Cấu Trúc Phủ định: Câu Hỏi Phủ định - Học Tiếng Anh - Tienganh123
Có thể bạn quan tâm
1. Cấu trúc
Các cấu trúc phủ định rút gọn và không rút gọn có thứ tự từ khác nhau (câu hỏi phủ định dạng không rút gọn thường mang tính chất trang trọng hơn). Trợ động từ + n't + chủ ngữ Ví dụ: Doesn't she understand? (Cô ấy không hiểu sao?) Why haven't you booked your holiday yet? (Tại sao anh vẫn chưa đặt trước kỳ nghỉ?)
Trợ động từ + chủ ngữ + not Ví dụ: Does she not understand? (Cô ta không hiểu sao?) Why have you not booked your holiday yet? (Tại sao anh vẫn chưa đặt trước kỳ nghỉ?)
Ngay cả khi không phải là trợ động từ thì have và be vẫn có vị trí giống trợ động từ. Ví dụ: Hasn't she any friends to help her? (Cô ấy không có bạn bè nào giúp đỡ sao?) Aren't you ready? (Anh chưa sẵn sàng sao?) Have they not at least a room to stay in? (Họ không có ít nhất một phòng để ở lại sao?) Is Mrs Allen not at home? (Bà Allen không có nhà sao?)
2. Hai nghĩa
Các câu hỏi phủ định có hai nghĩa khác nhau tùy vào những tình huống và ngữ cảnh liên quan. a. 'It's true that..., isn't it?"
Câu hỏi phủ định có thể khẳng định lại điều đã được tin chắc chắn. Trong trường hợp này câu trả lời thường là Yes và câu hỏi có nghĩa 'Đúng là...' Ví dụ: Didn't you go and see Helen yesterday? How is she? (Đúng là cậu đi gặp Helen hôm qua phải không? Cô ấy thế nào rồi?) (= Tôi tin rằng bạn đã đi gặp Helen hôm qua.)
Có thể dùng câu hỏi phủ định để làm giảm mức độ của những diễn đạt mang tính cá nhân. Ví dụ: Wouldn't it be better to switch the lights on? (Không phải bật đèn sẽ tốt hơn sao?)
Các câu hỏi phủ định loại này khá thông dụng trong câu cảm thán và câu hỏi tu từ. Ví dụ: Isn't it a lovely day! (Quả là một ngày đẹp trời!) She's growing up to be a lovely person. ~ Yes, isn't she! (Cô bé lớn lên thành một người thật dễ thương. ~ Thật vậy!) Isn't the answer obvious? (Không phải câu trả lời đã rõ ràng rồi à?)
b. 'It is true that...not...? Câu hỏi phủ định còn được dùng để khẳng định lại một ý phủ định, câu trả lời thường là No và câu hỏi này có nghĩa 'Đúng là...không...?'. Ví dụ: Don't you feel well? (Đúng là cậu cảm thấy không khỏe phải không?) (=Tớ có đúng khi nghĩ rằng cậu không được khỏe?) Oh dear. Can't they come this evening? (Ôi trời. Đúng là họ không thể đến tối nay phải không?)
Loại câu hỏi phủ định này để diễn đạt việc người nói ngạc nhiên về một điều gì đó không xảy ra hoặc không đang diễn ra. Ví dụ: Hasn't the postman come yet? (Người đưa thư vẫn chưa đến hả?) Didn't the alarm go off? I wonder what's wrong with it. (Chuông báo thức không kêu sao? Tôi tự hỏi không biết nó bị làm sao nữa.)
3. Yêu cầu, đề nghị, mời, phàn nàn và chỉ trích lịch sự
Những lời mời và đề nghị nài nỉ thường bắt đầu bằng Won't you...? Wouldn't you...? hay Why don't you...? Ví dụ: Won't you come in for a few minutes? (Cậu sẽ đến trong một vài phút nữa chứ?) Wouldn't you like something to drink? (Cậu có muốn uống gì không?) Why don't you come and spend the weekend with us? (Sao không tới và dành ngày cuối tuần với chúng tôi?)
Nhưng trong những trường hợp khác, chúng ta không dùng các câu hỏi phủ định để yêu cầu ai làm gì. Trường hợp này ta dùng các câu hỏi thường hoặc mệnh đề phủ định + câu hỏi đuôi. Ví dụ: Excuse me, can you help me for a moment? (câu hỏi thường, dùng để yêu cầu) (Xin lỗi, giúp tôi một chút được không?) You can't help me for a moment, can you? (mệnh đề phủ định + câu hỏi đuôi, thường dùng trong những lời đề nghị không trang trọng) (Cậu không thể giúp tớ một chút được à?)
Các câu hỏi phủ định có thể hiểu theo ý phàn nàn hay chỉ trích. Ví dụ: Can't you lend me your pen for a minute? (Cậu không thể cho tớ mượn bút được sao?) (= Cậu quá ích kỷ khi không cho tớ mượn bút.) Don't you ever listen to what I say? (Anh không thể nghe tôi nói sao?)
4. Yes và no
Khi đáp lại câu hỏi phủ định, Yes đi cùng với động từ khẳng định còn No đi cùng với động từ phủ định. Hãy so sánh: - Haven't you written to Mary? ~ Yes. (Cậu chưa viết thư cho Mary sao? ~ Rồi.) (= Tớ đã viết thư cho cô ấy rồi.) Haven't you told her about us? ~ No. (Cậu chưa nói cho cô ấy chuyện chúng ta sao? ~ Chưa.) (= Tớ chưa nói cho cô ấy chuyện chúng ta.) - Didn't the postman come this morning? ~ Yes, he did. (Người đưa thư không đến sáng nay à? ~ Có, anh ấy có đến. Didn't he bring anything for me? ~ No, he didn't. (Anh ấy không mang gì cho tớ à? ~ Không, anh ấy không mang.)
Từ khóa » Câu Hỏi Dùng để Khẳng định Phủ định
-
Đặt Câu Nghi Vấn Dùng để Phủ định, Khẳng định Và Cầu Khiến
-
Đặt Câu Hỏi để Thể Hiện Sự Khẳng định, Phủ định - Bí Quyết Xây Nhà
-
Soạn Bài Luyện Từ Và Câu: Dùng Câu Hỏi Vào Mục đích Khác - Thủ Thuật
-
Giải Tiếng Việt 4 Dùng Câu Hỏi Vào Mục đích Khác
-
Luyện Từ Và Câu: Dùng Câu Hỏi Vào Mục đích Khác - Đọc Tài Liệu
-
Câu Khẳng định - Phủ định - Nghi Vấn: Lý Thuyết & Bài Tập Thực Hành
-
Câu Khẳng định, Câu Phủ định, Câu Nghi Vấn Trong Tiếng Anh
-
Câu Hỏi Phủ định Là Gì
-
Soạn Bài: Luyện Từ Và Câu: Dùng Câu Hỏi Vào Mục đích Khác
-
Đặt Câu Hỏi Khẳng định, Phủ định - Blog Của Thư
-
Dùng Câu Hỏi Vào Mục đích Khác Trang 142 SGK Tiếng Việt 4 Tập 1
-
Đặt Một Câu Hỏi Với Tình Huống Sau :- Khẳng định - Phủ định - Hoc24
-
Tiếng Việt Lớp 4 - LUYỆN TỪ VÀ CÂU DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ...
-
Tìm Hiểu Câu Khẳng định Phủ định Nghi Vấn Trong Tiếng Anh ...