Cấu Trúc Và Chức Năng Của Lục Lạp - ThayTro.Net

Lục Lạp là gì?

Lục lạp là bào quan chỉ có ở tảo và thực vật, có vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lược hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ. Ở thực vật, lục lạp có trong các bộ phân xanh của cây nhưng có chủ yếu ở lá với số lượng lớn. 

Hình minh họa

cau truc cua luc lap

Cấu trúc của Lục Lạp

- Bên ngoài lục lạp được bao bởi 2 màng lipôprôtêin: màng ngoài và màng trong. Hai màng này được phân cách bởi khe gian màng. Khách với ti thể, màng trong của lục lạp trơn (không có mào). - Bên trong là chất nền (phần dịch được giới hạn bởi màng trong) có chứa: Hệ thống các grana (được cấu trúc từ hệ thống màng tilacôit xếp chồng lên nhau), trong màng tilacoit có hệ sắc tố quang hợp, các loại enzim tham gia vào dãy chuyền electron và tổng hợp ATP. Ngoài ra trong chất nền cũng có chứa ADN dạng vòng, các ARN, ribôxôm (tương tự như trong ti thể).

Hình minh họa

chuc nang cua luc lap

Chức năng của Lục Lạp

Lục lạp có chức năng quang hợp, ánh sáng mặt trời ở dạng các quang tử được hấp thụ bởi sắc tố quang hợp, các electron được giải phóng và chuyền đi qua dãy chuyền electron và ATP được tổng hợp. Lục lạp sử dụng ATP (vừa được tạo ra) và hệ enzim trong chất nền để tổng hợp cacbohidrat. Theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng hệ thống màng tilacoit của grana có nguồn gốc từ màng trong của lục lạp cũng như lục lạp được hình thành là do kết quả của sự cộng sinh của một loài vi khuẩn lam trong tế bào nhân thực Từ khóa tìm kiếm:
  • cấu trúc của lục lạp
  • chức năng của lục lạp
  • lục lạp là gì?

Từ khóa » Chức Năng Của Adn Lục Lạp