợi ích ngày càng tăng và khả năng đua tranh quyền lực quyết liệt. Không những thế, trong khu vực còn tồn tại và tiềm ẩn nhiều cạnh tranh, mâu thuẫn phức tạp cả về chính trị và an ninh. Các nguy cơ xung đột ở đây không chỉ diễn ra giữa nước lớn với nước lớn, nước lớn với nước nhỏ mà cả giữa nước nhỏ với nhau và thậm chí cả trong nội bộ một số nước. Do quy mô xung đột khá lớn, số lượng khá nhiều với mức độ mâu thuẫn khá sâu sắc, cho đến năm 2025, nhiều khả năng tình hình khu vực CA-TBD vẫn bất ổn, phức tạp với những diễn biến khó lường. Môi trường an ninh chính trị như vậy chắc chắn sẽ tạo ra nhiều đe dọa cho hòa bình, an ninh và ổn định của cả thế giới, khu vực và các quốc gia trong vùng.
CA-TBD là khu vực phát triển năng động nhất thế giới và là một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới. Tình hình và sự phát triển của khu vực này có ảnh hưởng ngày càng lớn đến toàn bộ nền kinh tế thế giới. Do các nước trong khu vực ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế nên sự phát triển kinh tế ở đây cũng sẽ ngày càng chi phối tình hình kinh tế từng nước trong khu vực. CA-TBD cũng là khu vực rất đa dạng về văn hóa, xã hội. Điều này tạo nên những lợi ích, quan niệm và giá trị khác nhau, có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng, nhận thức trong đối ngoại. Sự đa dạng và những khác biệt chủ quan ở đây đủ lớn để tạo thêm những bất đồng, làm sâu sắc thêm các mâu thuẫn, khiến cho chia rẽ và xung đột trong khu vực khó giải quyết.
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực CA-TBD. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Việt Nam ngày càng gắn bó và phụ thuộc vào khu vực. Các đối tác kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam chủ yếu thuộc về CA-TBD, các hội nhập kinh tế lớn nhất mà Việt Nam tham gia đều nằm trong khu vực. Bên cạnh đó, các đe dọa an ninh và những vấn đề đối ngoại lớn nhất mà Việt Nam gặp phải cũng xuất phát từ trong khu vực. Tương tự như vậy, những tác động văn hóa, xã hội lớn nhất cũng đến từ khu vực. Điều này đã được chứng tỏ trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước cũng như hiện nay. Trong sự chi phối của CA-TBD đến Việt Nam, có hai yếu tố quan trọng nhất. Đó là chính sách của các nước lớn từ cấp độ quốc gia và cấu trúc khu vực từ cấp độ khu vực. Tuy nhiên, giữa hai yếu tố này có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Chính sách của các nước lớn đều hướng tới cấu trúc để tạo ra cấu trúc có lợi cho mình, để có được vị thế trong cấu trúc và để đạt được quyền lực cấu trúc. Ngược lại, cấu trúc lại là nơi tập trung lợi ích của các nước lớn, là địa bàn chính phản ánh sự đua tranh giữa chúng, là môi trường bên ngoài kiềm chế hay thúc đẩy chính sách của các nước lớn.
Cấu trúc là trật tự thứ bậc quyền lực, phương thức tổ chức QHQT, cơ sở tạo ra luật chơi. Cấu trúc khu vực được xác lập cùng với sự phát triển hệ thống quốc tế khu vực trên nền tảng gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong vùng. Đối với mỗi khu vực, có ba dạng cấu trúc chính là cấu trúc an ninh-chính trị, cấu trúc kinh tế (sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính), cấu trúc phi vật chất (tư tưởng, quan niệm, giá trị, bản sắc, chuẩn mực, niềm tin,...).
So với các khu vực khác trên thế giới đã có cấu trúc tương đối ổn định, cấu trúc của CA-TBD vẫn đang trong giai đoạn định hình với nhiều xu hướng và toan tính khác nhau. Chính sự đua tranh giữa các nước lớn, giằng chéo về mục tiêu, đan xen về mô hình, đa dạng về cách thức xây dựng và nội dung cũng như tính chưa ổn định của cấu trúc khiến cho QHQT ở khu vực này còn lắm vấn đề phức tạp với nhiều mâu thuẫn và cạnh tranh. Tuy nhiên, với các xu hướng vận động hiện nay, nhiều khả năng đến năm 2025, cấu trúc khu vực CA-TBD trên cả ba loại hình sẽ được định hình rõ ràng hơn. Và khi đó, chắc chắn cấu trúc này sẽ tác động ngày càng tăng tới mọi quốc gia trong khu vực, sẽ làm xuất hiện những cơ hội và thách thức mới, thuận lợi và khó khăn mới cho tất cả các nước CA-TBD, trong đó có Việt Nam
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, cùng với chủ trương tăng cường hội nhập khu vực, Việt Nam chắc chắn sẽ chịu chi phối ngày càng tăng từ cấu trúc khu vực CA-TBD. Việc dự báo và chọn lựa chính sách ứng xử phù hợp với cấu trúc khu vực đến năm 2025 sẽ là một trong những yếu tố căn bản quyết định thành công hay thất bại trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Công việc này cũng gắn liền với nhiệm vụ bảo đảm an ninh và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng như nước ngoài chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể cấu trúc khu vực CA-TBD cả trên ba dạng an ninh - chính trị, kinh tế và ý thức cũng như mối quan hệ qua lại giữa chúng. Các nghiên cứu thường chỉ tập trung vào cấu trúc an ninh nhưng chủ yếu về hiện tại mà ít dự báo. Các công trình về kinh tế thì tập trung vào quan hệ kinh tế khu vực mà ít phân tích cấu trúc. Trong khi đó, cấu trúc về văn hóa thì gần như chưa có công trình nào. Bởi thế, việc nghiên cứu đề tài “Cấu trúc khu vực CA-TBD đến năm 2025 và chính sách của Việt Nam” vừa cần thiết về mặt khoa học, vừa có tính cấp thiết lớn về thực tiễn; vừa có ý nghĩa trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài, đặc biệt là trong bối cảnh tăng cường hội nhập quốc tế của nước ta.
Cấu trúc khu vực CA-TBD và những tác động chính
Theo nhóm nghiên cứu của đề tài thì cấu trúc an ninh - chính trị khu vực CA-TBD hiện nay đang diễn biến khá phức tạp. Về sự phân bố quyền lực, nhiều trung tâm quyền lực của khu vực được hình thành trong đó Mỹ và Trung Quốc có ảnh hưởng lớn nhất dù sức mạnh tổng hợp Trung Quốc vẫn còn thiếu toàn diện và kém hơn so với Mỹ. Các cường quốc khu vực, các quốc gia tầm trung khác cũng cố gắng đóng vai trò nhất định trong phân bố quyền lực khu vực. Nếu sắp xếp theo tầng thì sự phân bố quyền lực của cấu trúc này gồm ba tầng: tầng trên gồm Mỹ và Trung Quốc, tầng thứ hai gồm các cường quốc khác là Nhật Nản, Nga và Ấn Độ. Tầng thứ ba gồm các chủ thể hạng trung như Australia, Hàn Quốc và ASEAN.
Về mẫu hình quan hệ, hợp tác vẫn là mẫu hình phổ biến khi các nước trong khu vực dù lớn hay nhỏ vẫn duy trì sự hợp tác với nhau. Trong đó, đang chú ý là quá trình tập hợp lực lượng của các nước lớn đối với các nước vừa và nhỏ và sự cố kết giữa các nước nhỏ để tránh bị lôi kéo vào cạnh tranh giữa các nước lớn. Tuy nhiên, mẫu hình cạnh tranh đang có xu hướng tăng lên, chủ yếu theo chiều ngang và ở trong tầng trên. Đáng chú ý nhất là sự cạnh tranh quyền lực cấu trúc giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này tạo nên sự đan xem giữa hai mẫu hình quan hệ phổ biển là hợp tác và cạnh tranh trong cấu trúc an ninh-chính trị khu vực. Chính bởi sự cạnh tranh nước lớn cùng với những mâu thuẫn sẵn có tại khu vực đã tạo nên những luật chơi lỏng lẻo, ít ràng buộc và đi theo xu hướng khác nhau do Mỹ và Trung Quốc dẫn dắt.
Nhìn chung, cấu trúc an ninh - chính trị khu vực CA-TBD là một cấu trúc nhất siêu - đa trung tâm, chứa nhiều mâu thuẫn, còn lỏng lẻo và không ổn định.
So với cấu trúc an ninh - chính trị, cấu trúc kinh tế khu vực CA-TBD có sự ổn định tương đối hơn. Cấu trúc kinh tế này được phản ánh trên ba lĩnh vực chính là thương mại, sản xuất-đầu tư và tài chính. Cấu trúc kinh tế khu vực CA-TBD được xác lập không chỉ dựa trên phân công lao động với lợi thế so sánh của các nước trong vùng mà còn phụ thuộc vào sự phân bố quyền lực kinh tế. Trong phân bố quyền lực kinh tế, các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật đều đóng vai trò trung tâm tùy theo thời gian và lĩnh vực khác nhau. Không có trung tâm nào nắm được vị thế nổi trội như Mỹ trong cấu trúc an ninh-chính trị (nhất siêu, đa trung tâm). Các trung tâm này đều có những thế mạnh và thế yếu nhất định mà không có được sự toàn diện. Đây là nhóm nằm ở trung tâm hay tầng trên của cấu trúc. Tiếp theo là nhóm các NIEs và một vài nền kinh tế phát triển như Australia hay nền kinh tế mới nổi như Ấn Độ. Nhóm này nằm ở tầng giữa hay bán ngoại vi. Các nước ASEAN còn lại tuy nằm ở ngoại vi nhưng cũng có vị thế được cải thiện... Nga tuy là cường quốc lớn nhưng sự can dự kinh tế trong khu vực khá hạn chế. Nhìn chung, cấu trúc kinh tế khu vực CA-TBD là đa lĩnh vực, đa trung tâm và đa tầng.
Trong cấu trúc kinh tế khu vực CA-TBD, mẫu hình quan hệ phổ biến vẫn là hợp tác. Sự hợp tác kinh tế phát triển giữa hầu hết các nước trong vùng khiến cho mẫu hình này khá nổi trội. Mẫu hình quan hệ trong cấu trúc thương mại có điểm đáng chú ý là xu hướng gia tăng các FTA đa phương và các FTA thế hệ mới, các sáng kiến và thể chế tài chính khu vực. Tuy nhiên, sự cạnh tranh cũng có xu hướng tăng lên với điển hình là việc tranh giành quyền lực cấu trúc kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc được phản ánh rõ nhất qua chiến tranh thương mại Mỹ-Trung hiện nay. Xu hướng tập hợp lực lượng qua kinh tế cũng tăng lên, dẫn đến sự chồng chéo về thể chế và sự phân rã trong nỗ lực xây dựng hệ thống kinh tế chung khu vực. Đồng thời qua đó, tính kinh tế-chính trị của cấu trúc kinh tế khu vực CA-TBD cũng có xu hướng tăng. Mâu thuẫn kinh tế giữa các tầng của cấu trúc luôn tồn tại nhưng không quá gay gắt. Trong khi đó, luật lệ chung trong cấu trúc này do chịu ảnh hưởng của cấu trúc kinh tế thế giới nên tương đối ổn định và có hiệu lực hơn cho dù có sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc xác định lại luật chơi kinh tế. Cấu trúc phi vật chất có nhiều phương diện khác nhau như văn hoá, giá trị, bản sắc, tri thức, chuẩn mực và luật lệ... Sự phát triển của các yếu tố liên chủ quan này trên quy mô hệ thống khu vực giúp tạo ra các mẫu hình và luật lệ của cấu trúc phi vật chất, từ đó tác động tới QHQT và chính sách đối ngoại các nước. Trong bối cảnh hiện nay, ở khu vực CA-TBD, các yếu tố liên chủ quan này có xu hướng tăng lên nhờ tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài. Điều này giúp cho việc hình thành nên một cấu trúc phi vật chất ở đây. Tuy nhiên, những đặc điểm lịch sử, sự nghi kị giữa các quốc gia, đặc tính đa dạng trong văn hoá và sự cạnh tranh của các chủ thể kiến tạo chính cho cấu trúc này trong khu vực đã khiến cho các mẫu hình và luật lệ chung của cấu trúc phi vật chất khu vực CA-TBD hình thành khá khó khăn và tác động tới QHQT cũng bị hạn chế hơn so với hai cấu trúc lĩnh vực trên.
Tuy nhiên, cấu trúc này vẫn đang có sự vận động. Trong các phương diện phi vật chất, yếu tố Phương Tây chiếm ưu thế nhưng chưa đến mức áp đảo. Cũng trong các phương diện này, chuẩn mực và luật lệ có ảnh hưởng rõ ràng hơn so với các yếu tố khác. Ngoài ra, mỗi yếu tố phi vật chất tại khu vực có xu hướng và mức độ vận động không hoàn toàn giống nhau. Cấu trúc phi vật chất khu vực vẫn đang trong giai đoạn định hình và chưa ổn định song đã có những tác động nhất định đến QHQT khu vực CA-TBD.
Các cấu trúc hiện nay đều có tác động đến khu vực CA-TBD. Đối với cấu trúc an ninh - chính trị, đó là các tác động giúp gìn giữ ổn định và an ninh ở một mức độ tương đối, duy trì những mối quan hệ đồng minh song phương mang tính phòng ngừa, tạo ra cơ hội để các nước hiện thực hóa cơ chế liên kết đa phương linh hoạt, tác động đến quan hệ tam giác chiến lược Mỹ-Nga-Trung, tạo ra thách thức đối với vai trò trung tâm của ASEAN, tạo ra cuộc cạnh tranh giữa những dạng thức liên kết kiểu mới trong QHQT khu vực.
Trong khi đó, cấu trúc hợp tác kinh tế CA-TBD tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng trong khu vực, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau, góp phần hình thành mạng lưới thương mại khu vực, tạo ra tình trạng cạnh tranh bất đối xứng giữa các nền kinh tế, tạo điều kiện cho những sáng kiến hợp tác kinh tế và thương mại mới. Còn cấu trúc phi vật chất tuy không được đánh giá cao như cấu trúc chính trị-an ninh và cấu trúc kinh tế, nhưng cũng có những tác động nhất định đến tình hình khu vực. Sự hình thành những chuẩn mực và giá trị chung của cấu trúc phi vật chất đã tác động đến chính sách khu vực các nước, bản sắc quốc gia và bản sắc tập thể ảnh hưởng tới quá trình hội nhập, luật pháp quốc tế đóng vai trò nhất định trong việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ,...
Cả ba cấu trúc lĩnh vực này đều có quan hệ qua lại với nhau để tạo ra cấu trúc tổng thể khu vực và tác động của cấu trúc này tới QHQT khu vực. Trong đó, các tác động thuận từ cấu trúc tổng thể bao gồm: Góp phần duy trì sự ổn định tương đối trong QHQT khu vực; Giúp đem thêm khả năng kiểm soát các xung đột khu vực, góp phần duy trì an ninh; Đem thêm những tác động thúc đẩy thể chế hóa trong khu vực; Giúp duy trì xu hướng hợp tác như mẫu hình quan hệ phổ biến trong khu vực; Giúp duy trì tình trạng hòa bình tương đối. Trong khi đó, các tác động bất thuận bao gồm: Những nguy cơ do sự cạnh tranh quyền lực cấu trúc giữa Mỹ và Trung Quốc; Tạo ra tình trạng bất ổn định và kém an ninh trong khu vực, nhất là đối với các nước vừa và nhỏ; Duy trì sự phân tầng trong QHQT khu vực.
Triển vọng của cấu trúc khu vực CA-TBD và kiến nghị liên quan
Triển vọng cấu trúc an ninh - chính trị khu vực CA-TBD trong thời gian tới có một số điểm đáng chú ý là cấu trúc tiếp tục chịu tác động nhiều của cấu trúc toàn cầu, vai trò của nó tăng lên nhưng diễn biến sẽ phức tạp. Những vận động có ảnh hưởng nhất là trong phân bố quyền lực. Còn mẫu hình quan hệ phổ biến và luật lệ chung không có nhiều thay đổi lớn mặc dù vẫn dao động. Và cấu trúc này vẫn anh hưởng lớn đến QHQT khu vực.
Triển vọng của cấu trúc kinh tế khu vực CA-TBD là vẫn sẽ tiếp tục vận động theo chiều hướng hiện nay. Về cơ bản, các phương diện của cấu trúc kinh tế khu vực như sự phân bố quyền lực, các mẫu hình quan hệ, luật lệ chung vẫn giữ được đà tiếp tục như hiện nay. Sự cạnh tranh có tăng, động cơ chính trị có mạnh lên làm cho sự vận động của cấu trúc này phức tạp hơn nhưng xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
Cấu trúc phi vật chất khu vực CA-TBD trong thời gian tới có thể có thêm những tiến triển. Song những tiến triển này là không nhiều. Vẫn là tình trạng chồng chéo, không có định hướng chung. Nhưng nhiều khả năng các yếu tố bên ngoài sẽ in hình nhiều lên trong cấu trúc phi vật chất khu vực. Tuy nhiên, tác động của cấu trúc này đến QHQT không phải là nhiều.
Từ nay đến năm 2025, cấu trúc tổng thể khu vực CA-TBD vẫn có sự vận động nhưng tương đối chậm mà có thể nói là dao động nhiều hơn là vận động theo một đường hướng xác định. Hay nói cách khác, cấu trúc này vẫn chưa thể có những thay đổi lớn. Trung Quốc chưa đủ quyền lực và sự ủng hộ để tạo ra những thay đổi lớn trong cấu trúc. Sự phân bố quyền lực vẫn chưa có sự thay đổi đột phá. Cấu trúc này vẫn được duy trì bởi sự ủng hộ, hay chấp nhận, hay không muốn thay đổi gây mất ổn định của nhiều nước. Dù vậy, những dao động này vẫn gây ra những tác động không nhỏ tới khu vực và Việt Nam.
Cấu trúc khu vực CA-TBD tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Những cơ hội cơ bản từ cấu trúc khu vực là cơ hội hòa bình, cơ hội hợp tác và hội nhập quốc tế, cơ hội phát triển, cơ hội trong xu hướng thể chế hóa và cơ hội trong cạnh tranh quyền lực Mỹ-Trung. Những thách thức chủ yếu từ cấu trúc khu vực là môi trường khu vực không ổn định, vị thế còn khiêm tốn của Việt Nam trong cấu trúc khu vực, những thách thức từ sự tranh giành quyền lực cấu trúc giữa các cường quốc, nguy cơ tụt hậu về kinh tế và sự lệch pha về các yếu tố phi vật chất. Ngoài các thách thức trên, còn có khả năng nảy sinh những thách thức mới do không tận dụng được cơ hội. Mặc dù có không ít thách thức và các thách thức này là không nhỏ, nhưng theo chúng tôi, cơ hội vẫn lớn hơn thách thức. Trong cấu trúc khu vực CA-TBD, Việt Nam cũng có những thuận lợi và khó khăn. Thuận lợi và khó khăn ở đây chính là điểm mạnh và điểm yếu của chính Việt Nam mà có thể dùng trong quan hệ đối ngoại. Xét về những điểm mạnh và điểm yếu liên quan đến cấu trúc khu vực, Việt Nam có một số thuận lợi chính sau: Việt Nam là quốc gia có vị thế nhất định trong khu vực, Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực, Việt Nam có tiềm năng đáng kể, Việt Nam có lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, Việt Nam có sự phát triển kinh tế và là một nền kinh tế có quy mô không nhỏ, Việt Nam có sự nhất quán khá lớn trong chính sách đối ngoại với khu vực hiện thời.
Bên cạnh các thuận lợi, chúng ta còn nhiều khó khăn không nhỏ như: Việt Nam còn có những vấn đề thuộc về tư duy trong hoạch định chính sách và quản lý; Việt Nam vẫn còn lúng túng trong mô hình và chính sách phát triển kinh tế; Trình độ khoa học-công nghệ và giáo dục của Việt Nam còn hạn chế; và tồn tại những vấn đề đe dọa tình hình ổn định và khả năng phát triển của đất nước.
Trên cơ sở các nghiên cứu ở trên, đề tài đã đưa ra 12 nhóm kiến nghị và giải pháp liên quan đến cấu trúc khu vực CA-TBD. Các nhóm kiến nghị này bao gồm: 1) Cần tăng cường nghiên cứu cấu trúc và ứng dụng vào thực tiễn quan hệ đối ngoại của Việt Nam; 2) Vận dụng nghiên cứu cấu trúc sang các lĩnh vực khác thuộc về đời sống đối nội; 3) Tập trung ưu tiên phát triển kinh tế; 4) Thay đổi cơ cấu nền kinh tế trong nước; 5) Hạn chế sự phụ thuộc bất tương xứng; 6) Phân định rõ ràng mối quan hệ qua lại giữa an ninh - chính trị và kinh tế trong quan hệ đối ngoại; 7) Kiên trì chính sách hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế; 8) Khai thác các tác động bên ngoài của cấu trúc cho vấn đề an ninh truyền thống của Việt Nam; 9) Khai thác các tác động của cấu trúc cho việc hạn chế tác động tiêu cực từ cuộc tranh giành quyền lực cấu trúc khu vực giữa Mỹ và Trung Quốc; 10) Khai thác các tác động bên ngoài của cấu trúc cho vấn đề cải thiện vị thế của các nước đang phát triển; 11) Thúc đẩy các chuẩn mực, giá trị, quan niệm và bản sắc phù hợp với lợi ích an ninh và phát triển đất nước; 12) Nâng cao thực lực của đất nước để có được vị thế tốt hơn trong cấu trúc khu vực.
PV
Từ khóa » Bản đồ Châu á Thái Bình Dương
-
Bản đồ Châu Á - Thái Bình Dương
-
Châu Á–Thái Bình Dương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 9 Bản đồ Châu á - Thái Bình Dương 2022
-
Bản đồ Châu Á (Asian Map) Khổ Lớn Phóng To Năm 2022
-
Bản Đồ Châu Á Thái Bình Dương, Các Chuyến Bay Tới Châu Á ...
-
Vị Trí, Tầm Quan Trọng Của Biển Đông đối Các Nước Trong Khu Vực
-
Các Nước Lớn để Mắt đến Châu Á-Thái Bình Dương
-
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Rốt Cuộc Là Gì? - Nghiên Cứu Quốc Tế
-
Dấu ấn Viglacera Trên “bản đồ” Chất Lượng Quốc Tế Châu Á
-
Vẽ Bản đồ Phân Bố Sứa độc Khu Vực Tây Thái Bình Dương - IOC VN
-
Trả Lời Câu Hỏi Mục 1 Trang 130 SGK Địa Lí 5