Cấu Trúc Và Chức Năng Của ARN Vận Chuyển - TaiLieu.VN
Có thể bạn quan tâm
- Toán hình lớp 9
- Ngữ văn lớp 9
- Toán lớp 6
- Toán lớp 7
- Toán lớp 8
- Sinh học lớp 7
- HOT
- FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
- LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
- CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
- FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
- CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
- CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
- LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
- FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
- TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
Chia sẻ: Bút Cam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6
Thêm vào BST Báo xấu 934 lượt xem 34 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủCấu trúc và chức năng của ARN vận chuyển Giống với mARN và các loại ARN khác trong tế bào, các phân tử ARN vận chuyển được phiên mã từ các mạch khuôn ADN. Ở sinh vật nhân thật, giống với mARN, tARN cũng được tổng hợp trong nhân tế bào rồi sau đó mới được vận chuyển ra tế bào chất và dùng cho quá trình dịch mã. ở cả tế bào vi khuẩn và sinh vật nhân thật, mỗi phân tử tARN đều có thể được dùng lặp lại nhiều lần; mỗi lần, nó nhận một axit amin đặc...
AMBIENT/ Chủ đề:- ARN vận chuyển
- di truyền phân tử
- thuật ngữ di tuyền
- gen ung thư
- di truyền học
- chuyên đề sinh học
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Đăng nhập để gửi bình luận! LưuNội dung Text: Cấu trúc và chức năng của ARN vận chuyển
- Cấu trúc và chức năng của ARN vận chuyển Giống với mARN và các loại ARN khác trong tế bào, các phân tử ARN vận chuyển được phiên mã từ các mạch khuôn ADN. Ở sinh vật nhân thật, giống với mARN, tARN cũng được tổng hợp trong nhân tế bào rồi sau đó mới được vận chuyển ra tế bào chất và dùng cho quá trình dịch mã. ở cả tế bào vi khuẩn và sinh vật nhân thật, mỗi phân tử tARN đều có thể được dùng lặp lại nhiều lần; mỗi lần, nó nhận một axit amin đặc thù tại phần bào tan (cytosol) của tế bào chất, rồi đưa đến ribosome để lắp ráp vào chuỗi polypeptit đang kéo dài; sau đó, nó rời khỏi ribosome và sẵn sàng cho một chu kỳ vận chuyển axit amin tiếp theo.
- Cấu trúc hai chiều (trên mặt phẳng). Các vùng liên kết hydro gồm 4 cặp bazơ và ba vòng có cấu trúc "thòng lọng" là đặc điểm chung của tất cả các loại tARN. Tất cả các tARN cũng giống nhau ở trình tự các bazơ ở tận cùng đầu 3' (CCA); đây là vị trí liên kết của các axit amin. Mỗi loại tARN có một bộ ba đối mã đặc trưng và một số trình tự đặc thù ở hai vòng "thòng lọng" còn lại. (Dấu hoa thị biểu diễn một số loại bazơ được biến đổi hóa học chỉ thấy có ở tARN).
- Cấu trúc của ARN vận chuyển (tARN). Các bộ ba đối mã (anticodon) trên tARN thường được viết theo chiều 3' → 5' để phù hợp với các mã bộ ba trên mARN thường được viết theo chiều 5' → 3'. Để các bazơ có thể kết cặp với nhau, giống với chuỗi xoắn kép ADN, các mạch ARN phải đối song song. Ví dụ: bộ ba đối mã 3'ưAAGư5' của tARN kết cặp với bộ ba mã hóa 5'ưUUCư3' trên mARN. Một phân tử tARN chỉ gồm một mạch đơn ARN duy nhất có chiều dài khoảng 80 nucleotit (so với hàng trăm nucleotit của phần lớn các mARN). Tuy vậy, do có các đoạn trình tự bổ sung có thể hình thành liên kết hydro với nhau trong mỗi phân tử, mạch ARN đơn duy nhất này có thể tự gập xoắn để tạo nên một phân tử có cấu hình không gian ba chiều ổn định. Nếu vẽ sự kết
- cặp giữa các đoạn nucleotit của tARN với nhau trên mặt phẳng, thì tARN có cấu trúc giống một chiếc lá gồm nhiều thùy. Trong thực tế, các phân tử tARN thường vặn và gập xoắn thành cấu trúc không gian có dạng chữ L. Một vòng thòng lọng mở ra từ một đầu chữ L mang bộ ba đối mã (anticodon); đây là bộ ba nucleotit đặc thù của tARN kết cặp bổ sung với bộ ba mã hóa (codon) tương ứng trên mARN. Từ một đầu khác của phân tử tARN dạng chữ L nhô ra đầu 3’; đây là vị trí đính kết của axit amin. Vì vậy, có thể thấy cấu trúc của tARN phù hợp với chức năng của nó. Sự dịch mã chính xác từ mARN đến protein được quyết định bởi hai quá trình đều dựa trên cơ chế nhận biết phân tử. Đầu tiên, đó là phân tử tARN liên kết với codon trên mARN nhất định phải vận chuyển tới ribosome đúng loại axit amin mà codon đó mã hóa (mà không phải bất cứ loại axit amin nào khác). Sự kết cặp chính xác giữa tARN và axit amin được quyết định bởi một họ enzym có tên là aminoacyl-tARN synthetase (Hình 17.15). Trung tâm xúc tác của mỗi loại aminoacyl-tARN synthetase chỉ phù hợp cho một sự kết cặp đặc thù giữa một loại axit amin với tARN. Có 20 loại synthetase khác nhau, mỗi loại dành cho một axit amin; mỗi enzym synthetase có thể liên kết với nhiều tARN khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin. Synthetase xúc tác sự hình thành liên kết cộng hóa trị giữa axit amin với tARN qua một phản ứng được thúc đẩy bởi sự thủy phân ATP. Phân tử aminoacyl-tARN thu được (còn được gọi là “tARN đã nạp axit amin”) lúc này rời khỏi enzym và sẵn sàng cho việc vận chuyển axit amin của nó tới vị trí chuỗi polypeptit đang kéo dài trên ribosome.
- Mỗi loại aminoacyl-tARN synthetase nối một axit amin đặc thù vào một tARN. Phản ứng nối giữa tARN với axit amin là phản ứng tiêu thụ năng
- lượng từ sự thủy phân ATP. Phân tử ATP giải phóng hai nhóm phosphate và chuyển về dạng AMP (adenosine monophosphate). Quá trình thứ hai liên quan đến sự kết cặp giữa bộ ba đối mã trên tARN với bộ ba mã hóa trên mARN. Nếu mỗi loại tARN có tính đặc thù đối với một bộ ba mã hóa trên mARN, thì sẽ có 61 loại tARN khác nhau. Tuy vậy, trong thực tế chỉ có khoảng 45 loại; điều này cho thấy một số tARN có thể liên kết vào nhiều hơn một bộ ba mã hóa. Sự bắt cặp “linh hoạt” như vậy có thể do nguyên tắc kết cặp bổ sung giữa bazơ thứ ba của bộ ba mã hóa trên mARN với bazơ tương ứng trên bộ ba đối mã của tARN là “lỏng lẻo” hơn so với các bazơ ở hai vị trí còn lại. Chẳng hạn như, bazơ U ở tận cùng đầu 5’ của một bộ ba đối mã trên tARN có thể kết cặp hoặc với A hoặc với G ở vị trí thứ ba (đầu 3’) của bộ ba mã hóa tương ứng trên mARN. Sự kết cặp “lỏng lẻo” của các bazơ ở vị trí thứ ba như vậy được gọi là tính thoái hóa của mã di truyền. Tính thoái hóa của mã di truyền giúp giải thích tại sao nhiều bộ ba đồng nghĩa (cùng mã hóa một loại axit amin) thường chỉ khác nhau ở bazơ thứ ba, mà không ở các vị trí bazơ còn lại. Ví như như, một tARN có bộ ba đối mã là 3’-UCU-5’ có thể kết cặp bazơ hoặc với bộ ba mã hóa 5’-AGA-3’ hoặc với bộ ba 5’-AGG-3’ trên phân tử mARN; điều thú vị là cả hai bộ ba này đều mã hóa cho arginine.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cấu trúc của ADN
5 p | 875 | 476
-
Cấu trúc - Cơ chế tổng hợp - Tính đặc trưng và chức năng của ADN
6 p | 751 | 329
-
Cấu trúc tế bào
53 p | 711 | 232
-
Chương 2: Cấu trúc, đặc tính, chức năng của các đại phân tử sinh học (ADN, ARN và protein)
62 p | 798 | 169
-
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THẦN KINH
12 p | 1139 | 129
-
Lý thuyết Sinh học 10
6 p | 748 | 110
-
Bài giảng: CẤU TRÚC, CHỨC NĂNG, VÀ SINH TỔNG HỢP PROTEIN
49 p | 305 | 93
-
Chuyên đề LTĐH môn Sinh học: Cấu trúc và chức năng của ADN
3 p | 356 | 70
-
Chương 4 Cấu trúc và Chức năng của các RNA
14 p | 501 | 69
-
Chuyên đề LTĐH môn Sinh học: Cấu trúc và chức năng của ARN, protein
4 p | 241 | 49
-
Cấu trúc của tế bào
10 p | 503 | 41
-
Chuyên đề LTĐH môn Sinh học: Cấu trúc và chức năng của NST
2 p | 150 | 37
-
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA GENE
24 p | 135 | 14
-
Bài tập tự luyện: Protein - Cấu trúc và chức năng
4 p | 107 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy học STEM thông qua thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học chủ đề cấu trúc và chức năng của tế bào - Sinh học 10
57 p | 20 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng hệ thống câu hỏi phân tích sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của các bộ phận trong tế bào nhân thực để phát huy tư duy logic của học sinh
23 p | 52 | 4
-
Bài giảng Sinh học 10 - Bài 4: Cacbohidrat và lipit
20 p | 82 | 3
- Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
- Không hoạt động
- Có nội dung khiêu dâm
- Có nội dung chính trị, phản động.
- Spam
- Vi phạm bản quyền.
- Nội dung không đúng tiêu đề.
- Về chúng tôi
- Quy định bảo mật
- Thỏa thuận sử dụng
- Quy chế hoạt động
- Hướng dẫn sử dụng
- Upload tài liệu
- Hỏi và đáp
- Liên hệ
- Hỗ trợ trực tuyến
- Liên hệ quảng cáo
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.
Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENTTừ khóa » Cấu Tạo Của Arn Vận Chuyển
-
Cấu Trúc Và Chức Năng Của ARN - Quảng Văn Hải
-
RNA Vận Chuyển – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của ARN
-
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ADN VÀ ARN - Flat World
-
Cấu Trúc Và Chức Năng Của ARN Vận Chuyển - Tailieuchung
-
[ĐÚNG NHẤT] Ký Hiệu Của Phân Tử ARN Vận Chuyển Là? - Top Lời Giải
-
[CHUẨN NHẤT] Nêu đặc điểm Cấu Tạo Của ARN? - Toploigiai
-
ARN Vận Chuyển - Wiki Là Gì
-
ARN Là Gì? Cấu Trúc Và Chức Năng Của ARN - Rửa Xe Tự động
-
Chức Năng Của Arn Vận Chuyển Là Gì
-
ARN Vận Chuyển - Tieng Wiki
-
Trình Bày Cấu Tạo Và Chức Năng Của ARN Câu Hỏi 153702
-
Cấu Trúc Và Chức Năng Của ARN | Diễn đàn Sinh Học Việt Nam