Cầu Tứ Liên - [TẤT TẦN TẬT] 2021! Thiết Kế, Tiến độ, Quy Hoạch!

Cầu Tứ Liên là cây cầu nằm tại Hà Nội được bắc qua sông Đuống và sông Hồng nối từ đường Nghi Tàm, Tây Hồ sang địa bàn xã Đông Hội, huyện Đông Anh. Cầu Tứ Liên có chiều dài vào khoảng 2,6km. Sau khi được thông xe, cầu sẽ trở thành tuyến giao thông quan trọng kết nối 2 bờ sông Hồng giúp người dân Đông Anh đi và trung tâm thành phố một cách dễ dàng, giảm tải giao thông trực tiếp cho cầu Chương Dương, Long Biên, Nhật Tân, Đông Trù. Giảm thời gian đi lại từ 40 phút xuống còn 10 phút khi đi từ Cổ Loa, Đông Hội vào trung tâm thành phố.

Độc giả hãy cùng bất động sản Đông Bắc Hà Nội tìm hiểu các thông tin mới nhất về cầu Tứ Liên nhé!

Tổng mức đầu tư của dự án xây dựng cầu Tứ Liên vào khoảng 17.000 tỷ đồng và được triển khai theo hình thức BT. Nhà nước sẽ đối ứng cho chủ đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và 4 cây cầu mới khác bắc qua sông Hồng, sông Đuống quỹ đất khoảng 835ha nằm trên địa bàn huyện Đông Anh, Gia Lâm và quận Long Biên.

Hình ảnh phối cảnh cầu Tứ Liên.

Hình ảnh phối cảnh cầu Tứ Liên.

Cụ thể hơn quỹ đất đối ứng nằm trên địa bàn huyện Đông Anh sẽ nằm ở các xã Dục Tú, Đông Hội, Xuân Canh, Mai Lâm. Quỹ đất nằm trên địa bàn huyện Gia Lâm sẽ thuộc các xã Đông Dư, Yên Viên, Yên Thường, Dương Xá, Đình Xuyên và quỹ đất nằm trên địa bàn quận Long Biên sẽ thuộc các phường Long Biên, Cự Khối.

lộ trình các cây cầu lớn mà Hà Nội sẽ làm thời gian tới.

lộ trình các cây cầu lớn mà Hà Nội sẽ làm thời gian tới.

Mới đây, các thông tin về thời gian xây dựng cầu, kiến trúc cây cầu đã được công bố trên các website thông tin đại chúng. Theo đó thời điểm dự kiến khởi công cầu Tứ Liên là vào năm 2024 ( giải phóng mặt bằng ), thời gian thi công cầu vào khoảng 42 tháng.

VỊ TRÍ, GIAO THÔNG KẾT NỐI CỦA CẦU TỨ LIÊN!

Khu vực thi công dự án cầu Tứ Liên hiện tại và điểm đầu của dự án kết nối với đường quy hoạch dọc theo đê sông Hồng, thuộc địa bàn phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thủ đô Hà Nội. Điểm cuối cùng của cầu kết nối trực tiếp với đường quy hoạch trục cầu Thượng Cát – Vĩnh Tuy – Thanh Trì và trục đường Cổ Loa – Tứ Liên – Quốc lộ 5 nằm trên địa bàn xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội, khu vực nằm ở phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội.

Vị trí giao thông của cầu Tứ Liên.

Vị trí giao thông của cầu Tứ Liên.

Trong đó, nhịp chính cầu bắc qua sông Hồng nối liền ở phía bờ Tây là địa bàn phường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội với mật độ dân cư cao dọc theo tuyến đường Nghi Tàm – Âu Cơ . Đây là trục đường có giao thông qua lại vô cùng đông đúc do là tuyến đường chính kết nối giao thông đi lại giữa khu vực cầu Nhật Tân và cầu Long Biên, Chương Dương.

Cầu Tứ Liên Bắc qua sông Hồng mang đến một lộ trình giao thông mới cho người dân đi từ Đông Anh vào Nội Thành và theo chiều ngược lại.

Cầu Tứ Liên Bắc qua sông Hồng mang đến một lộ trình giao thông mới cho người dân đi từ Đông Anh vào Nội Thành và theo chiều ngược lại.

Cầu Tứ Liên là một trong số 12 cây cầu bắc qua sông Hồng:

+ Cầu Tứ Liên. + Cầu Chương Dương.
+ Cầu Hồng Hà. + Cầu/hầm Trần Hưng Đạo.
+ Cầu Thượng Cát. + Cầu Vĩnh Tuy.
+ Cầu Thăng Long. + Cầu Thanh Trì.
+ Cầu Nhật Tân. + Cầu Ngọc Hồi.
+ Cầu Long Biên. + Cầu Mễ Sở.

Bán kính từ cầu Tứ Liên đi đến các địa điểm xung quanh:

+ Đến Hồ Tây: 2km. + Đến Hồ Gươm: 4,5km. + Đến cầu Nhật Tân: 4km. + Đến sân bay Gia Lâm: 5km. + Đến sân bay Nội Bài: 16km.

Kết nối vùng của cầu Tứ Liên.

Kết nối vùng của cầu Tứ Liên.

Định hướng về phát triển hệ thống giao thông sau khi có sự hiện diện của cầu Tứ Liên sẽ là: Tăng cường phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng nhằm đáp ứng phần lớn nhu cầu đi lại của thủ đô Hà Nội như là xe buýt nhanh, đường sắt trên cao, triển khai một số tuyến đường nhiều tầng từ vành đai 4 đi vào. Hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống giao thông vận tải của thủ đô theo từng giai đoạn. Tổ chức các phương án giao thông hài hòa tại những nút giao của dự án nhằm tối đa công năng và đẹp mắt về thẩm mỹ, kiến trúc.

Hình ảnh cầu Tứ Liên dưới ánh hoàng hôn.

Hình ảnh cầu Tứ Liên dưới ánh hoàng hôn.

Giảm ách tắc cho các lộ trình giao thông từ thủ đô Hà Nội lên các tỉnh phía Bắc, hình thành nên cửa ngõ thứ 3 từ sân bay quốc tế Nội Bài về trung tâm thành phố ( ngoài tuyến đường hiện tại là cầu Thăng Long, Nhật Tân ).

Phát triển hạ tầng, xã hội, mở rộng thủ đô Hà Nội lên phía Bắc. Giãn mật độ dân cư trong đô thị, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Hà Nội.

Lộ trình giao thông khép kín xung quanh cầu Tứ Liên.

Lộ trình giao thông khép kín xung quanh cầu Tứ Liên.

Kết nối giao thông vận tải toàn tuyến phục vụ thi công, xây dựng các công trình lớn, khu công nghiệp như là Đông Anh – Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng, Bắc Thăng Long – Vân Trì.

Phát triển toàn diện về văn hóa, du lịch cho khu vực phía Bắc thủ đô Hà Nội như là Tam Đảo, Cổ Loa, Ba Bể..

CẦU TỨ LIÊN MANG ĐẾN DIỆN MẠO MỚI CHO THỦ ĐÔ HÀ NỘI!

Hà Nội, thành phố nghìn năm tuổi là một biểu tượng văn hóa, lịch sử của Việt Nam với nhiều nét giao thoa được kết tinh từ ngàn năm văn hiến.

Thủ đô Hà Nôi có dân số vào khoảng 8,3 triệu người, là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước, là đầu mối giao thông đi lại quan trọng bậc nhất của khu vực phía Bắc ( đồng bằng sông Hồng và tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh ).

Với xu thế phát triển mạnh về 2 bên sông Hồng thì trong tương lai, Hà Nội sẽ xây dựng nhiều cầu vượt qua sông để đáp ứng lưu lượng giao thông ngày càng tăng.

Cầu Tứ Liên chạy qua bãi giữa sông Hồng kết nối thủ đô Hà Nội và huyện Đông Anh.

Cầu Tứ Liên chạy qua bãi giữa sông Hồng kết nối thủ đô Hà Nội và huyện Đông Anh.

Cầu Tứ Liên vượt sông Hồng sẽ kết nối quận Tây Hồ và Đông Anh, đây sẽ là một trong các cây cầu dài nhất bắc qua sông Hồng. Vừa thuận tiện về giao thông, vừa góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội. Ngoài ra cầu Tứ Liêm còn tô điểm cho văn hóa thủ đô. Chiều dài cầu vào khoảng 2,6km, đường nối 2 đầu cầu vào khoảng 1,2km, tổng chiều dài toàn bộ tuyến kết nối vào khoảng 4,84km. Mặt cắt của cầu có thiết kế phù hợp với tuyến đường nối 2 đầu cầu.

Cầu Tứ Liên sẽ rút ngắn khoảng cách di chuyển từ Đông Anh, Cổ Loa vào trung tâm thủ đô Hà Nội, hướng từ thành phố di chuyển ra đường quốc lộ 5, giao thông với các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc dễ dàng hơn.

Các trục đường quy hoạch mới xuống bãi giữa sông Hồng, đường quy hoạch bao quanh cầu Tứ Liên tạo nên lộ trình giao thông hiện đại và thông suốt kết nối Âu Cơ, quy hoạch mới và bãi giữa.

Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CỦA CẦU TỨ LIÊN.

Trong bối cảnh xã hội, kinh tế đang ngày càng đi lên và phát triển, nằm ở vị trí giao thông huyết mạch của thủ đô Hà Nội kết nối tới khu vực phía Đông Bắc, là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hồng trong địa phận Hà Nội. Cầu Tứ Liên mang trong mình một ý nghĩa lớn lao hơn chức năng kết nối giao thông cơ bản của một cây cầu đơn thuần.

Nắm bắt được tầm vóc và ý nghĩa lớn lao mà cầu Tứ Liên mang lại cho hiện tại và tương lai của người dân thủ đô Hà Nội, đơn vị thiết kế T.Y.Lin đã đầu tư rất nhiều tâm huyết, thời gian để nghiên cứu kỹ càng, bài bản về lịch sử, văn hóa cũng như là các phương án kỹ thuật, kinh tế để có thể đưa ra phương án thiết kế xuất sắc nhất cho đồ án xây dựng dự án cầu Tứ Liên.

Ý tưởng thiết kế cầu Tứ Liên.

Ý tưởng thiết kế cầu Tứ Liên.

Để ghi nhớ lịch sử hào hùng và lâu đời của thủ đô Hà Nội, tư vấn T.Y.Lin đã chọn phương án Thăng Long, một trong số các ý tưởng phác thảo suất sắc nhất để phát triển thiết kế thành đồ án hiện tại. Sử dụng phương án cầu dây văng tiên tiến, tạo các nhịp cầu lớn với hệ khung kết cấu thép nhẹ tạo nên sự thanh thoát về tổng thể, điểm nhấn của cầu Tứ Liên là hệ trụ được tạo hình dựa trên hình ảnh của bốn con rồng đang từ mặt nước bay vút lên trời xanh. Hình ảnh mặt đướng là hai cặp rồng giao nhau, uốn lượn kết hợp cùng hệ thống dây văng tựa như những tia nước bám trên lưng thần thú tạo nên những cảm xúc ngỡ ngàng với thôi thúc vươn cao, vươn xa trong ý nghĩ của người xem.

Góc vào thành phố từ hướng Đông Bắc.

Góc vào thành phố từ hướng Đông Bắc.

Góc ra khỏi thành phố từ hướng Tây Nam.

Góc ra khỏi thành phố từ hướng Tây Nam.

Đường dẫn của cầu tuyệt đẹp về đêm.

Đường dẫn của cầu tuyệt đẹp về đêm.

Thử tưởng tượng giữa màn trời tối đen, phía dưới ánh đèn cầu từ hai bên bờ sông tựa như dải ngân hà cùng với hệ thống ánh sáng tối tân, tấm gương tuyệt vời là mặt nước của sông Hồng, Tứ Long đột nhiên tỏa sáng với thân dài như vô tận quẫy mạnh vào mặt nước bay vút lên trời cao hơn cả trăng sao, thỏa chí vẫy vùng.

Cầu Tứ Liên tuyệt đẹp dưới ánh hoàng hôn.

Cầu Tứ Liên tuyệt đẹp dưới ánh hoàng hôn.

Phối cảnh cầu Tứ Liên nhìn từ phía xa.

Phối cảnh cầu Tứ Liên nhìn từ phía xa.

Trục đường giao thông trên cầu Tứ Liên.

Trục đường giao thông trên cầu Tứ Liên.

Chiếu sáng mỹ thuật cầu Tứ Liên vào ban đêm.

Chiếu sáng mỹ thuật cầu Tứ Liên vào ban đêm.

Cầu Tứ Liên dưới ánh sáng xanh huyền ảo.

Cầu Tứ Liên dưới ánh sáng xanh huyền ảo.

Cầu Tứ Liên dưới ánh vàng rực rỡ.

Cầu Tứ Liên dưới ánh vàng rực rỡ.

Đó là một hình ảnh tuyệt vời mang ý nghĩa sâu sắc liên kết giữa lịch sử và hiện tại, giữa kỹ thuật và văn hóa, giữa con người với tự nhiên, đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của đất nước Việt Nam.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CẦU TỨ LIÊN.

– Lối vào phía Nam: Nối từ đường Nghi Tàm đến đường đê dọc sông Hồng. – Lối vào phía Bắc: Giao của đường dẫn đến nút giao Quốc Lộ 5. – Nút giao Nghi Tàm. – Nút giao Hữu Hồng. – Nút giao bãi giữa. – Nút giao Tả Hồng. – Nút giao Quốc Lộ 5.

Sơ đồ 5 nút giao của dự án cầu Tứ Liên.

Sơ đồ 5 nút giao của dự án cầu Tứ Liên.

Tổng chiều dài cầu Tứ Liên:

Cầu Tứ Liên: 2,6km trong đó:
Nhịp chính: 1.000m.
Đường dẫn phía Nam: 1.250m.
Đường dẫn phía Bắc: 250m.
Đường dẫn và cầu vượt toàn tuyến: 4,48km.
Mặt bằng và mặt cắt cầu Tứ Liên.

Mặt bằng và mặt cắt cầu Tứ Liên.

Tiêu chuẩn kỹ thuật của cầu Tứ Liên:

Loại đường: Đường bộ.
Tốc độ thiết kế: 100km/H.
Bán kính tối thiểu: 250m.
bán kính tối thiểu không có độ cao: 2.500m
Độ dốc dọc tối đa: 5%.
Bán kính tối thiểu của đường công lồi: 3.000m.
Chiều dài của đường cong lồi: 70m.
Bán kính tối thiểu của đường cong lõm: 2.000m.
Độ cao cực đại: 8%.
Khoảng cách nhìn xa tối thiểu: 100m.

HÌNH ẢNH VỊ TRÍ, TIẾN ĐỘ THỰC TẾ CẦU TỨ LIÊN VÀ CÁC ĐỊA ĐIỂM CẦU ĐI QUA!

Dưới đây là một số các hình ảnh về vị trí, tiến độ thực tế của dự án cầu Tứ Liên và một số địa điểm mà cầu sẽ chạy qua vào một ngày tháng 6 năm 2023!

Vị trí cầu Tứ Liên đi qua đê Phương Trạch và sông Hồng.

Vị trí cầu Tứ Liên đi qua đê Phương Trạch và sông Hồng.

Cầu Tứ Liên bắc từ Nghi Tàm, Tây Hồ sang xã Đông Hội, Đông Anh.

Cầu Tứ Liên bắc từ Nghi Tàm, Tây Hồ sang xã Đông Hội, Đông Anh.

Chân cầu phía Nghi Tàm nằm gần với khách sạn Thắng Lợi.

Chân cầu phía Nghi Tàm nằm gần với khách sạn Thắng Lợi.

Khu vực chân cầu Tứ Liên phía đường Nghi Tàm.

Khu vực chân cầu Tứ Liên phía đường Nghi Tàm.

Nút giao ở chân cầu phía Hà Nội rất gần với khách sạn Thắng Lợi.

Nút giao ở chân cầu phía Hà Nội rất gần với khách sạn Thắng Lợi.

Phường Tứ Liên, khu vực mà dự án cầu Tứ Liên chạy qua.

Phường Tứ Liên, khu vực mà dự án cầu Tứ Liên chạy qua.

Cầu Tứ Liên nằm gần với cầu Chương Dương và Long Biên.

Cầu Tứ Liên nằm gần với cầu Chương Dương và Long Biên.

Cầu Tứ Liên và Đông Trù sẽ có điểm giao nhau rất gần.

Cầu Tứ Liên và Đông Trù sẽ có điểm giao nhau rất gần.

Theo quy hoạch, cũng sẽ có một cầu bắc từ Ngọc Thụy qua Đông Ngàn.

Theo quy hoạch, cũng sẽ có một cầu bắc từ Ngọc Thụy qua Đông Ngàn.

Lộ trình cây cầu bắc từ Ngọc Thụy qua Đông Ngàn.

Lộ trình cây cầu bắc từ Ngọc Thụy qua Đông Ngàn.

Đường dẫn của cầu Tứ Liên chạy thẳng đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên và cắt ngang đường Trường Sa.

Đường dẫn của cầu Tứ Liên chạy thẳng đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên và cắt ngang đường Trường Sa.

Nút giao giữa cầu Tứ Liên và đường Trường Sa.

Nút giao giữa cầu Tứ Liên và đường Trường Sa.

Cận cảnh nút giao thông cầu Tứ Liên - Trường Sa.

Cận cảnh nút giao thông cầu Tứ Liên – Trường Sa.

Cầu Tứ Liên sẽ chạy song hành với sông Ngũ Huyện Khê.

Cầu Tứ Liên sẽ chạy song hành với sông Ngũ Huyện Khê.

Nút giao thông giữa quốc lộ 3 và đường dẫn cầu Tứ Liên.

Nút giao thông giữa quốc lộ 3 và đường dẫn cầu Tứ Liên.

Trục đường kết nối cầu Tứ Liên với cao tốc Hà Nội, Thái Nguyên.

Trục đường kết nối cầu Tứ Liên với cao tốc Hà Nội, Thái Nguyên.

Trục đường nối cầu Tứ Liên với nút giao tại cao tốc Hà Nội, Thái Nguyên nằm trên địa bàn của xã Liên Hà, Đông Anh.

Trục đường nối cầu Tứ Liên với nút giao tại cao tốc Hà Nội, Thái Nguyên nằm trên địa bàn của xã Liên Hà, Đông Anh.

2 bên cầu Tứ Liên vẫn chủ yếu là đất dành cho nông nghiệp.

2 bên cầu Tứ Liên vẫn chủ yếu là đất dành cho nông nghiệp.

Hình ảnh phố Tứ Liên, nút giao thông lên cầu Tứ Liên.

Hình ảnh phố Tứ Liên, nút giao thông lên cầu Tứ Liên.

Hình ảnh khu vực quận Tây Hồ nhìn từ sông Hồng.

Hình ảnh khu vực quận Tây Hồ nhìn từ sông Hồng.

Công trình cầu Tứ Liên có tuổi thọ lên đến 100 năm.

Công trình cầu Tứ Liên có tuổi thọ lên đến 100 năm.

Thời gian thi công dự kiến trong 4 năm, bắt đầu SPMT vào quý I năm 2021.

Thời gian thi công dự kiến trong 4 năm, bắt đầu SPMT vào quý I năm 2021.

CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN HƯỞNG LỢI TỪ DỰ ÁN CẦU TỨ LIÊN:

Sau khi cầu đi vào hoạt động, lộ tình giao thông 2 đầu dễ dàng hơn thì giá trị bất động sản ở khu vực mà cầu chạy qua sẽ tăng cao. Các dự án xung quanh có lộ trình giao thông đi lại dễ dàng hơn nhờ cầu Tứ Liên cũng vì thế mà được thừa hưởng nhiều lợi thế. Dưới đây là một số dự án lớn sẽ hưởng lợi từ dự án cầu Tứ Liên.

1. Dự án Eurowindow River Park.

Dự án của chủ đầu tư Eurowindow nằm ngay ở giao cắt giữa chân cầu Đông Trù và chân cầu Tứ Liên nên sẽ là dự án được hưởng nhiều lợi thế nhất. Dự án có tổng diện tích đất vào khoảng 5ha với quy mô là 2.000 căn hộ chung cư cùng 138 lô shophouse, 65 lô biệt thự, liền kề. Tính đến tháng 6 năm 2020 dự án đã bàn giao phân khu thấp tầng cho khách hàng. Phần căn hộ chung cư đang được bàn giao từng tòa.

Dự án Eurowindow River Park.

Hình ảnh từ xa của dự án Eurowindow River Park.

Hình ảnh từ xa của dự án Eurowindow River Park.

Cận cảnh tiến độ dự án Eurowindow River Park.

Cận cảnh tiến độ dự án Eurowindow River Park.

Hiện dự án Eurowindow River Park vẫn đang được chủ đầu tư Eurowindow cùng Cen Invest chào bán ra thị trường các căn hộ cuối cùng.

2. Dự án Vinhomes Cổ Loa, khu trung tâm triển lãm quốc gia.

Dự án của chủ đầu tư Vingroup có quỹ đất vào khoảng 300ha bao trùm lên địa bàn xã Cổ Loa bao gồm cả trung tâm triển lãm quốc gia ngay chân cầu Tứ Liên. Dự án có hàng chục tòa căn hộ chung cư và hàng trăm lô liền kề, biệt thự thấp tầng mang đến môi trường sống đẳng cấp, thượng lưu cho khách hàng sống ở đây. Hiện dự án vẫn chưa được triển khai tính đến tháng 6 năm 2023.

Phối cảnh tổng thể dự án Vinhomes Cổ Loa.

Phối cảnh tổng thể dự án Vinhomes Cổ Loa.

Hình ảnh vị trí thực tế của Vinhomes Cổ Loa.

Hình ảnh vị trí thực tế của Vinhomes Cổ Loa.

Sau khi cầu Tứ Liên hình thành thì Vinhomes Cổ Loa thậm chí sẽ được đánh giá cao hơn cả Vinhomes Riverside nếu xét về vị trí.

3. Dự án AQH Riverisde.

AQH Riverside nằm tọa lạc tại tổ 18, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội. Dự án do chủ đầut ư An Quý Hưng phát triển. AQH Riverside có lợi thế về vị trí khi nằm ngay ven đê sông Đuống nên đường xá rất rộng rãi, căn hộ có thể view sông. Dự án có quy mô là 1 tòa chung cư 23 tầng cung cấp cho thị trường 378 căn hộ diện tích từ 56m2 đến 72m2 có từ 2 đến 3 phòng ngủ cùng 23 lô shophouse kinh doanh.

Dự án AQH Riverside.

Dự án AQH Riverside.

Tiến độ dự án AQH Riverside.

Tiến độ dự án AQH Riverside.

Người dân của AQH Riverside sẽ có thể đi lại dễ dàng vào trung tâm Hà Nội ( quận Tây Hồ ) trong vòng 15 phút khi đi qua cầu Đông Trù và Tứ Liên ( sau khi cầu hình thành ) mà không còn phải đi qua cầu Long Biên, Chương Dương vừa xa vừa thường xuyên ách tắc. Giá bán căn hộ tại đây cũng sẽ tăng sau khi cầu Tứ Liên đi vào hoạt động.

4. Dự án Bình Minh Garden 93 Đức Giang.

Cũng nằm trên đia bàn quận Long Biên như dự án AQH Riverside. Bình Minh Garden 93 Đức Giang cũng được thừa hưởng nhiều giá trị sau khi cầu Tứ Liên hoạt động vì cả 2 dự án đều nằm ngay chân cầu Đông Trù cách cầu Tứ Liên khoảng 5 phút đi xe.

Dự án Bình Minh Garden.

Dự án Bình Minh Garden.

Hình ảnh thực tế vị trí của Bình Minh Garden và AQH Riverside.

Hình ảnh thực tế vị trí của Bình Minh Garden và AQH Riverside.

Dự án do Cen Inves làm chủ đầu tư có quỹ đất vào khoảng trên 40.000m2 được xây dựng thành một tổ hợp khu đô thị cao cấp với 101 lô shophouse kinh doanh cùng tòa căn hộ chung cư cao cấp 25 tầng có 494 căn hộ.

5. Dự án Hà Nội Aqua Central – 44 Yên Phụ.

Đây là dự án bất động sản cao cấp nằm trong trung tâm thủ đô Hà Nội. Dự án tọa lạc tại số 44 Yên Phụ, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Nằm cách chân cầu Tứ Liên khoảng 2 phút đi xe.

Phối cảnh dự án chung cư cao cấp Hà Nội Aqua Central.

Phối cảnh dự án chung cư cao cấp Hà Nội Aqua Central.

Hà Nội Aqua Central có chủ đầu tư là công ty cổ phần tháp nước Hà Nội ( HWT ). Thiết kế bởi CPG Việt Nam. Dự án có quy mô là tòa căn hộ siêu cao cấp 21 tầng cung cấp 238 căn hộ hạng sang và căn hộ penthouse. Các căn hộ đều có diện tích rộng từ 117m2 đến 146m2 và có từ 3 đến 4 phòng ngủ.

Hiện dự án đã bàn giao nhà cho khách hàng.

6. Dự án Sun Group Quảng An 58 Tây Hồ ( tên chưa chính thức ).

Thêm một dự án siêu sang nữa nằm bên phía khu vực Quảng An, Tây Hồ hưởng lợi thế từ cầu Tứ Liên khi dự án chỉ nằm cách chân cầu khoảng 5 phút đi bộ.

Dự án nằm tọa lạc tại số 58 đường Quảng An ( đường ven hồ Tây ), có quỹ đất khoảng 3,6ha, được xây dựng bởi Coteccons, chủ đầu tư Sun Group.. Hiện dự án đang trong quá trình thi công phần móng.

Dự án siêu sang 58 Tây Hồ.

Dự án siêu sang 58 Tây Hồ.

Sau khi hình thành, chung cư 58 Tây Hồ sẽ cung cấp ra thị trường những căn hộ có giá trị lớn bậc nhất Hà Nội bởi vị trí cực đỉnh ven hồ Tây với tầm nhìn Panorama không đâu sánh bằng.

Có thể thấy, dự án triển khai xây dựng cầu Tứ Liên đã tác động đến toàn bộ nền kinh tế, xã hội giá trị bất động sản khu vực mà cầu đi qua. Tạo nên cú hích vô cùng lớn cho thị trường trong tương lai.

Xem thêm:

Tiến độ cầu Thượng Cát, hình ảnh thực tế. Tiến độ hầm/cầu Trần Hưng Đạo, hình ảnh thực tế. Tiến độ Cầu Mễ Sở, hình ảnh thực tế.

Từ khóa » Cầu Tứ Liên Hà Nội